Ngài vẫn như ở tại giáo xứ, nhưng bây giờ với nhiều người hơn
Cựu sinh viên Guillermo Ortiz của cha Bergoglio chia sẻ những ấn tượng
Guillermo Ortiz đã gặp cha Jorge Bergoglio năm 1977 khi ngài là giám tỉnh Dòng Tên ở Argentina.
Ortiz muốn là thành viên của dòng Tên, và cuối cùng đã thực hiện được ước nguyện này.
Cha Ortiz bây giờ làm việc trong bộ phận nói tiếng Tây BanNha của đài phát thanh Vatican và nói với Zenit về một vài điều ngài còn nhớđược trong những năm tháng ấy và những ấn tượng của ngài về Đức Giáo hoàngPhanxicô.
Zenit: Cha đã gặp cha Bergoglio khi nào?
Cha Ortiz: Tôi đã gặp ngài khi ngài làm giám tỉnh của DòngTên Argentina. Dòng Tên được chia ra thành nhiều tỉnh dòng, mà trong nhiều trường hợp trùng với các quốc gia. Bây giờ tỉnh dòng này là tỉnh dòng Argentina – Urugoay. Vào thời đó chỉ là tỉnh dòng Argentina. Cha ở Buenos vào tháng 7 năm 1977, và cha đi đến Cordoba trong tư cách là giám tỉnh. Tôi gặp ngài để nói với ngài rằng tôi muốn gia nhập dòng Tên. Ai muốn trở thành tu sĩ dòng Tên thì họ phải đến với cha giám tỉnh. Tôi gặp ngài tại đó, ngài rất hòa nhã, một con người mà ta có thể dễ dàng nói chuyện mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Vì tôi còn một năm rưỡi nữa mới kết thúc việc học, nên ngài nói: “Nếu con lặp lại ước muốn này sau một thời gian nhất định, chúng tôi sẽ xem xét, bởi vì trong thời gian đó, nhiều điều có thể xảy ra”. Ngài đã mời tôi tham dự thánh lễ ngài sẽ cử hành.
Tôi vào dòng Tên tháng 1 năm 1979; đó là năm cuối của ngài trong tư cách là giám tỉnh. Thỉnh thoảng ngài dâng thánh lễ tại nhà tập, ngài cũng chủ toạ những cử hành quan trọng nhất của chúng tôi, đó là lúc tôi thấy ngài. Và vào các ngày Chúa Nhật, ngài thường tới tham dự giờ giải trí với các tập sinh ở Maximo, có cả những sinh viên triết và thần học trước đã ở tại Maximo.
Zenit: Ngài nhớ vềcha Bergoglio trong những năm đó ra sao?
Cha Ortiz: Ngài kết thúc nhiệm kỳ Giám Tỉnh vào tháng 12 năm1979. Nhiệm kỳ Giám Tỉnh kéo dài 6 năm và sau đó Giám Tỉnh có thể đi truyền giáo hoặc đến một nơi nào khác. Trong trường hợp của ngài, sau khi hết làm giám tỉnh, ngài bắt đầu làm hiệu trưởng và huấn luyện ở Colegio Maximo. Vào thời điểm đó, có sự kiện rất quan trọng, đó là vào năm 1980, nhà nguyện ở cuối Colegio Maximo được nâng lên thành giáo xứ. Colegio Maximo vào lúc đó, có khoảng 10 mẫu; mảnh đất này hiện không còn nữa. Phía trước là Colegio Maximo, đại học triết và thần học, nơi đây chúng tôi cũng học những môn nhân văn; phía sau là một nhà nuôi gia súc. Khi nhập học vào năm 1979, tôi được gởi tới làm việc trong khu người nghèo phía sau Maximo, nơi có căn nhà nuôi gia súc, căn nhà này đã bắt đầu được sử dụng như một nhà nguyện. Dần dần, nhà nguyện này trở thành nhà thờ và không lâu sau đó, cha Bergoglio, hiệu trưởng của trường Maximo, đã được chọn làm cha xứ. Ngài là cha xứ tiên khởi của nhà thờ đó, một giáo xứ của những người lao động vùng San Miguel với khoảng 30.000 người dân.
Thật rất quan trọng đối với tôi khi có ngài làm hiệu trưởng và huấn luyện, thỉnh thoảng cũng còn là người linh hướng nữa. Tôi sống tại Colegio Maximo cho đến năm 1984. Đó là lý do tại sao lãnh vực mục vụ thì rất quan trọng đối với tôi, chúng tôi là gì bây giờ đó là nhờ sống theo lời mời gọi của Đức Phanxicô: đi ra ngoài, gặp gỡ con người mà không để một chướng ngại nào ngăn cản, như ngài đang sống. Ngài đã không đến với một thư ký, và lúc đó ngài chẳng có một thư ký nào cả.
Tôi nhớ câu chuyện về một cậu bé mà tôi biết ở Buenos Aires, một cậu bé đã rơi vào ma túy, và đã nghe chương trình phát thanh mà tôi làm. Em đến thăm tôi và thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện với nhau. Bẵng đi một thời gian tôi không gặp em, một ngày nọ chúng tôi gặp nhau trên đường và em nói với tôi: “Em đã gặp Đức Hồng Y Bergoglio”. Em cho tôi biết, một hôm em đi qua Toà giám mục,vì em là người đưa thư, và em để lại một lời nhắn cho Đức Hồng Y rằng em muốn nói chuyện với ngài. Vài ngày sau, đó là ngày nghỉ việc của em và em đang ngủ, cha em báo cho biết em có điện thoại, nhưng em không muốn trả lời vì là ngày nghỉ của em; tuy nhiên, cha em nói đó là Hồng Y Bergoglio. Ngày hôm ấy, Hồng Y Bergoglio quay số điện thoại mà cậu bé đã để lại cho ngài, và ngài nói chuyện trực tiếp với cậu bé để hỏi xem lúc nào cậu bé muốn đến Toà giám mục.
Zenit: Theo cha, cái gì là đặc điểm tiêu biểu nhất của Đức Phanxicô?
Cha Ortiz: Ngài giống như điều này, một con người cởi mở và ngài luôn để ý chăm sóc người khác, xuất phát từ sự gặp gỡ sâu xa với Chúa. Điều ngài nhắc lại hôm nay, điều ngài nói trong Thánh lễ Dầu, lời mời gọi đi ra khỏi chính mình, ý tưởng người mục tử phải quen hơi đoàn chiên, là điều mà chúng tôi, những người từng làm việc với ngài, đã luôn kinh nghiệm, với một sự chăm sóc đặc biệt con người. Khi chúng tôi còn là sinh viên, ngài sai chúng tôi đi tìm kiếm thiếu nhi để dạy giáo lý và thăm viếng người bệnh. Chúng tôi dành chiều thứ bảy và sáng Chúa nhật để đi thăm dân chúng, dù chúng tôi chưa phải là linh mục, nhưng ngài mời gọi chúng tôi ra đi và tìm biết dân chúng. Và không chỉ quan tâm đến tôn giáo, nhưng còn quan tâm đến chiều kích xã hội nữa, vì lúc ấy ngài tổ chức nồi cháo cho trẻ em, nhiều trẻ em đã tới. Và vào lúc ấy Colegio Maximo tăng nhân số, ngài cố gắng có được bò, heo, cừu để chúng tôi có thịt ăn.
Vào thời đó chúng tôi chưa có học bổng như sau này, chúng tôi chăn nuôi súc vật. Chúng tôi ăn nhiều rau, những các trẻ em của nồi súp ăn thịt. Thịt rất quan trọng đối với một người Argentina, và đó là lý do tại sao ngài nỗ lực như thế.
Tôi cũng còn nhớ, chúng tôi có một phòng giặt, nơi chúng tôi để các quần áo dơ. Ngài giặt chúng và báo cho chúng tôi đã sẵn sàng để chúng tôi đem đi phơi. Trong lúc ấy, chúng tôi theo các lớp học. Ban chiều, ngài cho lợn ăn. Ngài làm cách tự nhiên. Khía cạnh thiêng liêng không tách rời khỏi sự việc hàng ngày. Khi chúng tôi trở về sau khi đi thăm dân chúng ngày Chúa nhật, ngài đã chuẩn bị bữa ăn cho chúng tôi.
ZENIT: Cha cảm nhận điều gì khi thấy ngài xuất hiện ở ban công Đền thờ thánh Phêrô?
Cha Ortiz: Ngài luôn là một con người rất đặc biệt, rất có năng lực, một con người quản trị. Tôi luôn biết rằng khi còn là giám mục, ngài là một nhân vật nặng ký, ngài cũng như thế giữa các hồng y. Tôi đã nói chuyện với ngài hôm thứ Bảy trước mật viện. Khi ngài đến Roma, tôi biết nơi ngài sinh sống và ngài phải đi như thế nào qua con đường Hoà giải. Thay vì gọi điện ngài và quấy rầy ngài, tôi muốn ra ngoài để gặp ngài giữa đường.
Trong chương trình bằng tiếng Tây Ban nha của đài Vatican chúng tôi có hơn 29 quốc gia, vì thế tại đó có khoảng 25 hồng y. chúng tôi không thể phỏng vấn một vài hồng y đó và những vị khác nữa. Hơn nữa, tôi biết rằng ngài không thích bị phỏng vấn, vì thế tôi không muốn quấy rầy ngài. Tuy nhiên, ngày thứ Bảy trước mật viện, tôi muốn chào thăm ngài và chúng tôi cùng đi bộ khoảng 15 phút. Tôi lấy làm cảm kích vào ngày đó vì sự thanh thản và hài hước của ngài, khi trao đổi về nhiều chuyện khác nhau. Chúng tôi nói về những điều làm chúng tôi bật cười và về những chuyện nghiêm chỉnh, nhưng ngài luôn có cùng sự thanh thản và niềm vui. Chúng tôi đã nói một chút về điều mà các truyền thông đang bàn tán. Và ngài tiếp tục sống trong an bình, khi di chuyển và hành động theo một lối vững vàng, trong điều ngài nói, vốn phát xuất từ một sự bình an nội tâm sâu xa mà tôi biết ngài giữ gìn cẩn thận.
Tôi luôn nghĩ rằng [được bầu làm giáo hoàng] là điều có thể xảy ra, nhưng vì tuổi tác của ngài, đã 76 tuổi, tôi nghĩ ngài không thể là giáo hoàng. Nhưng là một tu sĩ dòng Tên, vì lời khấn vâng phục Đức Giáo hoàng,và trong đài Vatican nơi có tiếng nói của giáo hoàng, tôi phải chuẩn bị mọi sự.
Chúng tôi có nhiều ngôn ngữ trong kỳ mật viện, một tiếng rưỡi phát thanh trong những lúc có khói, ngoài chương trình thường nhật của chúng tôi. Chúng tôi có 91 phút phát thanh mỗi ngày vào nhiều thời điểm khác nhau. Hơn nữa, khi có một hoạt động đặc biệt của giáo hoàng, chúng tôi làm các bài tường thuật mà các kênh khác phát lại. Vì thế chúng tôi phải làm những tin tức tường thuật và bầu chọn giáo hoàng. Tôi đã quyết định rằng, cho ngôn ngữ chúng tôi, ngay khi có khói trắng, tôi sẽ đến phòng thu âm và tường thuật cho đến khi giáo hoàng xuất hiện và một lúc sau đó. Tôi không nghĩ có khói trắng hôm đó và chúng tôi đã làm việc với một tập hồ sơ thông tin về tất cả các hồng y. Khi chúng tôi thấy khói trắng, chúng tôi bắt đầu việc phát thanh. Khi Hồng y Tauran xuất hiện và nói tới Hồng y Jorge Mario, tôi không thể tiếp tục phát thanh, tôi không thể xếp đặt các ý tưởng, tôi cảm thấy một điều gì rất sâu xa.Sau đó, cám ơn Chúa, khi thời gian trôi qua, trước khi ngài xuất hiện tại bao lơn, tôi đã bước lui, rời bỏ mi-cô vì tôi không thể phản ứng như tôi đã thường vượt qua. Ngài bắt đầu nói bằng tiếng Ý và người ta ra hiệu cho tôi phiên dịch,nhưng tôi không màng tới, vì tôi đang nhìn thấy người tôi quen biết, tôi hiểu điều ngài nói và tôi không nhận thức mình phải phiên dịch. Khi ngài rời bỏ ban công, tôi mới có phản ứng và nói tóm lại những gì ngài đã nói.
Điều chúng ta thấy nơi đây trong vài giây, rất quan trọng về nhân cách của ngài. Sau này tôi đã viết một bài có đầu đề “Đức Phanxicô là như thế đó”. Đó là một giây phút rất cảm động. Những ngày này, tôi đang phát thanh về các cuộc cử hành và bài giảng và tôi đang thấy cùng một điều như tôi đã thấ yở giáo xứ, nhưng với nhiều người hơn.
ZENIT: Vì thế những tuần lễ đầu tiên này là sự tiếp nối điều ngài là trong tư cách một linh mục, một giám mục và hồng y sao?
Cha Ortiz: Tôi không thấy khó khăn gì khi thấy ngài như làlinh mục quản xứ của Roma, hay linh mục quản xứ của thế giới, vì ngài luôn xemmình là một linh mục. Khi ngài xuất hiện như là Giám mục của Roma, ngài đang ởtrên cùng một vị trí như các giám mục khác. Ngài là Giám mục Roma nhưng thêm vàođó, ngài chủ toạ trong đức ái.
Ngài thích được gọi là cha khi làm hồng y; ngài tự giớithiệu mình là một linh mục. Một lần kia tôi đến chào thăm ngài nhưng người tiếptân nói với tôi: “Cha tới chậm hai hoặc ba phút và nhắn lời xin lỗi với cha”.Lẽ dĩ nhiên tôi nói rằng tôi có thể chờ mà không có vấn đề gì, nhưng tôi nóivới người ấy: “Đừng gọi ngài là cha, ngài là hồng y mà”, và người tiếp tân nói:“Nhưng ngài lấy làm khổ sở nếu chúng tôi gọi ngài là Hồng y hay Đức cha”.
Khi ai ở với ngài, người ấy ở với một người làm cho ĐứcGiêsu Kitô hiện diện, ngài mời gọi họ cử hành một Đức Kitô sống động, đi rakhỏi phòng thánh để gặp dân chúng. Ngài dùng xe điện ngầm; ngài thiết lập giáohọ cho Villas Miserias [khu ổ chuột], như một nơi khác nữa để đem lại sự chămsóc đặc biệt. Mỗi ngày sau 6 giờ chiều, ngài đi ra ngoài để đồng hành với mộttrong các linh mục, trong khi các linh mục làm cuộc thăm viếng, khi trở về linhmục sẽ thấy giám mục Bergoglio đã dọn cho họ bữa ăn chiều. Ngài cũng đồng hànhvới các linh mục bị bệnh vào ban đêm. Những cử chỉ đó nói đến sự “ra đi” củangài.
Lối sống của đức Phanxicô đã có một lời đáp trả ấn tượng. 60,000 người tham dự buổi đọc kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng ngày thứ Hai, 300,000 người tham dự lễ Phục sinh. Đó là một lời đáp trả. Tôi nhận được điện từ Argentina và được biết rằng có nhiều người đang trở về với Giáo hội sau một thời gian vắng bóng. Một người nói với tôi rằng bà đã cãi lộn với cha xứ và đã ngưng cầu nguyện, và bây giờ bà nói với tôi: “Với Đức Phanxicô, tôi nhận ra điều d0ó chẳng ăn nhập với điều khác”. Và bà tiếp tục cầu nguyện.
ZENIT: Cha nghĩ như thế nào, Đức Phanxicô có nhiều tính chất của dòng Tên không?
Cha Ortiz: Chú ý của tôi đã luôn luôn bị khuất phục, không chỉ bây giờ thôi, bởi khả năng của ngài đặt linh đạo Ignatio làm nền tảng của mọi điều ngài nói, bởi cơ cấu của tư tưởng ngài về vấn đề cảm xúc, điều rất quan trọng trong linh thao. Trong cách suy nghĩ, cảm xúc, hành động của ngài,có linh đạo Ignatio. Tôi đã chia sẻ ý tưởng đó với những anh em khác trong dòng chưa biết ngài, và anh em đã nói rằng họ thấy linh đạo Ignatio trong các bài giảng của ngài.
ZENIT: Cha đã có cơ hội gặp ngài kể từ khi ngài làm giáo hoàng không?
Cha Ortiz: Vâng, tôi đã có cơ hội gặp ngài hai lần. Vào ngày thứ Bảy khi tiếp kiến các ký giả, biến cố rất quan trọng đối với tôi, và Chúa nhật vừa qua, khi làm tường thuật từ tiền sảnh ban phép lành, cửa kề bên nơi phép lành Urbi et Orbi diễn ra. Tôi đã lại ở với ngài tại đó, và ngài nhắn lời thăm hỏi mẹ tôi. Vào ngày tiếp kiến, tôi đã tặng cho ngài hình vẽ của một bé gái 7 tuổi, tôi nghe được sau đó từ một linh mục khác rằng ngài giữ nó trên bàn làm việc của ngài ở nhà Matta. Tôi cũng đưa cho ngài những tấm ảnh về cha Brochero, vị thánh kế tiếp của chúng tôi, sẽ được phong thánh vào ngày 14/9.Tôi biết ngài sùng kính cha Brochero, vì thế giờ đây ngài có thể phân phát những tấm ảnh thánh đó.
LM. Phan Du Sinh