Cha Giuse Trần Sỹ Tín rửa tội cho người Jarai trong dịp Phục sinh tháng Tư năm 2016.
Ảnh: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế
Cha
Giuse Trần Sỹ Tín, người đã dành cả cuộc đời để truyền giáo ở Giáo phận
Kontum (phía tây-trung Việt Nam) giữa bộ tộc người Jarai. Vị linh mục
thuộc Dòng Chúa Cứu Thế này đã sống trong khu vực này kể từ năm 1969, và
có gần 50 năm đồng hành cùng với người dân địa phương trong cuộc hành
trình đức tin của họ.
Một
vài ngày trước đây, cha Giuse đã gặp các linh mục, tu sĩ và giáo dân
trong giáo phận, và ngài đã nói về câu chuyện sứ mạng truyền giáo của
mình.
Lần đầu tiên vào năm 1960, Đức Cha Paul Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã mời các linh mục đến làm việc trong giáo phận.
Ngôi
làng đầu tiên mà cha Giuse Trần Sỹ Tín đến (settled) Pleikly. Cùng với
ba linh mục Dòng Chúa Cứu Thế khác, ngài đã thành lập “Nhóm Ra Đi”, với
mục đích là “bước ra bên ngoài” để sống với người dân tộc thiểu số,
những người chưa biết Chúa Giêsu.
Cha
Giuse cho biết “Khi chúng tôi đến Pleikly,” “chúng tôi không có nhà để ở
và không biết bất cứ ai trong làng. Chúng tôi bắt đầu học tiếng Jarai
và đi thăm các gia đình để làm quen. Chúng tôi ăn với họ và thực hành
ngôn ngữ với họ.”
Khi
đến vụ thu hoạch, ”chúng tôi hỏi xin dân làng nếu có thể cho chúng tôi
đi vào và làm việc trên đồng cùng với họ. Thỉnh thoảng, chúng tôi ăn
trưa cùng nhau trên ruộng lúa. Vào buổi tối, chúng tôi trở về nhà với họ
và thường ăn tối cùng nhau.”
Sau
một thời gian làm việc cùng nhau, vào một đêm vị trưởng làng mới lần
đầu tiên thổ lổ. Cha kể lại: “Khi chúng tôi ăn tối bên đống lửa, ông nói
với chúng tôi rằng:” Chúng tôi đã được nhiều người chăm sóc trong nhiều
năm qua, quan tâm đến thực phẩm, quần áo và nhà ở. Nhưng không có ai đã
từng nói về phần linh hồn, về thiện và ác, về hạnh phúc. Bạn cần phải
cho chúng tôi biết những điều này.'”
Những
năm 1970 là thời gian khó khăn nhất trong sứ mạng truyền giáo của cha
Giuse, bởi chiến tranh đã lan đến các ngôi làng ở Kontum. Năm 1971, vị
linh mục cùng với các bạn đồng hành bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt. Họ
được điều đến gần biên giới với Campuchia, ở đó cha sống với những người
nghèo mắc bệnh sốt rét.
Sau
khi chiến tranh kết thúc (1975), các linh mục nghĩ rằng sẽ không còn ai
theo Kitô giáo. Tuy nhiên đến năm 1988, nhiều người dân tộc thiểu số
bắt đầu được rửa tội.
Đến năm 2000, cha Giuse đã rửa tội cho gần 1.000 người dân ở miền núi, chủ yếu là người dân tộc Jarai.
Những
tín hữu Công giáo mới này, đã không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên
bởi chính sách hạn chế đi lại khỏi làng do nhà cầm quyền cộng sản áp
đặt. Tuy nhiên đến năm 2005, người Công giáo đã hiện diện tại hơn 90
làng.
Cha
Giuse cũng chia sẻ, sứ mạng truyền giáo của ngài phụ thuộc rất nhiều
vào giáo dân, vai trò của họ có vai trò rất quan trọng, nếu thiếu họ thì
sẽ không có sự truyền giáo đích thực.
Thật
vậy, chính các tín hữu tự rao giảng Tin Mừng ở khắp mọi nơi, và chấp
nhận những nguy hiểm mà điều này đưa đến. Qua nhiều năm, cha Tín đã đào
tạo nhiều nhóm nhỏ giáo dân để họ tham gia việc truyền giáo.
Cha
Giuse hiện là cha sở của giáo xứ Pleichuét, nơi có 1.400 tín hữu Công
giáo. Dòng Chúa Cứu Thế hiện cũng đang điều hành các trung tâm truyền
giáo khác tại Cheoreo Tolui và Pleichuét, Pleikly, cùng với các giáo xứ
khác, có tổng cộng hơn 24.000 người Công giáo.
(Cát Pretty, nhathothaiha.net 29.09.2016/ asianews)