BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC
: Xh 32,15-24.30-34
15 Ngày ấy, ông Mô-sê từ núi trở xuống,
tay cầm hai tấm bia Chứng Ước ; những bia ấy có viết cả hai mặt, mặt trước cũng
như mặt sau. 16 Những bia ấy là do Thiên Chúa
làm ra, chữ là chữ của Thiên Chúa, khắc trên các bia.
17 Ông Giô-suê nghe tiếng
dân reo hò, thì nói với ông Mô-sê : “Có tiếng giao tranh trong trại !” 18 Nhưng ông Mô-sê nói : “Tôi nghe không phải tiếng
ca chiến thắng,không phải lời than bại trận mà là tiếng ca đối đáp !”
19 Vậy khi đến gần trại,
ông thấy con bê và những bọn người đang nhảy múa. Ông Mô-sê nổi cơn thịnh nộ :
Ông ném các tấm bia đang cầm trong tay và đập vỡ dưới chân núi. 20 Ông lấy con bê họ đã làm, đốt đi, tán nhuyễn
ra, rắc lên mặt nước, rồi bắt con cái Ít-ra-en uống.
21 Ông Mô-sê bảo ông
A-ha-ron : “Dân này đã làm gì ông mà ông đưa họ tới chỗ phạm một tội lớn như thế
?” 22 Ông A-ha-ron nói : “Xin ngài chớ bừng bừng
nổi giận ; chính ngài biết : dân này có khuynh hướng xấu. 23
Họ nói với tôi : Xin ông làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu
chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Mô-sê này,
là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập. 24 Tôi
nói với họ : Ai có vàng ? Họ đã gỡ đồ vàng đeo tai và đưa cho tôi ; tôi ném vào
lửa, và đã ra con bê này.”
30 Ngày hôm sau, ông
Mô-sê nói với dân : “Anh em đã phạm một tội lớn, nhưng giờ đây tôi sắp lên gặp
ĐỨC CHÚA ; may ra tôi sẽ xin được Người xá tội cho anh em.” 31
Ông Mô-sê trở lại với ĐỨC CHÚA và thưa : “Than ôi, dân này đã phạm một
tội lớn ! Họ đã làm cho mình một tượng thần bằng vàng ! 32
Nhưng giờ đây, ước gì Ngài miễn chấp tội họ ! Bằng không, thì xin
Ngài xoá tên con khỏi cuốn sách Ngài đã viết.” 33 ĐỨC
CHÚA phán với ông Mô-sê : “Kẻ nào phạm tội làm mất lòng Ta, Ta sẽ xoá tên nó khỏi
cuốn sách của Ta. 34 Bây giờ, ngươi hãy đi,
đưa dân tới nơi Ta đã chỉ cho ngươi. Này thiên sứ của Ta sẽ đi trước mặt ngươi
; nhưng đến ngày Ta trừng phạt, Ta sẽ trừng phạt chúng vì tội đã phạm.”
ĐÁP CA
: Tv 105
Đ. Hãy
tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ. (c
1a)
19
Tại
Khô-rếp, họ đúc một con bê, rồi phủ phục tôn thờ tượng đó. 20
Họ đổi Chúa vinh quang lấy hình bò ăn cỏ.
21
Họ
quên Thiên Chúa là Vị Cứu Tinh từng làm việc lớn lao bên miền Ai-cập, 22 việc diệu kỳ trong cõi đất Kham, việc khiếp
kinh giữa lòng Biển Đỏ.
23
Chúa
tính chuyện sẽ tiêu diệt họ, nếu người Chúa chọn là Mô-sê chẳng đem thân cản lối,
ở ngay trước mặt Người,hầu ngăn cơn thịnh nộ, kẻo Chúa diệt trừ dân.
BÀI GIẢNG
CHÂN DUNG VÀ SỨ MỆNH NGƯỜI CÔNG GIÁO
Đức
Giêsu dùng hai hình ảnh “hạt cải gieo trong ruộng” và “men vùi vào ba đấu bột”
để diễn tả chân dung và sứ mệnh của Ngài, của Hội Thánh, cũng là của mỗi người
Công Giáo. Nói tắt là để diễn tả mầu nhiệm Nước Thiên Chúa.
I. CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU NHỎ BÉ VÌ NGÀI TỰ HIẾN CẢ THÂN
XÁC, CẢ DANH DỰ, VÌ YÊU LOÀI NGƯỜI.
Đức Giêsu
tự trở nên nhỏ bé như hạt cải và khiêm tốn ẩn mình như men trong bột, trong
tinh thần tự hiến vì yêu loài người. Chúng ta cứ chiêm ngưỡng Ngài trong ngày
Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài chấp nhận nhỏ bé vì thân xác bị bóc lột và danh dự bị
chà đạp:
1. Đức Giêsu nhỏ bé vì thân xác Ngài bị
bóc lột.
- Không còn mảnh vải
che thân, vì bị lính Roma lột hết.
- Không còn miệng để loan báo Tin Mừng,
vì bị các đầy tớ của thượng tế vả đến “phù mỏ” (x Ga 18,22).
- Không còn khối óc để nghĩ kế cứu
loài người tội lỗi, vì đầu Ngài bị vòng gai nhọn ghim chặt thay thế cho vương
miện.
- Không còn đôi chân bước đến phục vụ
người đau khổ, vì bị đinh đóng chặt vào cây gỗ.
- Không còn đôi tay để ban phát muôn
ơn cho con người, vì bị đinh đóng thủng.
- Không còn trái tim để yêu thương cả
bạn lẫn thù, vì bị chúng đâm thủng, nước và máu trong tim tuôn ra hết.
2. Đức Giêsu nhỏ bé vì danh dự Ngài bị chà đạp.
Người
ta giết Đức Giêsu chỉ vì họ liệt Ngài vào loại người :
-
Kẻ
bị họ hàng kết án là khùng điên (x Mc 3,21).
-
Kẻ
lạc đạo như quân Samari bị quỷ ám (x Ga 8,48).
-
Kẻ
lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa (x Mt 26,65).
3- Nhất là Thân Thể Mầu
Nhiệm Chúa Kitô là Hội Thánh, tội lỗi còn nhen lên nơi những người Đức Giêsu đã
mua chuộc bằng giá Máu Ngài.
Tội
không chỉ xảy ra nơi cá nhân mà còn cả trong cơ cấu phẩm trật Hội Thánh :
a- Tội lỗi,
Satan, vẫn còn tấn công người Chúa tuyển chọn.
- Ông
Phaolô thú nhận tội lỗi của mình với giáo đoàn Roma : “ Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi.
Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi
muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm
7,18-19).
-
Ông cũng thú nhận tội lỗi với giáo đoàn Côrinthô : “Để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được,
thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến
vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. Đã ba
lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi :
“Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự
yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức
mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi” (2Cr 12,7-9).
Chúa cho phép Satan tấn công người Chúa chọn như thế, vì
“Thiên Chúa đã dồn mọi người hết thảy vào
đàng bất tuân, ngõ hầu Người dủ lòng thương hết mọi người” (Rm 11,32), để “danh ngươi được ban cho từ Thiên Chúa “vinh
quang của lòng thương xót” (Br 5,4).
b- Tội lỗi còn
nảy sinh ngay trong cơ cấu phẩm trật của Hội Thánh, khốn nạn nhất là suốt 39 năm
(1378 – 1417), có đến ba Hồng y tranh ngôi Giáo hoàng, một ở Pháp lấy Avignon
làm thủ đô Hội Thánh, một ở Bỉ lấy Pisa làm thủ đô, một lấy Roma làm Thánh đô
Giáo Hội. Bởi thế Hiến Chế Hội Thánh số 8 nói về sự khiêm tốn của Hội Thánh
Chúa Kitô : “Hội Thánh tuy thánh thiện vì
Chúa Kitô là Đầu, nhưng Hội Thánh còn ôm ấp những tội nhân trong lòng, nên luôn
phải sám hối và canh tân”.
Vì tất cả những tội lỗi của loài người làm cho Đức Giêsu
cũng như Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài trở nên nhỏ bé là nguyên nhân người ta giết
Đức Giêsu. Ông Nicôđêmô từ ngày được thụ giáo với Đức Giêsu (x Ga 3), ông luôn
tìm cách bênh vực Ngài trước mặt các Thượng tế và Biệt phái muốn giết Ngài, ông
nói : “Há Luật của chúng ta lại lên án
người nào trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì ?”(Ga 7,51). Vì
ông đã đặt hy vọng vào Ngài cứu Israel
thoát ách thống trị đế quốc Roma. Thế mà Ngài đã bị giết, làm ông vỡ mộng, ông
đến xin ông Philatô lãnh “xác hạt giống” này đem chôn vào lòng đất (x Ga
19,39). Ngờ đâu ông Nicôđêmô an táng Đức Giêsu chính là chôn niềm tin của ông
vào lòng đất, thì chỉ ba ngày sau “Hạt
Giống” ấy chỗi dậy đến thổi hơi vào các môn đệ và ban Thánh Thần cho (x Cv
2 ; Ga 20,22). Thế là các ông được biến đổi thành những mảnh đất mầu mỡ thích hợp
để gieo hạt giống Lời Chúa mọc lên và phát triển cho muôn dân được nương nhờ,
dù trước đó Đức Giêsu đã xếp các ông vào loại đất tồi tệ : đường đi, sỏi đá, bụi
gai, không thể làm cho hạt giống mọc lên được (x Mt 13,18-23). Vậy “hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ” (Tv
105/104,1a : ĐC năm lẻ).
Thế
mà xưa kia dân Do Thái lại bỏ Thiên Chúa mà thờ bê vàng do chúng đúc ra. “Ông Môsê khi từ trên núi đi xuống, trên tay
cầm hai tấm bia Chứng Ước, ông thấy con bê và những người đang nhảy múa. Ông nổi
cơn thịnh nộ : ông ném các tấm bia đang cầm trong tay và đập vỡ dưới chân núi,
ông lấy con bê họ đã làm đốt đi, tán nhuyễn ra, rắc lên mặt nước,rồi bắt con
cái Israel phải uống, rồi ông Môsê trở lại với Chúa và thưa : “Than ôi dân này
đã phạm một tội lớn! Họ đã làm cho mình một tượng thần bằng vàng! Nhưng bây giờ,
ước gì Ngài miễn chấp tội họ, bằng không thì xin Ngài xóa tên con khỏi Cuốn
Sách Ngài đã viết”. Nhưng Chúa phán : “Kẻ
nào phạm tội, kẻ ấy phải mang án” (x Xh 32,15-24.30-34 : Bài đọc năm lẻ).
II.
CHÚA KITÔ CŨNG NHƯ THÂN MÌNH MẦU NHIỆM CỦA
NGÀI LÀ HỘI THÁNH TRỞ NÊN Ô DÙ CHO THẾ GIAN.
Đức
Giêsu nói : “Nước Trời cũng giống như
chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất
trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất ; nó trở
thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.” Người còn kể cho họ một
dụ ngôn khác : “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu
bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,31-33 : Tin Mừng).
1/ Hạt cải nhỏ bé nhất khi mọc lên lại
thành cây rau vươn cao lá sum suê cho chim trời đến làm tổ, phải hiểu là Chúa
Giêsu Kitô và Hội Thánh là Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài:
Xưa kia, nếu ông Abraham tìm được mười
người công chính trong thành Sôđôma thì Chúa không thiêu rụi thành này (x St
18,31-32). Ông không biết rằng “nếu Chúa
tìm được một người biết thi hành Luật pháp, biết sống chân thật trong thành
Giêrusalem, Chúa sẽ dung tha cho cả thành” (Gr 5,1). Người công chính ấy là
Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài trở nên nguyên nhân cứu độ cho cả loài người (x Cv
4,12). Và Hội Thánh hơn hai mươi thế kỷ nay vẫn luôn là ô dù che chở muôn dân.
Quả
thật
-
Nhờ
sáng kiến của Đức Giáo hoàng Grégorio XIII (1505-1583) mà thế giới có chung một
niên lịch, khởi đi từ ngày Con Chúa giáng
trần.
-
Nếu
không có thày Dòng Guion (955 – 1050) lấy nốt nhạc từ bài kinh tiếng La Tinh,
thì làm sao ngành âm nhạc của thế giới được phát triển như hôm nay.
-
Ngay
tại Việt Nam,
nếu đạo Công Giáo không có mặt, thì làm sao dân tộc ta có được chữ viết như
ngày nay.
Gần
chúng ta nhất :
-
Mẹ
Têrêsa Calcutta là người phụ nữ nhỏ bé, lại được nhiều cường quốc trên thế giới
xin mẹ làm công dân danh dự, để mẹ là người mẫu cho loài người biết thương yêu
nhau. Nhưng nếu mẹ Têrêsa không được bón tưới bằng chính Lời và Máu Thịt Chúa
Giêsu, thì chắc chắn cũng chẳng ai biết đến mẹ.
-
Nếu
không có Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, liệu thế giới ngày hôm nay có thoát khỏi
thảm họa “nhuộm đỏ” do lý thuyết Mác-Lê? Mặc dù Đức Giáo hoàng chẳng mạnh về
kinh tế, chẳng cậy dựa vào vũ khí, nhưng được nhờ ở riêng với Chúa Giêsu – nghe
Lời và ăn Thịt Máu Ngài.
2/ Chúa
Giêsu Kitô và Hội Thánh như men trong bột.
Đức Giêsu nhắc đến : “Chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột,
cho đến khi tất cả bột dậy men” (Mt 13,33 : Tin Mừng).
Chuyện này Đức Giêsu có ý cho chúng
ta nhớ lại lòng nhân ái của bà Sara tiếp đón ba người khách lạ ghé thăm gia
đình bà, bà Sara lấy ba đấu bột làm bánh đãi khách, nhờ lòng nhân ấy Chúa cho vợ
chồng Abraham và Sara sinh con trong lúc tuổi già (x St 18,9-14), để rồi từ ông
Isaac, con ông bà Abraham và Sara, trở thành tổ phụ Đấng Cứu Thế. Quả thật,
Chúa Cha đã ban Con Một Người cho nhân loại, ai tin vào Người Con ấy, thì không
phải chết, nhưng được sống muôn đời (x Ga 3,16). Sự sống mới này là nơi con người
tội lỗi được sinh lại bởi Chúa Giêsu trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa trong Chúa
Giêsu, như Ngài đã biến đổi sói Saulô trở thành Tông Đồ Phaolô làm vinh danh
Chúa, không thua các Tông Đồ thượng đẳng (x Cv 7-9 ; 2Cr 11,5). Chúa đã dùng
ông tập họp muôn dân về nương ẩn dưới bóng “Cây Cải Giêsu”. Chân lý này còn hơn
men làm dậy cả khối bột, miễn là ta phục vụ với lòng yêu mến như bà Sara đón ba
khách lạ vào nhà vui vẻ phục vụ.
Ba khách lạ ghé thăm gia đình
Abraham chính là Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ Ngài mà sự sống của gia đình này được
tồn tại : người con được sinh ra ; nếu không ông bà Abraham và Sara mục nát như
chiếc dây lưng của ngôn sứ Giêrêmia sau thời gian ông cất giấu trong hang, theo
Lời Chúa dạy, nó đã bị mục nát, có nghĩa là nếu ông thắt dây ấy vào lưng thì nó
đã tồn tại. Hình ảnh dây lưng ra mục nát Chúa dùng để nói với nhà Israel và nhà
Giuđa phải từ bỏ tội lỗi mà trở về đường ngay nẻo chính, bám vào Thiên Chúa,
thì được sống, chứ không ra mục nát như chiếc dây lưng của ông Giêrêmia (x Gr
13,1-11 : Bài đọc năm chẵn). Vì “Thiên
Chúa sinh ra ngươi, ngươi lại coi thường” (Dnl 32,18a : ĐC năm chẵn).
Bởi thế, chúng ta cứ phải bám chặt lấy
Chúa Giêsu Thánh Thể, nghĩa là hằng ngày hiệp dâng Thánh Lễ, thì ta giữ được cả
hồn lẫn xác không mục nát trong Âm Phủ, nhưng được sống hạnh phúc muôn đời
trong Chúa Giêsu, vì “Chúa Cha đã tự ý
dùng Lời Chân Lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của lễ đầu mùa trong
các thọ tạo của Người” (Gc 1,18 : Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Ai
có Chúa Giêsu thì sống, kẻ không có Chúa Giêsu là chết! (1Ga 5,12)
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH