Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài viết
Một linh mục giải cứu “Binh nhì Ryan”

Aleteia – Religión en Libertad | 08-9-2017

 

Trong số những người lính đổ bộ vào sau chiến tuyến Đức ở Normandy vào ngày 06-6-1944, có cha tuyên úy huyền thoại của quân lực Mỹ, Francis L. Sampson (1912-1996).

 

Sau đó một ngày, chính cha (chứ không phải nhân vật được Tom Hanks thủ vai trong phim ‘Giải cứu Binh nhì Ryan’) đã được chỉ huy truyền lệnh đi tìm Fritz Niland, binh nhì Ryan trong đời thật, người đã mất cả ba người anh em trong ngày đổ bộ Normandi.

 

Cha Sampson, đã nhảy dù xuống Normandi. Việc đầu tiên cha làm khi hạ cánh là cuống cuồng tìm bộ đồ làm lễ mà cha bị rơi mất khi hạ cánh. Thật khó khi phải tìm kiếm trong bóng tối, giữa làn lửa đạn và bom mìn, nhưng cha đã tìm được.

 

Tất nhiên, vấn đề của cha chưa dừng lại ở đó. Cùng hôm đó, khi chăm sóc cho vài người bị thương ở một nông trại, cha chạm trán hai lính Đức. Họ định bắn cha, nhưng rồi một người lính thứ ba xuất hiện cứu cha, sau khi trình chỉ huy thấy huy hiệu cha mang trên cổ, và thuyết phục rằng không được giết một linh mục.

 

“Ngày hôm đó tôi đã chứng kiến tính toàn thể của Giáo hội,” cha Sam viết lại trong hồi ký, khi cha được cứu mạng nhờ một người anh em Công giáo “bên phía địch.”

 

Vài ngày sau, cha Sam cử hành thánh lễ với một nhóm các y tá trên nền một nhà thờ đã bị đánh bom sập hoàn toàn. Chỉ còn lại hai bức tường, nhưng tượng thánh giá và tượng thánh Phêrô vẫn nguyên vẹn.  Ai cũng xem đó là phép lạ.

 

Trước đống hoang tàn, cha Sam đã giảng về những bức bách trong chiến tranh:

 

Hình ảnh những người Galilee trên thập giá luôn luôn khơi dậy tình yêu hơn là thù hận. Nero tìm cách biến thập giá thành hình ảnh căm thù bằng cách treo các Kitô hữu lên đó, trút thịnh nộ tàn bạo lên họ, và dùng những thập giá thiêu sống này thắp sáng thành Roma. Julian Bội giáo đã nói rằng ông ta sẽ làm cho thế giới quên đi Con Người trên thập giá, nhưng trong cơn hấp hối ông phải thừa nhận rằng, “Người đã chiến thắng, người Galilee.”

 

Cộng sản cấm sự hiện diện của thập giá vì họ sợ quyền năng của thập giá đe dọa những cơ cấu ma quỷ của họ. Hitler cố gắng thay thế Chúa Giêsu trên thập giá bằng một hình chữ thập ngoặc xấu xí. Người ta viện đến hững lời công kích, các triết gia, bạo lực và đủ mọi loại âm mưu xấu xa để cố hạ bệ Chúa Kitô khỏi thập giá và loại thập giá khỏi giáo hội. Nhưng dù cho thế nào đi nữa, như quả bom rơi xuống nhà thờ này, họ chỉ thành công một việc là làm thập giá đứng vững và vươn cao hơn trong lòng tin mãnh liệt của anh chị em.

 

Hình ảnh thập giá chúng ta yêu mến ngày càng lớn lên một phần là do sự hận thù kinh khủng của những con người ác tâm này. Mỗi một người chúng ta có một hình ảnh thiêng liêng ghi khắc trong tâm hồn. Như nhà thờ, chúng ta cũng là Đền thờ của Thiên Chúa. Và dù cho bom đạn, bi kịch, công kích có giằng xé chúng ta đến đâu đi nữa, thì hình ảnh Đấng Chịu Đóng Đinh vẫn ở trong ta, miễn là ta mong muốn Ngài. Dưới chân thập giá này, chúng ta hãy cùng làm mới lời thề của phép rửa tội.

 

Hãy hứa luôn mãi bảo vệ hình ảnh Chúa trong tim mình.

 

Sau đó, cha Sampson bị lính Đức bắt giam sáu tháng. Khi được thả, cha đã trở lại tiền tuyến cùng đội Không vận 101 huyền thoại. Quyển sách Ngày Dài Nhất [The Longest Day] của Cornelius Ryan xuất bản năm 1959, kể lại cuộc đổ bộ Normandy, đã nói nhiều về cha.

 

Và cha còn phục vụ ở Triều Tiên, rồi dù đã vào tuổi nghỉ hưu, cha vẫn được bổ nhiệm làm trưởng tuyên úy quân đội Mỹ vào năm 1967.

 

 J.B. Thái Hòa chuyển dịch

 

Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: