Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Tin tức
Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm: tranh luận vẫn còn tiếp diễn sau 10 năm

Thông tin mới có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quyết định của Đức Bênêđictô XVI

Kỷ niệm 10 năm Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, ngày 11 tháng 2 năm 2013 – trôi qua không ai chú ý -, mọi người đã chú ý nhiều đến ngài khi ngài qua đời ngày 31 tháng 12-2022. Nhưng ngày kỷ niệm từ nhiệm 28 tháng 2 khi có thêm thông tin mới là dịp để chúng ta xem lại quyết định của ngài.

Trong lần kỷ niệm thứ năm vào năm 2018, tôi đã viết chưa từng có ai từ chức giáo hoàng trong bối cảnh thanh thản như vậy, rằng lập trường mặc định phải có cái gì sai khi ngài làm như vậy, và gánh nặng tranh luận đặt lên vai những người cân nhắc đó là điều đúng đắn để làm.

Chính ngài đã lập luận rõ ràng về tính hợp lệ của việc từ nhiệm  nhưng lại không thuyết phục được về tính đúng đắn của quyết định. Tôi đã đưa ra lập luận đó ở đây.

Kể từ ngày kỷ niệm lần thứ năm, thông tin mới có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quyết định của ngài.

Giáo hoàng Phanxicô không đồng ý

Khi Đức Bênêđictô còn sống, Đức Phanxicô luôn nói tốt về quyết định này. Nhưng ngay sau khi Đức Bênêđictô XVI qua đời, ngài nói chức vị giáo hoàng là “suốt đời” và thấy “không có lý do gì” làm cho nó phải khác đi:

“Đức Bênêđictô XVI đã can đảm làm điều đó vì ngài không cảm thấy thoải mái để tiếp tục vì lý do sức khỏe. Còn tôi, hiện nay tôi không có điều này trong chương trình nghị sự của tôi. Tôi nghĩ sứ vụ của giáo hoàng là suốt đời ad vitam. Tôi thấy không có lý do nào phải nên như vậy. Chúng ta hãy nghĩ chức vụ của các tổ phụ cao cả luôn suốt đời! Và truyền thống lịch sử là quan trọng.

Làm sao để dung hòa câu trả lời gần đây với những tuyên bố trước đây của ngài? Rất nhiều lời tuyên bố trước đây ngài đã ca ngợi quyết định này. Có vẻ như Đức Phanxicô nghĩ rằng Đức Bênêđictô XVI đã chân thành, khiêm tốn và can đảm khi đưa ra quyết định, nhưng quyết định đó về bản chất là sai lầm. Để tỏ ra nhân từ, ngài đã chọn nhấn mạnh điều đầu tiên khi Bênêđictô còn sống và điều sau khi Đức Bênêđictô qua đời.

Hai giáo hoàng thường xuyên gặp nhau và thảo luận nhiều chuyện với nhau. Từ những bình luận công khai của Đức Phanxicô, thật hợp lý khi phỏng đoán rằng họ đã thảo luận liệu việc từ nhiệm của Đức Bênêđictô có tạo ra một thực tế mới trong Giáo hội, giống như tuổi nghỉ hưu của các giám mục cách đây nửa thế kỷ hay không. Đức Phanxicô dường như cởi mở với khả năng này. Nhưng có vẻ như, cuối cùng, ngài vẫn không bị thuyết phục.

Cái chết sắp đến?

Năm 2021, thư ký riêng của Đức Bênêđictô, tổng giám mục  Georg Gänswein nói rằng ngài chỉ mong sống thêm vài tháng sau khi từ nhiệm.

Tổng giám mục phát biểu tại một hội nghị ở Áo: “Khi ngài từ chức vào mùa xuân năm 2013, dường như với ngài và với tôi – tôi có thể thú nhận điều này ở đây – rằng ngài chỉ còn vài tháng nữa để sống, chứ không phải tám năm.”

Nếu đúng, điều này sẽ làm cho việc từ nhiệm dễ dàng được chấp nhận. Tại sao lại tạo một gián đoạn với truyền thống chỉ trong vài tháng để thoát khỏi chức vụ giáo hoàng? Trước đây, Giáo hội đã nhiều lần xoay sở với các giáo hoàng suy yếu trong thời gian dài hơn nhiều lần so với vài tháng.

Trên thực tế, Đức Bênêđictô XVI sống thời gian hưu nhiều hơn thời gian tại vị. Nếu ngài hối hận về quyết định của mình, thì với tuổi thọ bất ngờ của ngài, ngài sẽ không bao giờ công khai bất kỳ dấu hiệu nào về chuyện này.

Mệt mỏi sau chuyến bay dài, mất ngủ và Ngày Thế Giới Trẻ

Trong một quyển sách phỏng vấn sau khi từ nhiệm, Đức Bênêđictô XVI giải thích, sau chuyến đi Cuba và Mexico năm 2012, ngài nhận ra ngài không thể đi những chuyến bay xuyên đại dương được nữa, bác sĩ khuyên ngài không nên đi vì mệt mỏi sau chuyến bay dài (jetlag).

Vì các chuyến đi của giáo hoàng là không bắt buộc, và tình trạng lệch múi giờ có thể được giải quyết bằng các biện pháp ít quyết liệt hơn là từ nhiệm, lời giải thích của Đức Bênêđictô vẫn chưa đủ.

Thông tin mới tiết lộ gần đây giúp giải thích, vấn đề jetlag quan trọng hơn là những gì chúng ta đã biết trước đây.

Vào cuối tháng 1 năm 2023, nhà báo Peter Seewald, người đối thoại lâu năm và là người viết tiểu sử của Đức Bênêđictô tiết lộ, trong một lá thư tháng 10 năm 2022, cố giáo hoàng đã nói với ông, “lý do chính” của việc ngài từ nhiệm là chứng mất ngủ kinh niên, làm ngài phải uống thuốc ngủ từ năm 2005.

Trong một chuyến đi tháng 3 năm 2012, ngài bị té và khi tỉnh dậy ngài thấy mình bị chảy máu ở đầu. Có vẻ như ngài đã té khi ngủ, hoặc ít nhất là không hoàn toàn tỉnh táo.

Tiết lộ của ông Seewald có thể giải thích lý do vì sao ngài nhấn mạnh nhiều đến những chuyến đi quốc tế khi giải thích về việc từ nhiệm. Một người bị chứng mất ngủ kinh niên sẽ phụ thuộc  vào thuốc ngủ mạnh nhiều hơn trong các chuyến đi dài với sự cách biệt múi giờ. Nếu loại thuốc đó làm cho ngài bị té thì những chuyện đi dài giờ như vậy là không nên. Và nếu những chuyến đi như vậy được cho là cần thiết với chức vụ giáo hoàng, thì viễn cảnh từ nhiệm sẽ nảy ra.

Trước khi có tiết lộ về chứng mất ngủ do nhà báo Seewald đưa ra, lời giải thích về chuyến đi của Đức Bênêđictô XVI dường như không tương xứng. Chứng mất ngủ cũng giải thích cho tình trạng kiệt sức ngày càng tăng, đến mức việc tiếp tục tại vị thành khó khăn. Thêm nữa, Đức Phanxicô đã làm đủ tốt, ngài đã hoàn thành một thông điệp tuyệt vời về đức tin trước khi từ nhiệm (Đức Phanxicô đã ban hành vào tháng 7 năm 2013).

Vì vậy, vào dịp kỷ niệm 10 năm chuyến đi trực thăng ngoạn mục từ Vatican đi Castel Gandolfo, bây giờ chúng ta biết nhiều hơn về việc ngài từ nhiệm so với năm 2013, nhưng vẫn còn phải chứng thực về tính đúng đắn của quyết định này. Giống như Đức Phanxicô, nhiều người chưa hoàn toàn được thuyết phục.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Chứng mất ngủ đã là “lý do chính” để Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm

Lên đầu trang