Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài viết
Cédric Villani, thiên tài toán học bên cạnh Đức Giáo hoàng

Dáng vẻ như thi hào Musset, Cédric Villani, 43 tuổi là một trong các nhà toán học lớn nhất hiện nay. Được Giải Fields năm 2010 (cùng năm đồng giải với Giáo sư Ngô Bảo Châu), Giám đốc Học viện Toán học Henri-Poincaré, năm 2016, ông được Đức Phanxicô cử vào Học viện giáo hoàng Khoa học. Một vinh dự đối với ông, người theo thuyết bất khả tri, ông luôn quan tâm đến các vấn đề luân lý và đạo đức. Ông rất ngưỡng mộ Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Tháng 6 vừa qua, Đức Phanxicô cử ông vào Học viện giáo hoàng Khoa học. Điều này chính xác có nghĩa là gì?

Học viện này là một trong các Học viện xưa nhất thế giới, nó có từ đầu thế kỷ 17. Viện tổ chức các buổi hội thảo về các chủ đề khác nhau dùng để làm quy chiếu về mặt khoa học cho Vatican, nhưng Viện cũng đóng một vai trò rộng lớn hơn. Viện không phải là cơ quan tôn giáo, Viện độc lập với mọi tín ngưỡng, mọi người có thể vào đây. Ngược lại, các suy tư là để phục vụ cho các cuộc thảo luận về đạo đức và luân lý có tầm cở.

Cụ thể người ta làm gì ở đó?

Các buổi hội họp thường diễn ra ít nhất mỗi năm một lần ở Casina Pio IV, một cơ sở có từ thế kỷ 16 ở trong các Vườn của Vatican. Đây là một nơi đẹp vô cùng! Chúng tôi là 80 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới được Đức Giáo hoàng mời đến để suy nghĩ về những chủ đề rất chính xác và về những vấn nạn lớn của đương thời. Trong số các người Pháp thì có nhà thần kinh-tâm lý Stanislas Dehaene, nhà cổ sinh vật học Yves Coppens… Tôi ấn tượng bởi tính cách độc lập và siêu quốc gia của Viện; trên thế giới không có Viện nào theo thể thức này.

Ông nghĩ gì về Đức Phanxicô?

Tôi mê ngài. Tôi không phải là người công giáo, như thế tôi không phải tuần phục ngài, nhưng đây là một chính trị gia tạo cảm hứng nhất trong thời buổi này. Thông điệp về thay đổi khí hậu của ngài là gương mẫu cho loại này. Tôi chưa thấy một lãnh đạo đương thời nào có thể làm một tổng hợp vừa thông minh vừa quảng đại như thế. Kitô giáo là một sức mạnh kiên cố của cấu trúc Âu châu, cho những gì tốt nhất và đôi khi cũng cho những điều tệ nhất, nhưng ngôi sao của nó đã yếu đi trong thế kỷ vừa qua. Theo tôi, Đức Phanxicô là một cơ hội đáng kể để ngôi sao này rọi sáng. Tôi chưa gặp riêng ngài, dự trù mùa thu này tôi sẽ gặp, nhưng đây là người có thể làm cho tôi rụt rè e ngại.

Nhà khoa học kitô giáo nào cho ông cảm hứng?

Linh mục Mersenn thế kỷ 17. Trong thời của mình, linh mục là một trong những nhà khoa học giỏi nhất thế giới. Newton, Leibniz, Gauss, Riemann, Euler, tất cả đều là những kitô hữu rất uy tín. Còn về Einstein, ông từng nói, ôâng tin ở “Chúa của triết gia Spinoza”, nhưng ông không phải là tín hữu theo nghĩa của Giáo hội.

Khi tôi liên lạc với ông, ông đang đi dạo trên núi. Ông là nhà toán học thể thao?

Tôi đi bộ với gia đình gần Núi Trắng (Mont-Blanc). Hàng năm chúng tôi đi bộ leo núi hai tuần, mang túi đeo lưng và các dụng cụ cần thiết. Như ông biết, chúng tôi không phải là các thể thao gia lành nghề, cũng có nhiều các nhà toán học thích leo núi…

Đúng, nhưng ông là người “chân đạp đất” theo nghĩa đen. Ông không mang giày trong các buổi hội thảo, và bây giờ ông đang đi chân trần…

Có phải thoải mái hơn khi không mang giày không? Tôi thích cổi giày ra, nó nằm trong phần nghi thức.

Khoa học gia có phải là người du mục không?

Người du hành, đúng, nhưng không nhất thiếp phải du mục. Khi mình là nhà khoa học mình biết neo cắm của mình, ngược với người du mục, họ không có neo cắm. Trong thế kỷ vừa qua, rất nhiều nhà khoa học đã mất quê hương của mình. Họ thành người du mục vì hoàn cảnh, họ phải rời quê hương hàng loạt và phải bắt đầu lại từ số không. Bây giờ tình thế không còn như vậy. Nhà nghiên cứu có thể chọn ở lại Âu châu hay di cư qua Mỹ…

Ông chọn ở lại Âu châu…

Cha tôi ra đời ở Alger trong một gia đình người Ý-đảo Corse-Alsacien và Hy Lạp.

Mẹ tôi ra đời ở Oran trong một gia đình Pháp-Ý-Tây Ban Nha. Có thể vì lý do đó mà tôi dính với Âu châu. Thêm vào đó, tôi được đào tạo về mặt khoa học bắt đầu bằng những chuyến đi và hợp tác giữa Ý và Đức.

Ngoài các gốc rễ này, vì sao ông dính với cấu trúc Âu châu khi mà mọi sự như muốn chúng ta tan ra?

Tôi sẽ run lòng trong tiếng nói cho rằng Âu châu là hy vọng duy nhất của chúng ta về lâu về dài. Về mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, nhân bản. Trong chung chung, Âu châu vẫn còn một thành công quan trọng đáng kể. Về tầm quan trọng chính trị trên thế giới, hoặc là phải cố kết, hoặc chết. Trước mặt chúng ta, đó là những khối khổng lồ. Có một vài khối đã có mặt, có một vài khối đang trồi lên không phải là không đáng sợ.

Ông nghĩ suy tư khoa học có thể mang đến một cái gì cho cuộc thảo luận này không?

Với tổ chức Europa Nova mà tôi là phó giám đốc, chúng tôi thấy có những nhà khoa học được quần chúng mến mộ. Trong ý kiến chung, khoa học thường đi theo một truyền thống lâu dài, một môi trường quốc tế, một sự nghiệp dựa trên các nguyên tắc chung chung là bất vụ lợi. Hình ảnh này khá “hồng hồng” nhưng là đúng. Chọn sự nghiệp khoa học là chứng tỏ, đầu tiên hết, là chọn không phải vì tiền bạc, địa vị cao hay chính trị. Đó là người dốc toàn tâm toàn trí vào sứ mạng của họ, như các đan sĩ trong đan viện của họ.

Ông yêu toán học từ lúc nào?

Nó đến từ từ. Cũng ngạc nhiên khi nhìn lại, vì tôi không bao giờ thấy cái gì là độc đáo, là đặc biệt. Dù sao thì ai cũng học toán ở trường. Không phải như khi tôi nói tôi mê mấy con macmốt, những con vật ngủ sâu mùa đông. Đây không phải là một chủ đề mình học ở trường và sẽ đi ra khỏi cái bình thường. Sự thật, nếu khi sáu tuổi, người ta hỏi tôi thích làm nghề gì sau này, tôi sẽ trả lời tôi thích đi săn mấy con khủng long. Cuối cùng tôi không theo… nghề này. Nhưng năm ngoái, khi tôi đến thăm một viện bảo tàng khoa học rất lớn ở đại học Missouri, Mỹ; ông viện trưởng là một người phi thường, ông người In-điên Cherokee, ông đưa tôi cầm một đốt khổng lồ chưa bao giờ tìm thấy của một bộ xương khủng long. Tôi đã liếm đốt xương này! Ông biết, các nhà cổ sinh vật học liếm xương để biết chắc đây là xương đã hóa thạch. Nó để lại một cảm giác đặc biệt ở đầu lưỡi, như một cái gì chích chích.

Ông thấy cái gì đẹp trong ngành này?

Đó là những chuyện bất ngờ mình gặp. Phải có đầu óc sáng tạo và cảm hứng mới làm nhà toán học. Cảm hứng này có thể đến bất cứ lúc nào, lúc uống trà, lúc thức dậy buổi sáng, đó là điều làm cho nghề này huyền bí. Đó là sự ngạc nhiên của chuyện trừu tượng giải thích cho thế giới. Mình để cho nó ru…

Dù vậy các nhà toán học cũng có khả năng sáng tạo thế giới ảo: trò chơi video, các khóa học Thị trường chứng khoán, các thăm dò bầu cử… Có phải đó là mặt trái nguy hiểm không?

Toán học, đó là khoa học của thế giới ảo, của trừu tượng, của những gì không có trụ đỡ. Đó là khoa học của những mối dây lôgic, khoa học vua của thế giới số, của những cấu trúc và những tiến trình. Vậy thì đúng, nó phục vụ cho các nhà tài chánh, các thảo trình viên video, các chính trị gia, nhưng bạn dạy lớp luân lý cho ai? Cho người thợ rèn mài dao hay cho người lính đâm kẻ thù? Nhân viên ngân hàng hay nhà toán học, ai là người cần đến lớp nghĩa vụ luận nhất?

Như vậy là bình thường nếu khoa học gia luôn bị sự khám phá của mình vượt quá mình?

Đó là một phần của số phận nhân loại. Nhà khoa học gia hành động vì hiếu kỳ, vì đam mê, vì bất vụ lợi và chính xã hội phải cẩn thận khi dùng thành quả của sự khám phá này. Toán học là một khoa học của khái niệm và suy luận, nó là bổ sung. Đạo đức, nó thuộc về thế giới con người.

Trước khi muốn giải thích sự sống, phải để huyền bí của sự sống xâm nhập.

Trong quyển sách hoạt hình của ông, Những người mơ mộng viễn vông do Baudoin minh họa (Les Rêveurs lunaires), ông cùng đi với bốn thiên tài của thế kỷ trước, vượt quá bởi Thế chiến Thứ nhì…

Trong cuộc chiến này, các nhà toán học đã đóng một vai trò then chốt. Rất hiếm khi các nhà toán học làm việc trên một tuyến. Chung chung, họ gặp nhau lúc đầu và sức nặng của trách nhiệm đè lên vào cuối tuyến. Trong cuộc xung đột toàn cầu này, không có các nhà toán học, đường đi của Lịch sử sẽ có thể khác một cách tận căn. Một vài nhân vật trong quyển sách này đóng một vai trò nền tảng, một vài nhân vật khác hoàn toàn thất bại.

Mỗi người có một vị thế khác nhau: Heisenberg là kitô hữu, Turing vô thần, Szilard giao động trong truyền thống Do Thái và Dowding là nhà thần nghiệm… Làm sao ông định nghĩa được họ?

Trên nguyên tắc, tôi là người theo thuyết bất khả tri. Có nghĩa là người từ chối không đặt câu hỏi về Thượng Đế. Không phải vì sợ, nhưng vì nguyên tắc, bởi vì tin chắc tôi sẽ không có một câu trả lời nào chắc chắn. Nếu tôi không có câu trả lời chắc chắn thì tôi không đặt câu hỏi.

Dù vậy, trong tiến trình khoa học, một sự đi tìm trong nội tâm có đóng vai trò nào không?

Theo thống kê, các nhà toán học là các nhà khoa học tin nhiều nhất, trong khi các nhà sinh lý học thì ít hơn. Đương nhiên nhà toán học thuộc về hệ thống của các luật. Nhưng đó là một niềm tin theo nghĩa rộng hơn là nghĩa thần thánh. Tôi nghĩ thế giới là thế giới toán học. Một vài đồng nghiệp của tôi xem đầu óc của chúng ta sáng chế ra tiếp cận này, một tiếp cận giúp giải mã cái thực tế. Tôi, tôi nghĩ khả năng giải thích của toán học là phổ quát, nó chỉ bị giới hạn bởi não bộ của chúng ta.

Nó không làm chóng mặt khi tính toán cái vô tận?

Người ta không tính toán cái vô tận! Người ta dùng nó. Tất cả đề tài rất sợ nếu chúng tôi quyết định không nhìn trên bề mặt. Thật chóng mặt, đúng, và người ta nhanh chóng học được, dù mình làm gì đi nữa, mình cũng chỉ kiểm được một phần rất nhỏ bộ môn mà mình đã chọn. Toán học chỉ là một khoa học trong các khoa học khác, và các khoa học chỉ là một phần của hiểu biết. Nhưng ông thấy đó, toán học cực mạnh: Newton viết trên một tờ giấy vài phương trình mà các phương trình này có thể tiên đoán được chuyển động của một hành tinh, xa chúng ta hàng triệu triệu cây số.

Vậy thì vì sao toán học là có tiếng xấu như vậy? Người ta thường hay nói: «Biết căn bậc hai của bốn là hai để làm cái gì»?

Chẳng cần để biết cái đó làm gì. Học toán là học để lập luận. Chính bản thân định lý Pythagore chẳng để làm gì. Nhưng đó là cố gắng để chứng minh, biết nó được chứng minh như thế nào: và đó là điều hữu ích. Nếu không người ta cũng có thể hỏi: chạy 100 mét dưới mười giây để làm gì hay biết địa lý Phi Châu để làm gì?

Làm sao có được sở thích học toán?

Người ta đặt cho tôi câu hỏi này mỗi ngày! Nhưng tôi không biết gì. Cũng một giáo sư dạy toán, nhưng với người này thì làm cho họ thích học toán, với người kia thì không. Khi tôi còn nhỏ, tôi đọc tiểu sử các nhà toán học trong những quyển sách cha tôi mua ở chợ trời. Tôi khuyến khích nên đọc quyển sách của nữ toán gia Rôzsa Peter người Hung trong những năm 1930, bà viết quyển sách Trò chơi với vô tận (Jeux avec l’infini). Chưa ai giới thiệu lịch sử toán học hay như vậy ở cấp tiểu học và trung học.

Ông có hai con tuổi 13 và 15. Cách chúng nhìn thế giới có làm cho ông đi ra khỏi khuôn khổ của ông không?

Quan sát chúng là một nguồn cảm hứng tuyệt diệu và ngay từ ngày đầu của một đứa bé là đã lạ lùng. Nhìn khuôn mặt đứa bé thiu thiu ngủ trong tay mình rồi dần dần đi vào giấc ngủ say, nó làm cho chúng ta thay đổi cách nghĩ về bộ óc con người. Khi quan sát đứa con trai còn nhỏ của tôi, tôi thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc rèn luyện bước đầu. Chẳng hạn, từ lâu nó chỉ cười với người lạ, không bao giờ cười với cha mẹ. Một buổi sáng, khi thức dậy, nó nhìn chúng tôi và toét miệng cười; thật bất ngờ nên tôi ghi lại ngày tháng. Trong đêm đã có một sự tiến triển. Người ta biết sự phát triển não bộ qua từng bậc, cái nhìn thay đổi tất cả.

Ông kinh ngạc về sự huyền bí của sự sống?

Toàn cả vũ trụ, đó là điều kỳ diệu nhất. Giấc mơ của mọi toán học gia là tìm được bài toán giải thích sự sống. Nhưng trước khi muốn giải thích nó, phải để sự huyền bí của nó xâm chiếm mình.

Người ta cho ông là người ngớ ngẩn?

Có thể vào một thời nào đó, nó là như vậy. Nhưng tôi nghĩ bây giờ người ta cho tôi là một người nghiêm túc. Đã bảy năm nay, tôi là Giám đốc Học viện Toán học Henri-Poincaré. Ở địa vị này, tôi có hơn 20 triệu ơrô để nghiên cứu toán học, nối kết với hàng chục đối tác trong lãnh vực kỷ nghệ, được hàng chục hãng mời đi diễn thuyết hay cố vấn về mặt khoa học… Bề ngoài của tôi có thể làm họ ngạc nhiên lúc đầu, nhưng không lâu.

Đúng là ông có phong thái khác người, phong thái này từ đâu ông có?

Từ lâu tôi là đứa con trai rụt rè, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, khi nào cũng mặc quần nhung sọc. Tôi thay đổi khi vào lớp chuẩn bị đại học và nhất là ở Trường Cao đẳng  Sư Phạm. Đối với tôi, giai đoạn này là giai đoạn mở ra với văn hóa. Xem phim, đi nghe nhạc, gặp gỡ… Tôi cảm thấy có một nhu cầu không cưỡng lại được là phải có một phong thái. Một ngày nọ khi đi xe điện ngầm, tôi đứng trước quảng cáo loại áo sơ-mi phồng phồng. Và đó là khởi đầu cho việc khám phá phong thái mới của tôi: sơ-mi có khăn đeo, nơ bươm bướm, sau đó là ca-vát, khăn quàng cổ như bây giờ. Đừng hỏi tôi phong cách này ảnh hưởng trên tâm lý của tôi như thế nào: tôi không biết gì hết, tôi chỉ thấy qua đó, tôi tìm thấy một phần của chính con người tôi.

 

cedric-villani-a-liberte-algeriecom-partie-i-37de0

 

Ông vừa xuất bản một khảo luận với một nhà soạn nhạc người gốc Ba Lan Karol Beffa. Ông có là nhạc sĩ không?

Tôi có học dương cầm mười năm và tôi có một căn bản rất vững về văn hóa nhạc cổ điển. Nếu âm nhạc là bộ môn nghệ thuật được các nhà toán học yêu chuộng – cũng như đi bộ vùng núi là môn thể thao yêu thích của họ – sự liên hệ của tôi với các nhạc sĩ đúng hơn là đi tìm khía cạnh của cảm hứng, các trường phái suy nghĩ… Chính trong tình anh em trong việc đi tìm sáng tạo mà Karol và tôi bàn thảo với nhau một cách phóng khoáng. Tôi tìm được nơi các nhà soạn nhạc mà tôi yêu thích của thế kỷ 20 như Sergueï Prokofiev, Philip Glass, John Adams cùng một nghĩa của sự hài hòa và sáng tạo. Đó là những nguyên tắc làm linh hoạt cho sự đi tìm của tôi.

Tiểu sử ngắn

1973 Sinh ra ở Naissance à Brive-la-Gaillarde

1992 Học Trường Cao đẳng Sư Phạm (École normale supérieure)

1994 Thạc sĩ toán

2010 Được Giải Fields

2013 Vào Viện Pháp Quốc

Tháng 6-2016 Thành viên Học viện giáo hoàng Khoa học

Những người mơ mộng viễn vông (Les rêveurs lunaires, Gallimard-Grasset (4- 2015.) Cédric Villani vẽ chân dung bốn nhân vật ảnh hưởng đến Thế Chiến Thứ Hai.

Định lý Sống (Théorème Vivant) Grasset (8- 2012.) Cédric Villani kể tiến trình chậm và hỗn độn của một định lý mới đã làm cho ông được Giải Fields năm 2010.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Xin mời các bạn đọc thêm các bài về Giáo sư toán học Cédric Villani trên các trang mạng sau. Tháng 8 năm 2015, ông đã đến Việt Nam để có những buổi hội thảo với Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Gặp gỡ Ngôi sao Toán học Ngô Bảo Châu và Cédric Villani – Truyền lửa trong Giáo dục và Cuộc sống
http://vanabroad.com/gap-go-ngoi-sao-toan-hoc-ngo-bao-chau-va-cedric-villani-truyen-lua-trong-giao-duc-va-cuoc-song/
Gặp gỡ Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu và Cedric Villani
http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/gap-go-giao-su-toan-hoc-ngo-bao-chau-va-cedric-villani-20150825160328642.htm
Gặp gỡ với Giáo sư Cédric Villani và Giáo sư Ngô Bảo Châu
http://www.ambafrance-vn.org/Gap-go-voi-Giao-su-Cedric-Villani-va-Ngo-Bao-Chau
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi trưởng thành từ sự tự ái
Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: