Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài viết
Câu chuyện của Gabriele Lonardi, bác sĩ của thổ dân da đỏ
Để có thể đến với bệnh nhân bác sĩ Gabriele Lonardi phải mất từ mười lăm đến hai mươi ngày. Tất cả phụ thuộc vào tình hình mực nước của các con sông. Trước hết ông đến Manaus bằng máy bay, sau đó năm ngày đi thuyền đến Lábrea và ít nhất 11 ngày khác đến Suruwahá. Gabriele Lonardi, một bác sĩ chuyên khoa các bệnh nhiệt đới đã chọn vùng đất này công việc của mình.

GabrieleLonardi.jpg

Thầy thuốc cho người thổ dân da đỏ

Ở Brazil, khi giáo phận Vitória, thủ đô của Espírito Santo sát nhập với Lábrea bác sĩ Gabriele Lonardi chuyển đến đó và hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người da đỏ. Trong nhiều năm, Lonardi đã thực hiện những chuyến đi kéo dài nhiều tháng, ở những vùng đất xa xôi và khó tiếp cận, để chăm sóc sức khỏe cho thổ dân.


Khi được hỏi tại sao lại làm điều đó. Ông trả lời không chút do dự: "Bởi vì người do đỏ là người, giống như chúng ta, họ là con cái của Thiên Chúa, họ cũng có quyền được khỏe mạnh và nếu cuộc sống gần như vô tình đưa tôi tới họ, với tư cách là một bác sĩ tôi có nhiệm vụ chăm sóc họ. Và họ xứng đáng được ngưỡng mộ vì đã có khả năng tìm mọi cách để tồn tại ở Amazzonia, đó là chiến thắng của thiên nhiên, một vùng đất huy hoàng, nhưng cũng rất khắc nghiệt".


Lonardi nói chỉ có người do đỏ mới thích nghi với môi trường khắc nghiệt này. Cuộc sống ở đây thật là khốn khổ, dường như tất cả mọi thứ đều là kẻ thù của con người. Thật vậy, người dân ở đây phải nỗ lực hết sức để sống còn. Tiềm năng nông nghiệp rất thất, nền kinh kế nghèo nàn. Họ chỉ có thể sinh sống qua việc săn bắn, sản phẩm duy nhất họ thu hoạch được từ đất là khoai mì, loại khoai này hàm lượng dinh dưỡng rất thấp.


Ông chia sẻ: “Để tiếp xúc với người thổ dân không dễ bởi vì với những kinh nghiệm trong quá khứ, họ phải đấu tranh với những người xa lạ để bảo vệ đất đai của mình cho nên họ tìm mọi cách để phòng ngừa và bảo vệ những gì là của họ. Tôi có thể vào các làng của Suruwahá, một trong những nhóm nhỏ nhất, chỉ được nhìn nhận một vài năm trước, gọi là maloche, nhà tập thể, mỗi nhà là một làng. Tôi có thể vào chỉ vì tôi đã cứu được một người bị rắn cắn. Kể từ đó, họ đón tiếp tôi như một người của họ, và khi tôi đến với họ, sau ít nhất mười ngày đi thuyền trên những con sông ngoài Lábrea, tôi sống với họ, ngủ trên võng”.


Nơi đây có các bệnh nhiệt đới tồi tệ nhất, như sốt rét, lao, thiếu máu trầm trọng do ký sinh trùng đường ruột. Bệnh sinh sôi nảy nở, đôi khi phát triển không thể dự đoán được do thiếu vệ sinh, thiếu thuốc và bệnh viện.


Đặc biệt sốt rét là một tai họa. Người ta đã chẩn đoán bảy nghìn trường hợp chỉ trong năm tháng đầu năm nay trong một khu vực dân cư khoảng 40.000 người. Trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ở đây không dễ. Họ không biết mình bao nhiêu tuổi vì thiếu ý thức về thời gian, và cũng không thể nói mình tên gì bởi vì mọi sự không có từ cá nhân, tất cả là của chung, tập thể.


Chọn Amazonia là quê hương

Với điều kiện sống khắc nghiệt như thế nhưng khi được hỏi tại sao lại tiếp tục đến đây? Lonardi trả lời: “Bởi vì tôi là một bác sĩ, và ở đây có một nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân là bao la không thể tưởng tượng nỗi. Bởi vì từ Amazzonia tôi học được nhiều hơn tại một trường đại học y khoa. Và cũng bởi vì những người này, những người dường như điều kiện sống thấp nhất của nhân loại, có những giá trị không bao giờ ngừng làm tôi ngạc nhiên, đó là tình liên đới, ý thức cộng đồng, lòng biết ơn đối với những người làm điều gì đó cho họ, bất chấp sự khủng bố của người lạ, người nước ngoài. Họ không có gì và không ước muốn bất cứ điều gì. Và sau cùng họ không có khả năng tự vệ, vô hại, họ không làm tổn thương bất cứ ai trong khi mọi người, bắt đầu từ thiên nhiên, luôn làm tổn thương họ. Họ chỉ muốn sống như họ đã luôn luôn sống, hay đúng hơn, để tồn tại. Và tôi cố gắng giúp họ. Khi tôi ngủ trong nhà tập thể của họ, được bao phủ từ màn chống muỗi của tôi, đôi khi tôi nghĩ rằng tôi có thể là một chuyên gia giàu có và sống trong một biệt thự xinh đẹp trên những ngọn đồi của Verona. Nhưng tôi không hối tiếc, tin tôi đi. Ở đây tôi cảm thấy thực sự hữu ích, cho người khác và cho bản thân mình».


Và Lonardi kết luận: “Tôi vô cùng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về việc triệu tập Thượng hội đồng Giáo mục cho vùng Amazzonia. Cuối cùng thì vùng đất này đã được thế giới chú ý đến. Năm tới những người da đỏ bất hạnh, bị lãng quên, bị đối xử không xứng với phẩm giá của con người, sẽ được đặt ở vị trí trung tâm của thế giới”.

Ngọc Yến

(VaticanNews 24.10.2018)

Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: