Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài viết
ĐHY Coccopalmerio: Khi nào những người ly dị có thể được lãnh nhận các bí tích?
Một trong những tài liệu quan trọng nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô là Tông Huấn, nói về gia đình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành một trong những chương đề cập về cách liên kết những người đã ly dị và tái hôn vào đời sống của Giáo Hội. Mặc dù nhiều người chỉ đơn giản làm suy giảm ý nghĩa thông điệp “Giáo hội có thể cho phép hiệp thông trong một số trường hợp,” nhưng đó không phải là ý định của ngài.
 

Card_Francesco_Coccopalmerio.jpg

Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngày 18 tháng Hai, năm 2016:

“Tôi biết những người Công Giáo tái hôn, trong năm, chỉ đi nhà thờ một hoặc hai lần: ‘Tôi muốn được nhận sự hiệp thông,” y như thể sự hiệp thông là một lời khen ngợi. Đó là vấn đề hội nhập ... những cánh cửa tất cả đều mở, nhưng không thể chỉ nói: Từ giờ trở đi ‘họ có thể hiệp thông.’ Điều này cũng làm tổn thương những đôi vợ chồng, bởi lẽ nó sẽ không giúp họ trên con đường hội nhập.”

Đức Hồng y Coccopalmerio đã viết một cuốn sách ngắn bàn về Chương 8 của Amoris Laetitia. Nội dung cuốn sách đề cập đến cách mà những người đã ly hôn muốn sống theo đức tin của mình có thể được Giáo Hội giúp đỡ.

 

Đức Hồng y Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Pháp lý:

“Tôi tự nói với chính mình, cũng như nói với những người khác, hãy đọc văn bản và cố gắng hiểu nó và viết nó càng đơn giản càng tốt. Chương 8 là chương rất phức tạp vì nó bao hàm rất nhiều điều sâu sắc khó hiểu. Cần phải đọc nó trong một trạng thái thoải mái để liên kết các phần với nhau theo cách sao cho văn bản có thể được hiểu rõ ràng hơn.”

 

Trong cuốn sách của mình, ngài đã đưa ra cách tính đến những người Công giáo đã ly dị và tái hôn, gợi ý rằng mỗi giáo phận có một linh mục hoặc giám mục có thể tiếp xúc trao đổi với các cặp vợ chồng này và đưa ra quyết định dựa trên từng trường hợp.

 

Đức Hồng y Francesco Coccopalmerio:

“Đó là cơ hội để linh mục có thể yêu cầu Giáo phận kết hợp với một văn phòng được thiết lập đặc biệt cho các trường hợp khó khăn, như trường hợp đã sống vì những hoàn cảnh đặc biệt liên quan đến đám cưới, khi linh mục phải chỉ bảo hay cho phép. Cách này, đồng cấp có thể làm được điều này: linh mục trình bày hoàn cảnh, rồi giám mục đưa ra ý kiến ​​của mình, và sau đó linh mục nói với các tín hữu những gì họ phải làm trong hoàn cảnh này mà họ phải tự tìm.”

 

Đức hồng y nói rằng đối thoại trong nội bộ Giáo Hội là hữu ích và cần thiết để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những tội nhân để cải thiện và ăn năn, sám hối, và có thể một ngày nào đó trở lại với các bí tích.

 

Đức Hồng y Francesco Coccopalmerio:

“Khi có một người nhận ra rằng mình đang trong tình huống không bình thường, và anh ta muốn thay đổi hoàn cảnh đó, nhưng anh ta không thể, bởi những lý do đặc biệt, nó có thể tác hại đến người khác. Không ai có thể nói, ‘Bây giờ, tôi quyết định với sự phán xét của riêng tôi để đi đến với các bí tích.’ Họ phải trình những điều kiện của họ cho các nhà chức trách thuộc Giáo hội, những vị mục tử.”

 

Chính vì lý do này, ngài hy vọng cuộc đối thoại giữa các cặp vợ chồng và các linh mục kết hợp với cuốn sách ngắn gọn, nhưng chi tiết của ngài về Amoris Laetitia có thể giúp mọi người nhận thức và đánh giá cao những gì mà Giáo hội dạy.

 

(Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn,
thanhlinh.net 11.03.2017



Lên đầu trang
Các bài khác cùng chủ đề: