Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Nghe Nhạc Thánh Ca trên điện thoại android
Tin tức
Lễ rửa tội “không chắc” của Mikhail Gorbachev

Trong suốt cuộc đời, cựu tổng thống Mikhail Gorbachev luôn nói mình là người vô thần. Tuy nhiên, ít ai biết nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, người luôn tôn trọng tất cả các tôn giáo, thực sự đã nhận phép rửa tội theo nghi thức chính thống giáo.

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô qua đời ngày thứ ba 30 tháng 8, thọ 91 tuổi, sau một thời gian dài bị bệnh nặng. Trong suốt cuộc đời, ông luôn tuyên bố mình là người vô thần nhưng ông đã rửa tội theo nghi thức chính thống giáo. Ông sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931 tại Privolnọe, cha mẹ là người của nông trường tập thể, kolkhoz, ông bà Sergei Gorbachev và Maria Pantelẹevna, cả hai đều theo cộng sản. Ông ngoại Pantelei Yefimovich Gopkalo cũng là người cộng sản và đứng đầu một nông trường tập thể. Trong gia đình chỉ có bà ngoại Vasilisa Lukyanovnase là người có lòng đạo, bà không bao giờ theo tư tưởng cộng sản. Vì thế bà là nguồn gốc lễ rửa tội bí mật của người sẽ nhận giải Nobel Hòa bình trong tương lai. Lễ rửa tội đã làm cậu bé đổi tên. Khi sinh ra, cha mẹ đặt tên là Victor. Một cái tên mà ông chỉ có trong hai tuần.

Trong một phỏng vấn năm 2011 với nhà báo Dmitry Gordon, người quảng bá “perestroika” đã kể lại chi tiết này: “Tôi được đưa đến làng Letnitskoye gần đó (nay thuộc vùng Rostov), nơi có một nhà thờ. Khi ông nội của tôi Andrei được hỏi ‘Chúng ta sẽ đặt tên cháu là gì? Mikhail.’ Mọi thứ đã được quyết định như thế. Cha mẹ tôi không có tiếng nói trong việc này.” Một giai thoại khác, được báo La Vie tường thuật, mô tả lễ rửa tội này diễn ra trong một hoàn cảnh buồn cười: lễ được cử hành “trước tượng Đức Trinh Nữ… được che bằng bức chân dung to lớn của Lênin để đánh lừa cảnh sát!”. Kể từ đó, cuộc sống chung giữa hai thế giới này chưa bao giờ gây sốc cho Mikhail Gorbachev, như ông đã tâm sự nhiều lần với các phương tiện truyền thông Nga, trong ngôi nhà của ông bà ông, các bức tượng luôn bên cạnh… chân dung của Lênin và Stalin.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Lên đầu trang