BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : Cv 2,1-11
1
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ
trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ
đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi
lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn
Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban
cho.
5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có
những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về.6 Nghe
tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói
tiếng bản xứ của mình.7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những
người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư?8 Thế sao mỗi
người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?9 Chúng ta
đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê,
Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a,10 có người là dân Phy-ghi-a,
Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những
người từ Rô-ma đến đây;11 nào là người Do-thái cũng như người đạo
theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ
dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa! "
ĐÁP CA : Tv 103
Đ. Lạy Chúa, xin gửi Thần Khí tới,
và
Ngài sẽ đổi mới mặt đất này. (x
c 30)
1ab Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả! 24ac Công
trình Ngài, lạy Chúa, quả thiên hình vạn trạng! những loài Chúa dựng nên lan
tràn mặt đất.
29bc Ngài lấy sinh khí lại, là chúng
tắt thở ngay, mà trở về cát bụi. 30 Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới,
là chúng được dựng nên, và Ngài đổi mới mặt đất này.
31 Vinh hiển Chúa, nguyện muôn năm
tồn tại, công trình Chúa làm Chúa được hân hoan. 34 Nguyện tiếng
lòng tôi làm cho Người vui thoả, đối với tôi, niềm vui là chính Chúa.
BÀI ĐỌC II : 1Cr 12,3b-7.12-13
3b
Thưa anh em, không ai có thể nói rằng: "Đức Giê-su là Chúa",
nếu người ấy không ở trong Thần Khí. 4 Có nhiều đặc sủng khác nhau,
nhưng chỉ có một Thần Khí.5 Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng
chỉ có một Chúa.6 Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một
Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.7 Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi
người một cách, là vì ích chung.
12
Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà
các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô
cũng vậy.13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô
lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên
một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
CA TIẾP LIÊN :
Muôn
lạy Chúa Thánh Thần,
Xin ngự
đến trần gian,
Tự trời
cao gửi xuống
Nguồn ánh
sáng tỏa lan.
Lạy Cha kẻ
bần hàn,
Đấng tặng
ban ân điển
Và soi dẫn
nhân tâm,
Cúi xin
Ngài ngự đến !
Đấng an ủi
tuyệt diệu
Thượng
khách của tâm hồn
Ôi ngọt
ngào êm dịu
Dòng suối
mát chảy tuôn !
Khi vất vả lao công.
Ngài là
nơi an nghỉ,
Gió mát
đuổi cơn nồng,
Tay hiền lau giọt lệ.
Hỡi hào quang linh diệu,
Xin chiếu
giãi ánh hồng
Vào tâm
hồn tín hữu
Cho rực rỡ
trinh trong.
Không thần
lực phù trì
Kẻ phàm
nhân cát bụi,
Thật chẳng
có điều chi
Mà không
là tội lỗi.
Hết những
gì nhơ bẩn,
Xin rửa
cho sạch trong,
Tưới gội
nơi khô cạn,
Chữa lành
mọi vết thương.
Cứng cỏi
uốn cho mềm,
Lạnh lùng
xin sưởi ấm,
Những
đường nẻo sai lầm,
Sửa sang
cho ngay thẳng.
Những ai
hằng tin tưởng
Trông cậy
Chúa vững vàng,
Dám xin
Ngài rộng lượng
Bảy ơn
thánh tặng ban.
Nguyện xin
Chúa thưởng công
Cuộc đời
dày đức độ,
Ban niềm
vui muôn thuở
Sau giờ
phút lâm chung.
BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN
Thiên
Chúa là Đấng vô hình, nhưng để cho chúng ta hiểu một phần nào về Thiên Chúa, thì truyền thống Hội Thánh vẫn tưởng
nghĩ về Chúa Cha là một cụ già nhân hậu ; Chúa Con khi nhập thể là người Do Thái
có trong lịch sử loài người gắn liền với ông Césa, hoàng đế Roma (x Mt 22,21),
nhưng rất tiếc không có máy chụp nào để lại hình ảnh của Ngài, ngoại trừ tấm
khăn liệm xác mà người ta vẫn cho đó là
khuôn mặt Chúa Giêsu ; còn Chúa Thánh Thần thì Tân Ước mạc khải cho chúng ta
qua ba hình ảnh :
-
Chúa Thánh Thần như chim bồ câu (x Mt 3,16).
-
Chúa Thánh Thần là luồng gió mạnh (x Cv 2,1).
-
Chúa Thánh Thần là lửa (x Cv 2,3).
Như thế, qua những hình ảnh về
Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể biết được phần nào sứ mệnh của Ngài được Chúa
Cha và Chúa Con ủy thác, làm cho công trình cứu độ con người được ứng dụng
nơi những người tin Chúa Giêsu là Thiên
Chúa Cứu Độ duy nhất (x Cv 4,12).
I. CHÚA THÁNH THẦN NHƯ CHIM BỒ CÂU
(x Mt 3,16).
Hình ảnh chim câu cho chúng ta
nhận biết sứ mệnh Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta trung tín với Thiên
Chúa để được bình an, và Ngài làm cho chúng ta trở nên Hiền Thê của Chúa Kitô,
khởi đi từ Bí tích Thánh Tẩy (x 2Cr 11,2):
1/
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được trở nên trung tín với Thiên Chúa để ta
được bình an.
Ta biết trong muôn sinh vật, chỉ
có loài chim câu luôn đẻ hai trứng, khi nở, một con trống và một con mái, chúng
kết bạn với nhau, nếu một trong hai con đó chết đi thì người ta không thể ghép
con sống với con chim khác được. Sự trung tín phát sinh bình an. Quả thật,
trong niềm tin nơi Thiên Chúa hoặc tương quan trong đời sống xã hội con người,
đặc biệt là đời sống lứa đôi, muốn có sự bình an, không thể vắng bóng lòng
trung tín. Chính vì thế mà khi Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào các môn đệ - trao ban Thần Khí cho các ông, Ngài nói : “Bình an cho anh em” (Ga 20,19 : Tin
Mừng).
2/
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trở nên Hiền Thê của Chúa Ki-tô khởi đi từ Bí
tích Thánh Tẩy.
Khi ông Gioan làm phép rửa cho Đức
Giêsu tại sông Giodan, Chúa Thánh Thần xuất hiện như chim câu đậu trên đầu
Ngài, và có tiếng từ trời phán : “Đây là
Con chí ái Ta, kẻ ta sủng mộ” (Mt 3,16-17). Tiếng từ trời phán như thế là
nói về ơn cứu độ chúng ta được nhờ với trong Chúa Giê-su, nghĩa là khi chúng ta
lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, chẳng những ta được gọi là dưỡng tử chí ái của
Thiên Chúa, mà còn được trở nên Hiền Thê của Chúa Kitô. Vì thế thánh Phaolô nói
với các tín hữu : “Tôi đã đính hôn anh em
với một người độc nhất là Đức Kitô, để tiến dâng anh em cho Người như một trinh
nữ thanh khiết” (2Cr 11,2). Ơn huệ lớn lao này đã được tiên báo qua sách
Diễm ca, chàng gọi nàng : “Bồ câu của anh
ơi,em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo.Nào, cho anh thấy mặt, nào, cho
anh nghe tiếng,vì tiếng em ngọt ngào và mặt em duyên dáng." Nàng đẹp quá,
bạn tình ơi, đẹp quá !Sau tấm mạng the, đôi mắt nàng, cặp bồ câu xinh đẹp.Tóc
nàng gợn sóng như đàn sơn dương tự trên ngàn Galaát tủa xuống” (Dc 2,14 ;
4,1).
Để ta ý thức sống xứng đáng là
Hiền Thê của Chúa Giêsu, ta cứ nhìn đôi vợ chồng trước và sau ngày cưới họ
không có gì thay đổi về dáng vóc, về địa vị, về tài năng… Nhưng trong nội tâm
họ thay đổi : khi đã thành vợ chồng,
muốn cho gia đình hạnh phúc thật, người chồng hay vợ nói gì, làm gì, trong tâm
trí họ cũng luôn đặt câu hỏi : như thế này thì người vợ (chồng) của mình có vui
không ? Và họ rất sợ khi người bạn đời phật lòng. Nói kiểu thánh Phaolô : “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì hãy
làm tất cả để vinh danh người mình yêu” (x 1Cr 10,31). Sống như thế họ tăng
thêm nghị lực.
Lần kia có năm lực sĩ thi nhau bê
những quả tạ lớn lên một trụ cao. Bắt đầu cuộc thi năm anh tỏ ra không ai thua
ai, nhưng đến quả tạ thứ ba, thứ bốn, là nhiều anh không còn sức để bê trừ một
anh bê năm quả tạ đặt lên đế rất nhẹ nhàng. Người ta phỏng vấn anh : “Tại sao anh khỏe thế?” Anh vui vẻ đáp
ngay : “Ấy mỗi khi bê quả tạ, tôi nhớ đến
vợ tôi”. Nếu người đời nhớ đến người yêu mà còn tăng sức lực, huống chi
chúng ta là con yêu dấu của Cha trên trời, là Hiền Thê của Con Thiên Chúa, thì
mỗi khi ta nói gì, làm việc gì, ta hãy nhớ đến Chúa để làm vui lòng Ngài, chắc
chắn Chúa sẽ ban cho ta nhiều nghị lực hơn anh lực sĩ được tăng sức vì tâm lý.
Một trong những điều hạnh phúc của
đời sống lứa đôi là họ sinh con cho nhau. Bởi đó người Kitô hữu phải nhiệt tâm
thực hành Lời di chúc của Đức Giêsu nhằm sinh con cho Ngài : “Hãy đi khắp thế gian tập họp môn đệ cho Thầy
và làm Phép Rửa cho họ nhân danh Cha, và
Con và Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ
những điều Thầy truyền” (Mt 28,19-20), hoặc thực hành lời thánh Phaolô
khuyên : “Làm tư tế của Đức Ki-tô Giê-su
nơi các dân ngoại, mà hành lễ là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, ngõ hầu lễ
vật là dân ngoại được Thiên Chúa vui lòng chiếu nhận, bởi được tác thánh
trong Thánh Thần” (Rm 15,16).
II. CHÚA THÁNH THẦN LÀ LUỒNG GIÓ
MẠNH (x Cv 2,1).
Gió (khí) là nguồn sống quan trọng
nhất của mọi sinh vật. Nhưng gió chỉ phát sinh sự sống khi nó được chuyển lưu.
Cụ thể như một người bị nghẹt thở, muốn cứu người đó ta phải đưa khí vào buồng
phổi của họ, và nếu phổi không tống khí ra, thì khí cũng không làm cho cơ thể
được sống.Vì thế, khi Chúa Giêsu đến thông ban sự sống Phục Sinh cho các Tông
Đồ, Ngài thổi hơi (ban Thần Khí) vào các ông (x Ga 20,22) ; và trong ngày lễ
Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đến như một luồng gió mạnh thổi vào nhà các môn đệ
đang tụ họp (x Cv 2,2 : Bài đọc I). Và họ phải bung cửa ra đi loan báo Tin Mừng
cho thế giới, thì họ mới được sống và làm cho nhiều người được sống. Sự sống
phát sinh còn lệ thuộc vào mỗi người chu toàn đặc sủng Chúa Thánh Thần ban
riêng cho : “Có nhiều việc phục vụ khác
nhau như trong một thân mình có nhiều chi thể khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa,
có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ
có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.
Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi người một cách là vì ích chung” (1Cr
12,3b-7,12-13 : Bài đọc II). Như vậy, mỗi người được Chúa Thánh Thần ban cho
tài năng riêng, không phải để vênh vang với người khác, nhưng vì ích chung
trong Thân Mình Đức Kitô, các chi thể muốn được sống, nó phải góp phần làm cho
toàn thân lành mạnh. Muốn được thế, ta phải chấp nhận gian khổ khi phục vụ dưới
ánh sáng Tin Mừng. Đó là lý do Chúa Giêsu
Phục Sinh dù đã toàn thắng mọi sự dữ, nhưng Ngài lại tỏ mình ra cho các môn đệ
thấy thân thể Ngài còn mang thương tích (x Ga 20,20 : Tin Mừng). Đây là dấu chỉ
các Kitô hữu là các chi thể của Ngài khi phục vụ phải chấp nhận đổ máu cho tới
ngày cánh chung, thì Thân Thể Chúa Giêsu Phục Sinh mới vinh hiển vẹn toàn không
còn mang thương tích.
III. CHÚA THÁNH THẦN LÀ LỬA (x Cv
2,3).
Chúa Thánh Thần lại lấy hình lưỡi lửa đậu trên đầu các môn đệ (x Cv
2,3 : Bài đọc I). Đây là dấu Ngài thanh tẩy ta để trở nên chứng nhân của Chúa
Giêsu Phục Sinh, có thế ta mới góp phần cùng với muôn tạo vật mà ca tụng Thiên
Chúa. Chân lý này đã được tiên báo qua thị kiến của Isaia lúc ông vào Đền Thờ :
ông nhìn thấy các Thiên thần hát khen Thiên Chúa : “Thánh Thánh Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh”, và các cửa Đền
Thờ rung rinh theo nhịp hát của các Thiên thần. Như vậy cả tạo vật vô tri bất
giác nó cũng muốn ca tụng Thiên Chúa, nhưng nó phải lệ thuộc vào những người
tin Chúa cho nó được chung phần ca tụng. Bởi đó thánh Phaolô nhân cách hóa tạo
vật : “Vạn vật rên siết mong được cùng
với con cái Thiên Chúa để ca tụng, với hy vọng nó khỏi lâm cảnh làm tôi mục
nát, mà vào địa vị tự do trong vinh quang thuộc hàng con cái Thiên Chúa”(Rm 8,19-21). Ngôn sứ
Isaia thấy mình thua các tạo vật không biết ca tụng Thiên Chúa vì miệng lưỡi
ông ở giữa những người phàm nên ô uế, Chúa thương tình sai Thiên thần gắp than
hồng trên tế đàn đặt vào miệng lưỡi ông, tức khắc nó được tinh sạch, nhờ đó ông
cất lời cùng với các Thiên thần ca tụng Thiên Chúa (x Is 6).
Chúng ta lưu ý quyền tha tội Chúa
không trao riêng cho cá nhân giống như quyền làm chủ chân lý Đức Giêsu trao riêng
cho ông Phêrô (x Mt 16,17 ; Lc 22,31-32), mà Ngài trao cho cộng đoàn Hội Thánh
(các Tông Đồ). Bởi vì quyền làm chủ giáo lý nếu không do một người duy nhất
quyết định, thì không thể có chân lý, như Đức Giê-su đã khẳng định : “Chúng con chỉ một Thầy là Đức Kitô” (Mt 23,10), và quyền này Chúa đã trao
riêng cho ông Phêrô ; trái lại, quyền tha tội không phải chỉ một mình Chúa tha
cho chúng ta mà ta còn phải tha cho nhau nữa. Đó là lý do Chúa trao quyền tha
tội cho cộng đoàn (x Mt 18,18 ; Ga 20, 23 : Tin Mừng).
Một ông kia vào tòa xưng tội với
Linh mục : “Con rất giận con của con,vì nó
phạm tội ác như một tướng quỷ, nhiều lần con khuyên răn nó, nó không nghe, con
đã từ nó. Nhưng mới đây nó về xin lỗi con, con đã tha cho nó, nhưng con không
thể chấp nhận cho nó vào nhà chung sống với gia đình được.” Cha giải tội
nói : “Thế thì khi ông nhắm mắt lìa đời
đến trước cửa Trời, Chúa cũng nói : “Mọi tội lỗi của con Ta đã tha, nhưng Ta
không thể cho con vào Nhà Ta được”. Đúng như Lời Đức Giêsu đã nói : “Ta xử với ngươi theo miệng ngươi nói” (Lc
19,22).
Khi
chúng ta để Chúa Thánh Thần soi sáng hiểu và giúp ta sống giáo lý Hội Thánh
dạy, thì Ngài làm ta gây ngạc nhiên, gây
thắc mắc cho những người xung quanh, để tạo dịp ta giới thiệu Chúa Kitô cho họ,
giống như ông Gioan Tẩy Giả mang sứ mệnh dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, lối
sống của ông cũng gây ngạc nhiên, nhiều người xúm lại cật vấn ông : “Ông có phải là Đấng Ki-tô không ? Ông có
phải là một ngôn sứ không ? Ông có phải là Êlya không ?” Và ông Gioan nhân
đó giới thiệu về Đấng Cứu Thế : “Phần
tôi,tôi thanh tẩy anh em bằng nước. Đứng
giữa các ông, Đấng mà các ông không biết, Đấng đến sau tôi, mà tôi không đáng
cởi quai dép Ngài, Ngài là Chiên Thiên Chúa Đấng khử trừ tội thế gian, Ngài
thanh tẩy anh em bằng Thánh Thần, Ngài là tuyển nhân của Thiên Chúa” (x Ga
1,19-34).
Ta có thể hình dung Chúa Thánh
Thần giúp ta biết gây ngạc nhiên để liên kết mọi người thuộc về Chúa Kitô, như
thể làm cho mọi người tiếp tục xây tháp Babel
mới :
Hình 1 : Thánh
Thần trong Bí tích Thánh Tẩy
Hình 2 : Thánh Thần trong Bí tích Thêm Sức
Nhìn vào H 1 cho ta
những kết luận
:
Chúa Thánh Thần gây sự lạ trên
cộng đoàn (A) [12 Tông Đồ], khiến cộng đoàn (B) [3.000 người] kinh ngạc! (B)
hỏi (A) : sao được thế ? (A) giải thích : nếu (B) tin vào Giê-su như (A), thì (B)
cũng được như (A) ! Thế là (B) được đưa đến với Đức Giê-su ! Ngài cũng làm cho
(B) nhiều sự lạ, khiến (C) ngạc nhiên … và cứ như vậy, nhiều phần tử, nhiều
cộng đoàn ngày càng liên kết với nhau và cùng kết hợp với Đức Giêsu, tạo nên
một hình tháp. Đức Giêsu đã trở nên “Viên
Đá đỉnh góc” (x Mt 21,42), và ngọn tháp càng vươn cao, thì Đức Giêsu và Thân Mình Ngài là Hội Thánh cũng được tôn
vinh !
Chúa
Thánh Thần giúp ta liên kết mọi người với Chúa Ki-tô như trên, khởi đi từ lúc
ta được lãnh nhận Thánh Thần trong Bí
tích Thánh Tẩy. Vì lời kết thúc nghi thức này ta được Hội Thánh trao phó : “Từ nay con là tư tế, là ngôn sứ và là vương
đế”, và như vậy “dân Chúa được tạo
nên một cộng đoàn tư tế làm vua trên toàn cõi đất” (x Xh 19,6 ; Kh 5,10).
Nhìn vào H 2 cho ta kết luận :
Chính
nhờ Chúa Thánh Thần ta được lãnh nhận qua Đức Giám mục trong Bí tích Thêm Sức, tất cả những ai đã được tái sinh bởi Chúa
Giê-su, họ còn phải được Giám mục đặt tay như Tông Đồ Phaolo đã làm, nhờ thế Thánh
Thần mới đến trên họ đầy đủ, để họ trở nên cộng đoàn chứng nhân cho Tin Mừng (x
Cv 19,5-6), Ngài giúp ta được thừa hưởng công nghiệp của các thánh nhờ Tín Điều
Các Thánh Cùng Thông Công, để ta được thêm nghị lực, trở nên chứng nhân quy tụ
muôn dân về cho Chúa.
Muốn
sống liên kết để xây dựng Hội Thánh như một ngọn tháp chạm Trời, mọi người Công
Giáo, nhất là các chủ chăn phải nói một ngôn ngữ như Hội Thánh dạy. Ta biết sau
lụt Hồng thủy (dấu chỉ Phép Rửa), con cháu ông Noe quyết tâm xây tháp Ba-ben
chạm tới Trời, mà không thành, vì “bất đồng ngôn ngữ” (x St 11). Nay bất cứ
cộng đoàn nào đã được nghe Chúa dạy và được Hội Thánh cắt nghĩa, vì Đức Giê-su
chỉ cắt nghĩa cho các Tông Đồ hiểu Lời Chúa dạy mà thôi (x Mt 13,36-43), thì
cộng đoàn đó được Chúa Thánh Thần giúp xây dựng đời họ chạm tới Trời !
Rất
tiếc ngày hôm nay có nhiều chủ chăn trong Hội Thánh khi loan báo Tin Mừng trong
Thánh Lễ đã không giữ đúng Quy Luật giảng dạy theo Hiến Chế Phụng Vụ đã đề ra:
-
Trong việc cử hành Phụng Vụ, Thánh
Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Kinh Thánh những Bài đọc, những bài để dẫn giải trong
bài giảng, nên cần phải phát huy lòng mộ mến Kinh Thánh đậm đà và sống động (HCPV số 24).
-
Bài giảng là thuộc phần hoạt động
của Phụng Vụ, nên phải có thời gian thích hợp để giảng giải… phải hết sức trung
thành chu toàn thừa tác vụ giảng giải đúng với Nghi Lễ. Tiên vàn bài giảng phải
được múc lấy từ nguồn Kinh Thánh và
Phụng Vụ (HCPV số
35).
-
Bài giảng phải căn cứ vào Thánh
Kinh để trình bày các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc cho đời sống Kitô giáo
trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ (HCPV số 52).
Ngày nay đa số các cộng đoàn chỉ
chủ trương giảng ngày thường 5 phút, ngày Chúa nhật 10-15 phút, thì dựa vào nền
tảng nào ? Trong khi đó Lời Chúa để lại cho ta những hình ảnh bắt ta phải suy
nghĩ : Đức Giêsu giảng dạy tới ba ngày, dân đói lả gần chết mà Ngài cứ thao
thao (x Mt 15, 32t), hoặc ông Phaolô đến Trôa phục vụ cả một tuần lễ, ngày cuối
cùng ông kéo dài bài giảng quá nửa đêm, làm anh Êutykhô ngủ gật lộn đầu từ lầu
ba xuống đất chết. Thế mà ông Phaolô không cho phép ai đứng lên, ông đến ôm xác
cậu và nói : “Hồn vẫn còn ở trong nó”,
rồi ông tiếp tục lên dâng Lễ và còn đàm đạo khá lâu cho tới sáng. Lạ thay,
Êutykhô chỗi dậy và ra về vui vẻ với mọi người (x Cv 20,7t). Sự kiện này chắc
chắc Chúa không muốn chúng ta hiểu và áp dụng theo nghĩa đen. Nhưng ý Chúa muốn
chúng ta phải xác tín : “Chủ chăn có quyền bắt giáo dân nghe nhiều điều, còn
giáo dân phải quảng đại dành nhiều thời giờ để nghe Lời Chúa không thua các tín
hữu thời Giáo Hội sơ khai. Họ đã đến nghe Đức Giêsu giảng nhiều điều tới ba
ngày, dù phải bỏ công ăn việc làm, bỏ ngủ nghỉ ăn uống (x Mt 15,32t) ; hoặc
phải kiên nhẫn ngồi nghe ông Phaolô giảng suốt đêm ở Trôa (x Cv 20,7t). Ông
Phaolô giảng nhiều điều như vậy vì ông noi gương cách giảng của Thầy Giêsu, và
ông nói : “Nếu tôi luôn làm hài lòng
người đời (kẻ không muốn nghe Lời Chúa),
thì tôi không còn là nô lệ của Đức Kitô” (Gl 1,10) ; “Tôi giảng chẳng cần dựa vào lời lẽ khôn khéo hấp dẫn của người đời,
nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Lời Chúa và quyền năng Thiên Chúa”
(1Cr 2,4) ; và người đến nghe Lời Chúa cũng phải quảng đại như những người đến
nghe Đức Giêsu giảng ba ngày, dù phải bỏ công ăn việc làm, bỏ ngủ nghỉ ăn uống
; hoặc phải kiên nhẫn ngồi nghe giảng suốt đêm như ông Phaolô giảng ở Trôa (x
Cv 20,7t) .
Được như thế, dân Chúa tiếp tục
xây tháp Babel
mà xưa kia con cháu ông Noe đã bỏ dở, vì họ không còn nói chung một ngôn ngữ !
Truyện kể.
Tại
Ecuador
(Nam Mỹ), có hai cô gái tên là Consuela
và Conchita Perazza, hai cô có chung một cơ thể, chỉ khác nhau cái đầu, và tính
tình trái ngược nhau, do đó thường sinh ra bất hòa ! Nhưng không thể đấu võ với
nhau được ! Cô Conchita sở hữu một giọng hát oanh vàng, còn cô Consuela có tài
hùng biện. Sau này hai cô nhờ học biết về Thánh Kinh nên họ trở nên hòa thuận,
và nhận ra họ có hình thù khác lạ là ơn Chúa ban, nên đã tận dụng ơn huệ này để
rao giảng về Thiên Chúa. Hai cô đi đến nhất trí là : Conchita cất giọng hát để
thu hút mọi người, lợi dụng lúc đó Consuela sẽ thuyết giảng Lời Chúa! (Trích
báo Kiến Thức số 59, ra ngày 1/5/1991)
Vậy
để làm cho Chúa Thánh Thần đến với mọi người, mỗi Kitô hữu phải biết nối dài và
mở rộng nghi thức “đặt tay” trong ngày lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, đặc biệt là
Bí tích Truyền Chức Thánh. Ý nghĩa “đặt tay” khơi nguồn từ Đức Kitô được tôn vinh
trên thập giá, như thánh Gioan ghi nhận : “Thánh
Thần chỉ xuất hiện khi Đức Kitô được tôn vinh” (x Ga 7,39), nghĩa là sau
khi Đức Giêsu đặt tay vào việc tái tạo con người, dù phải mất mạng, thì Ngài
mới ban Thánh Thần cho ta. Thánh Thần cũng làm cho ta phải biết đặt tay vào công
việc của Hội Thánh để có nhiều người cộng tác với Chúa Thánh Thần làm cho Hội
Thánh có thêm khả năng đưa các tội nhân về cho Chúa, chu toàn sứ mệnh Chúa
Giêsu trao, cũng là nối tiếp sứ mệnh cứu đời của Chúa Cha đã trao cho Chúa Con.
Vì thế Đức Giêsu nói vói các môn đệ : "Như
Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy
Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai,
thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20,21-23 : Tin Mừng)
Bởi
đó khi các Tông Đồ thi hành sứ mệnh, họ cũng “đặt tay” trên các tín hữu để trao
ban Thánh Thần (x Cv 19,6). Để nói lên vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần,
ta có thể so sánh : Chúa Cha sinh chúng ta ; Chúa Con nuôi dưỡng ta và Chúa
Thánh Thần giáo dục và thánh hóa ta, mà việc giáo dục và thánh hóa đối với loài
người thì quan trọng hơn việc sinh, dưỡng ! Cũng như thân xác con người muốn
sống phải có nước, bánh, và khí ; Hồn ta được sống là nhờ có Chúa Cha, Chúa
Con, và Chúa Thánh Thần. Khí cần thiết nhất để xác được sống, thì Thánh Thần
cũng cần cho sự sống linh hồn ta vậy !
Trong
nghi thức “đặt tay”, phải đặt cả hai tay
:
- Đặt tay phải trên ai là làm cho
người đó được biết Lời Chúa, được hiệp thông với Đức Ki-tô.
- Tay còn lại là giúp cho thân xác họ
được sống khỏe.
Vậy muốn chu toàn sứ mệnh cứu đời
được Chúa Giêsu trao như Chúa Cha đã trao cho Ngài, thì ta hãy cầu xin : “Lạy Chúa, xin gởi Thánh Thần tới, và Ngài sẽ
đổi mới mặt đất này” (Tv 104/103,30 : Đáp ca), đồng thời còn phải cầu xin
với Chúa Thánh Thần : “Lạy Chúa Thánh
Thần xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn, và cháy lửa yêu
mến Ngài” (Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG.
Cộng đoàn nào cùng nghe, cùng hiểu và thực hành Lời
Chúa theo Hội Thánh dạy, chắc chắn cộng đoàn đó là tháp Babel mới đã chạm tới
Trời ! (x St 11)
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4