Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Bài viết
CHỦ ĐỀ I - Suy Niệm 15: TRONG THÁNH LỄ PHẢI GIẢNG ĐÚNG LUẬT
SUY NIỆM 15
 TRONG THÁNH LỄ PHẢI GIẢNG ĐÚNG LUẬT
Đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh hiểu cách cụ thể là mỗi ngày Chúa trực tiếp nói với ta khi Hội Thánh cử hành Phụng Vụ (x Dt 1,1-2). Thực vậy, trong mỗi Thánh Lễ, Hội Thánh đã trích những Bài từ Thánh Kinh cho ta đọc, và mỗi ngày người Công Giáo tìm được Lời hằng sống được rút ra từ các Bài đọc đó. Luật Hội Thánh buộc tất cả các nhà thờ Công Giáo trên khắp thế giới phải làm như vậy mới sống Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công. Khác hẳn với anh em Tin Lành, Nhà Thờ của mỗi giáo phái vị Mục sư tự chọn bài Kinh Thánh theo ý mình để chia sẻ. Vì vậy người giảng trong Thánh Lễ phải giảng đúng Luật :
-        Hiến Chế Phụng Vụ số 24 dạy : “Trong việc cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, Hội Thánh trích từ Thánh Kinh NHỮNG BÀI ĐỂ ĐỌC, NHỮNG BÀI ĐỂ DẪN GIẢI TRONG BÀI GIẢNG, để xúc tiến việc canh tân phát triển và thích ứng Phụng Vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh”
-     Hiến Chế Phụng Vụ số 52 dạy : “Bài giảng phải căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày CÁC MẦU NHIỆM ĐỨC TIN VÀ NHỮNG QUY TẮC CHO ĐỜI SỐNG KITÔ GIÁO trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ”.
        Rõ ràng Hội Thánh không dạy lấy một Bài đọc trong Thánh Lễ để giảng, mà phải dựa vào các Bài đọc để rút ra các mầu nhiệm Đức Tin và Quy Tắc cho đời sống Kitô giáo, thì không thể cố định trong thời gian 10 hay 15 phút, vì có những Bài đọc rất phong phú, dồi dào về mầu nhiệm Đức Tin và Quy Tắc sống Đạo, thì phải dành nhiều thời giờ hơn. Ví như ăn tiệc, tiệc nào có nhiều món thì phải ngồi lâu hơn. Rất tiếc, anh em Tin Lành đến Nhà Thờ nghe Lời Chúa hơn cả tiếng đồng hồ mà không ai kêu ca. Trong khi người Công Giáo đã xác tín rằng đến Nhà Thờ nghe giảng là được trực tiếp nghe Chúa Giêsu (x Dt 1, 1-2).Thế mà ngày nay phần lớn giáo dân  không chấp nhận giảng nhiều điều như Chúa Giêsu (x Mc 6,34).
Giảng nhiều điều cụ thể như làm cho người nghe nhận biết Kinh Thánh có bốn ý nghĩa (x GL Roma số 115-119):
-        Nghĩa văn tự dạy về biến cố.
-        Nghĩa ẩn dụ dạy điều phải tin.
-        Nghĩa luân lý dạy điều phải làm.
-        Nghĩa dẫn đường dạy điều phải vươn tới.
Ví dụ : Khi cắt nghĩa về trình thuật Hóa Bánh :
Nghĩa văn tự dạy về biến cố” : phải giảng cho người nghe nhận biết Đức Giêsu là Đấng toàn năng và rất mực yêu thương, Ngài chỉ cần dùng 5 chiếc bánh và 2 con cái nuôi một đoàn lũ dân đông vô kể, ai cũng ăn no và còn dư 12 thúng.
Nghĩa ẩn dụ dạy điều phải tin” : trình thuật Hóa Bánh là dấu chỉ về Bí tích Thánh Thể  buộc mọi người phải tin.
Nghĩa luân lý dạy điều phải làm” : Chúa muốn mọi người phải cộng tác với Ngài để chăm sóc đồng loại, như các Tông Đồ đang lúc thiếu ăn mà phải nhường bánh và cá cho dân, như thế là đặt nhu cầu đồng loại trước nhu cầu của bản thân.
Nghĩa dẫn đường dạy điều phải vươn tới” : mọi người Công Giáo phải sống như các Tông Đồ để cộng tác với Chúa Giêsu làm hoàn hảo Hy Tế Ngài thiết lập,có thế mới vươn tới Thiên Đàng.
        “Sự hòa hợp sâu xa của bốn nghĩa này đem lại cho việc đọc Thánh Kinh cách sống động trong Hội Thánh tất cả sự phong phú của nó. Các nhà chú giải có nhiệm vụ dựa theo những quy tắc đó mà cố gắng hiểu thấu mà trình bày ý nghĩa Thánh Kinh cách sâu sắc hơn”  
Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: