BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I : St 9,8-15
8 Thiên Chúa phán với ông
Nô-ê và các con ông đang ở với ông rằng:9 "Đây Ta lập giao ước
của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này,10 và tất cả
mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc, dã thú ở với các ngươi, nghĩa
là mọi vật ở trong tàu đi ra, kể cả dã thú.11 Ta lập giao ước của Ta
với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy huỷ diệt, và cũng sẽ
không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa."
12
Thiên Chúa phán: "Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi,
và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau:13
Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi
đất.14 Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện
trong mây,15 Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với
mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng
thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa.”
ĐÁP CA : Tv 24
Đ. 10
Lạy Chúa, đường lối Chúa tất cả là
yêu thương và
thành
tín đối với ai giữ giao ước của Ngài.
4 Lạy
Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. 5
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là
Thiên Chúa cứu độ con.
6 Lạy
Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn
đời. 7 Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, giờ đây xin nhớ lại. Xin Chúa
lấy tình thương mà nhớ đến con cùng.
8
Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, 9 dẫn kẻ
nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người.
BÀI ĐỌC II : 1Pr 3,18-22
Anh
em thân mến, 18 chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi
-Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên
Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục
sinh.19 Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị giam cầm,20
tức là những người xưa đã không vâng phục Thiên Chúa, trong thời Thiên Chúa
kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông Nô-ê đóng tàu. Trong con tàu ấy, một số
ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước.21 Nước đó là hình
bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy
sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong
trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô,22 Đấng đang ngự bên
hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời, đã bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh
phải phục quyền.
BÀI GIẢNG
TIN MỪNG PHỤC HỒI PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Thánh Phêrô cảnh tỉnh mọi người : “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma
quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”
(1Pr 5,8). Vì cả đến Đức Giêsu cũng phải chịu Satan cám dỗ. Ông Marcô là môn đệ
của ông Phêrô ghi lại bài giảng của thầy đã không cho chúng ta biết Satan cám
dỗ Đức Giêsu thế nào, ông chỉ ghi Ngài sống giữa dã thú, cụ thể “dã thú” đó là
vua Hêrôđê đã ra lệnh chặt đầu ông Gioan Bt. Nhưng sự cố ấy vẫn không làm cho
Đức Giêsu run sợ, Ngài lớn tiếng công bố Tin Mừng : “Thời gian đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối
và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,12-15). Ta lấy làm lạ, lẽ ra Đức Giêsu phải nói
“hãy tin vào tôi”, thế mà Ngài lại nói “hãy tin vào Tin Mừng”. Đức Giám mục
Bossuet nói : “Tin Mừng là Cơ Thể thứ hai
của Đức Giêsu, rất quan trọng”. Vì
- Tin Mừng thì bất cứ loại người nào : Người lành cũng
như kẻ ác, Công Giáo cũng như lương dân,
qua mọi thời đại vượt thời gian, ai cũng đón nhận được, hơn Cơ Thể thứ I là
thân xác Đức Giêsu chỉ hiện diện 33 năm trên dương thế, khi Ngài từ cõi chết
sống lại, chỉ có những người Công Giáo không mắc tội trọng mới được đón nhận.
Vì thế Đức Giêsu nói : “Xác thịt không
sinh ích gì, Thần Khí mới làm cho sống, Lời tôi nói với anh em là Thần Khí và
là sự sống” (Ga 6,63).
- Tin Mừng là Cơ Thể thứ II của Đức Giêsu, ai cũng cần
phải “mặc lấy như mũ chiến cứu độ và đeo
gươm Thần Khí để chống lại mọi ác thần” (Ep 6,17), hơn thân xác Đức Giêsu
khi còn nơi dương thế, luôn bị sự ác tấn công, thần chết đột nhập. Thực vậy
I. SỐNG ĐẠO LÀ MỘT
CUỘC CHIẾN LIÊN LỈ.
Tác giả Matthêu và Luca ghi nhận : Đức
Giêsu bị ma quỷ tấn công có ba lần, những cuộc tấn công ấy không hiểm độc và gây
cấn, và Ngài thắng qủy rất dễ dàng : chỉ cần nói một lời, tức khắc nó bổ nhào.
Trong khi đó tác giả Marcô lại viết
: Con người trở thành tay sai của Satan tấn công như vũ bão những đòn thâm độc
nhắm thẳng vào Đức Giêsu trong suốt đời Ngài. Nhưng Đức Giêsu vẫn bách chiến bách
thắng rất vẻ vang trước mặt mọi người. Thực vậy, ngay khi Đức Giêsu bắt đầu cuộc
đời công khai giảng Tin Mừng, Ngài đã phải đương đầu với năm đợt xung phong của
“người qủy” :
1-
Ông lấy quyền đâu mà tuyên bố với người bất toại : “Ta tha tội cho ngươi!” (x Mc 2,1-12)
2-
Tại sao ông lại bạn bè với quân thu thuế và đĩ điếm ?(x
Mc 2,15-17)
3-
Tại sao ông không biết dạy môn đệ ăn chay? (x Mc
2,18-22)
4-
Tại sao ông để cho môn đệ ông bứt lúa người ta để mở
đường đi ? (x Mc 2,23-27)
5-
Tại sao ông làm việc ngày Sabát : chữa lành cho người
có tay khô bại? (x Mc 3,1-6).
Những
đợt “người qủy” tấn công tới tấp nhắm vào Đức Giêsu như trên, đều bị Ngài bẻ gãy,
và tống cổ chúng đi. Nhưng ba năm sau, khi chúng đã bàn mưu tính kế với phé
cánh Hêrôđê độc ác, chúng quay trở lại tấn công năm đợt liên tiếp:
1.
Ai cho quyền ông đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi
Đền Thờ ? (x Mc 11,27-33)
2.
Ông cho ý kiến :
có nên nộp thuế cho hoàng đế Roma không? (xMc 12,13-17)
3.
Ông giải thích thế nào cho hợp lý về việc sống lại, để
7 anh em khỏi tranh một bà đã lấy làm vợ? (x
Mc 12,18-27)
4.
Theo ông Giới răn nào trọng nhất ? (x Mc 12,28-34)
5.
Tại sao Đấng Mêsia là con vua Đavid mà ông Đavid lại gọi
Ngài là Chúa? (x Mc 12,35-37)
Dù
thế đòn mưu mô hiểm độc cỡ nào của “người qủy” cũng đều bị Đức Giêsu bẻ gãy!
Mười đợt kẻ ác tấn công Đức Giêsu trước
giờ Tử Nạn và Phục Sinh, số 10 là con số chỉ toàn thể (x Lc 19,13), chúng mở
hai chiến dịch nhắm thẳng vào Ngài đã trở nên như hai cái ngoặc đóng khung cuộc
đời Đức Giêsu! Đó là lý do mà ông Marcô không thuật lại việc qủy cám dỗ Đức
Giêsu như hai ông Matthêu và Luca, mà ông Marco chỉ nhấn mạnh người cám dỗ Con Thiên Chúa! Cũng như xưa
kia khi qủy dụ dỗ được bà Evà, bà làm theo ý nó mà chưa thấy khổ, chỉ sau khi ông
Adam bị Evà cám dỗ, Chúa xuất hiện hỏi tội và lúc ấy gai góc mới mọc lên : môi
trường Địa Đàng trở nên đối kháng họ (x St 3). Với trải nghiệm ấy, vua Đavid viết
lên lời than vãn :
Tv 55/54,4.18. 21-22 : “Trên thân này, chúng gieo tai giáng hoạ, nộ khí hằm hằm, xông đến hại
con. Sớm trưa chiều, tôi than sầu rên rỉ… tên phản phúc ra tay hại người thân
nghĩa, lại lỗi ước quên thề; miệng nói
năng ngọt xớt, lòng chỉ muốn chiến tranh, lời trơn tru hơn mỡ, mà bén nhọn như
gươm”.
Tv 56/55,6-7.9 : “Lạy Chúa, suốt ngày chúng phá rối việc con
làm và chỉ nghĩ đến chuyện hại con. Chúng tụ tập, rình mò, theo dõi con từng
bước để tìm hại mạng con. Bước đường con lận đận, chính Ngài đã đếm rồi. Xin
lấy vò mà đựng nước mắt con”.
II. LÝ DO ĐỨC
GIÊSU KÊU GỌI : “HÃY HỐI CẢI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG!” (Mc 1,15)
1/
Phải hối cải.
Như trên ta đã thấy, chẳng kẻ ác nào
thắng được Đức Giêsu thì hãy “đầu hàng” đi, nghĩa là hãy hối cải, hãy buông vũ
khí gian ác lòng mình, vì đã thất bại ê chề! Lời kêu gọi hối cải trở thành lý
do phải “chiêu hồi”, vì Ngài nhân từ chẳng bao giờ muốn hại kẻ ác, và đỉnh cao
của lòng nhân ái là Ngài đã tình nguyện chết vì phục vụ những kẻ phạm tội ác để
cứu nó, đó là cách Ngài diễn tả tình thương tuyệt hảo, như một điều kiện xin Chúa
Cha tha tội cho kẻ hại mình! (x Lc 23,34).
2/ Lý do tin vào Tin Mừng.
Tin Mừng hôm nay cho biết : Sau khi Đức
Giêsu thắng cám dỗ của Satan, Ngài sống giữa dã thú mà chúng không làm hại được
Ngài, chính là báo trước cuộc chiến thắng vẻ vang của Ngài đã đánh gục tử thần
để sống lại vinh hiển, rồi chia chiến thắng vinh quang ấy cho các môn đệ, khi
Ngài sai họ đi rao giảng Tin Mừng : “Nhân
danh Ta, chúng sẽ trừ qủy, cầm rắn trong tay và dẫu có uống nhằm thuốc độc, cũng
không bị hại!” (Mc 16,17-18). Nghĩa là ai rao giảng Tin Mừng, dù người ấy
phải sống giữa “dã thú”, cũng không bị chúng làm hại! Như thế Tin Mừng Hội Thánh
rao giảng mới chính là Giao Ước Chúa đã hứa lập với ông Noe cùng với muôn sinh
vật : “Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt
giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ
mai sau: Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta
với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong
mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa
là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi
xác phàm nữa.” (St 9,12-15 : Bài đọc I).
“Cây cung” theo quan niệm của người
Do Thái thời ấy là chiếc “nỏ thần” giương lên để bắn vào các ác thần không cho
chúng làm hại con người. Bởi đó, Tin Mừng là sức mạnh vạn năng giúp cho con người
toàn thắng trước mọi mưu thâm chước độc của quyền lực sự ác. Bởi vì “Chúa sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát
tay mọi kẻ hằng ghen ghét, và cho ta chẳng còn
sợ hãi,để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người, mà phụng thờ Người suốt
cả đời ta” (Lc 1,71-75). Đúng như Chúa
đã giao ước với loài người : “Người ta
sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra”
(Mt 4,4b : Tung Hô Tin Mừng).
III.
HÃY GIA NHẬP HỘI THÁNH MỚI THỰC LÀ TẦU NOE ĐỂ ĐƯỢC NÊN GIỐNG “AĐAM CUỐI CÙNG” (Chúa
Giêsu).
1- Gia nhập Hội Thánh Công Giáo mới
thực là vào Tầu Noe.
Thánh Phêrô nói : “Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị
giam cầm, tức là những người xưa đã không vâng phục Thiên Chúa, trong thời
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông Nô-ê đóng tàu. Trong con tàu
ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước. Nước đó là hình
bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy
sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong
trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.” (1 Pr 3,19-21 : Bài đọc II).
Ai sống trong Tầu Noe là sống trong
Hội Thánh mới được Chúa cứu độ, vì “Chính
Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất
lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết
chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh” (1Pr 3,18 : Bài đọc II).
Xưa Thiên Chúa bảo ông Noe đưa mọi
giống vật vào tàu, thú lành và thú dữ, cùng gia đình ông gồm 8 người, mà không ai bị thú dữ làm hại ; Cũng
thế Hội Thánh còn đang ôm ấp người lành kẻ ác, mà kẻ ác vẫn không diệt được Hội
Thánh ; trái lại, nhiều kẻ ác lại nhờ Hội Thánh mà được cứu độ! (x Hiến Chế Hội
Thánh số 8). Thế thì người Kitô hữu muốn nên Thánh cũng phải sống chung với “dã thú” là “người nhà của mình” (x Mt
10,36), nên phải luôn uốn mình sống hoà thuận với những “dã thú” ấy, có thế mới
nên giống Chúa Giêsu và nhờ đó có khả năng tập họp thêm nhiều người vào Hội Thánh,là
Tàu Noe mới để vạn vật được cùng với con cái Thiên Chúa tôn vinh Người (x Rm
8,18t).
Sống được như thế mới là người Công
Giáo chân chính, đúng với ơn gọi làm con Thiên Chúa (con của Noe Mới) qua Bí tích
Thánh Tẩy.
Thánh nữ Maria Samạc, được Giáo Hội Đông
phương kính hằng năm vào ngày 1-4 (mùa Chay).
Cô Maria đã cùng với gia đình di cư
sang Alexandria
sinh sống. Khi cha mẹ cô qua đời, cô làm nghề mãi dâm không phải vì nghèo, mà là
cô thích thế.
Lần kia thấy có đoàn người hành hương
Giêrusalem để hôn tôn kính Thánh Giá Chúa, cô cũng đi theo, không phải để hôn
Thánh Giá, mà là để móc tiền khách hành hương bằng cách bán thân! Nhiều người đã
sa ngã vì cô!
Tới Giêrusalem, cô thấy nhiều người
chen nhau vào nhà thờ, cô cũng theo vào thử xem, khi cô bước vào tới cửa, thì hình
như có người đẩy cô ra, cô đã cố gắng nhiều lần nhưng không sao vào được! Cô chợt
ngước mắt nhìn thấy ảnh Đức Mẹ, cô liền cầu nguyện xin Đức Mẹ cho cô vào được bên
trong nhà thờ, và cô đã toại nguyện. Khi cô quỳ hôn Thánh Giá Chúa, cô đã khóc
ròng, và cô quyết định ở lại đó ba ngày để cầu nguyện, và như nghe có tiếng Đức
Mẹ bảo cô : chạy về hướng sông Giođan, đến một nhà thờ kính thánh Gioan Tẩy Giả,
cô liền đi vào cầu nguyện và xin xưng tội rước Lễ. Cô cũng đã ở lại đó ba ngày để
tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Sau đó cô đi vào sa mạc ăn chay cầu nguyện suốt 17 năm!
Sống trong sa mạc, thân cô chỉ còn da bọc
xương, áo quần rách tả tơi, chỉ nhờ mái tóc dài xõa xuống che thân thể cô.
Vào dịp mùa Chay, các tu sĩ hay vào sa
mạc để cầu nguyện. Thày Simon phát hiện ra một người chỉ có mái tóc che thân,
thày lại gần, nhưng cô Maria chạy trốn và la lên :
- Xin đừng lại gần tôi, tôi là một phụ
nữ. Nếu thày có thể, xin cho tôi tấm áo của thày, và cho tôi được rước Lễ.
Thày Simon liền liệng áo choàng cho cô,
và trở về lấy Mình Thánh Chúa cho cô rước Lễ. Cô nói :
- Năm sau, xin được gặp lại thày.
Đúng một năm sau, thày Simon lại đưa Mình
Thánh Chúa đến cho cô. Nhưng cô đã chết khô đét, mặt cô quay về hướng Đông, dưới
đất có hàng chữ : “Cám ơn thày đã cho tôi
rước Chúa vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, qua hôm sau (thứ Sáu Tuần Thánh) Chúa đã
rước tôi về với Ngài.”
Kết thúc cuộc đời cô Maria đã làm ứng
nghiệm Lời Kinh Thánh : “Lạy Chúa, đường lối
Chúa tất cả là yêu thương và thành tín đối với ai giữ Giao Ước của Ngài”
(Tv 25/24,10 : Đáp ca).
Đúng là cô Maria đã sống lời thánh Gioan
Tẩy Giả rao giảng : “Hãy sám hối, vì Nước
Trời đã gần bên !” (Mt 3,2).
Cô đã trở thành thánh Maria Samạc, là mẫu
kêu gọi mọi người trở về với Chúa trong mùa Chay.
THUỘC LÒNG.
Kẻ
thù của mình chính là người nhà !
(Mt 10,36)
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH