Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài viết
CHỦ ĐỀ I - Suy Niệm 2: KHÔN NGOAN BỞI LỜI CHÚA
SUY NIỆM 2
KHÔN NGOAN BỞI LỜI CHÚA
F Dnl 4,6 : Lời Chúa anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh. Khi được nghe tất cả những Thánh Chỉ đó, họ sẽ nói : “Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là dân khôn ngoan và thông minh”.
Ta biết tư tưởng xuất ra lời nói dẫn đến việc làm. Tư tưởng tốt xuất ra lời khôn ngoan,hướng dẫn làm việc thiện. Vậy chỉ có Lời Chúa mới thực là tư tưởng tốt hướng lòng người về điều thiện hảo, làm cho miệng lưỡi con người thốt ra lời khôn ngoan, hướng dẫn mọi hành động được làm trong Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan, toàn năng, toàn thiện. Ai nghe và thực hành Lời Chúa, chắc chắn người ấy được mọi người thán phục, ngưỡng mộ và yêu mến.
F Kn 13,1a : Hết thảy những ai không nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất là những kẻ ngu đần.
Ngu đến nỗi tôn thờ các loài thụ tạo, và tin tưởng, trông cậy, cầu khẩn chúng như một vị thần, mà không biết tôn thờ, trông cậy, tin tưởng, phó thác tuyệt đối Đấng sáng tạo nên muôn vật kỳ diệu. Ngài mới là Thần Tối Cao, là Thiên Chúa duy nhất mọi người phải tôn thờ. Nhất là từ nguồn sung mãn của Chúa Giêsu, tất cả chúng ta đã được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. (Ga 1,16).
F Kn 1,5 : Lời Chúa là Thầy dạy dỗ, luôn tránh thói lọc lừa, rời xa những lý luận ngu dốt và ghê tởm những chuyện bất công.
Vì “chỉ ngang qua Luật, tôi mới biết mình có tội” (Rm 7,7 – Bản dịch NTT). Thánh Giacôbê nói : “Lời Chúa là tấm gương soi mặt linh hồn” (Gc 1,23).
Phương thế xa lánh tội lỗi hữu hiệu nhất là thuộc nhiều Lời Chúa. Đức Hồng y Newmann nói : “Tôi đọc Thánh Kinh để biết tôi phải làm gì, tôi đọc báo để biết người ta đang làm gì”.
F Kn 6,17 : Khởi điểm đích thực đạt tới Đức Khôn Ngoan là thật lòng ham muốn học hỏi. Chăm lo học hỏi là yêu mến Đức Khôn Ngoan.
Đức Khôn Ngoan chính là Thiên Chúa, ai muốn được hiệp thông với sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì phải ham muốn học hỏi và tìm hiểu Lời Chúa.
Thánh Tôma Tiến sĩ nói : “Người trí thức có ba việc phải làm : học điều mình tin ; hiểu điều mình yêu ; và mến việc mình làm”.
Đức Khổng nói : “Biết mà học, không bằng ham mà học ; ham mà học không bằng yêu mà học”.
Triết gia Kierkegaard nói :  “Thiên Chúa chúc phúc cho con người không phải chỉ khi nào nó gặp được Ngài, mà ngay khi nó cất bước đi tìm kiếm Ngài”.
  Đức Giám mục Bossuet nói:
      Tin Mừng là Cơ Thể thứ hai của Chúa Giêsu. Cơ thể này ai cũng được gặp gỡ, tâm sự được, dù kẻ ấy là dân ngoại hay người có Đạo ; người lành hay kẻ ác. Vì thế, lời rao giảng đầu tiên của Đức Giêsu, Ngài không nói “hãy tin vào tôi”, mà nói hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
      Cơ Thể thứ hai của Chúa Giêsu quan trọng hơn Cơ Thể xác thịt của Ngài khi còn trong kiếp phàm nhân, vì Cơ Thể thứ nhất trong xác phàm chỉ hiện diện trên trái đất 33 năm, và còn bị sự ác tấn công, bị giết chết, dù ba ngày sau thân xác được phục sinh, được thần hóa, nhưng không phải hết thảy mọi người được đón nhận, trừ những người Công Giáo không nán lại trong tội trọng. Chính vì thế Đức Giêsu nói : “Thần Khí mới làm cho sống, xác thịt không sinh ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống” (Ga 6,63). 
Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: