BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : 2
Cr 9, 6-10
6
Thưa anh em, tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt
nhiều.7 Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không
buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa
yêu thương.8 Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh
em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà
làm mọi việc thiện,9 theo như lời đã chép: Kẻ túng nghèo, Người rộng
tay làm phúc; đức công chính của Người tồn tại muôn đời.
10 Đấng
cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp
dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh
hoa kết quả dồi dào.
ĐÁP CA : Tv
111
Đ. Phúc
thay người biết cảm thương và cho vay mượn. (c 5a)
1 Hạnh
phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. 2
Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa
thương giáng phúc.
5 Phúc
thay người biết cảm thương và cho vay mượn, biết theo lẽ phải mà thu xếp công
việc mình. 6 Họ sẽ không bao giờ lay chuyển,thiên hạ muôn đời còn
tưởng nhớ chính nhân.
7 Họ
không lo phải nghe tin dữ, hằng an tâm và tin cậy Chúa, 8 luôn vững
lòng không sợ hãi chi và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù.
9 Kẻ
túng nghèo, họ rộng tay làm phúc, đức công chính của họ tồn tại muôn đời, uy
thế họ vươn cao rực rỡ.
BÀI GIẢNG
CHẾT VÌ TIN
MỪNG MỚI SỐNG THỰC
Phó
tế Laurensô Tử Đạo vào ngày 10 tháng 8 năm 258, vào đầu thế kỉ IV các tín hữu
rất sùng kính Ngài.Ngay tại Roma, có tới 35 nhà thờ mang tên Laurensô.Suốt năm
phụng vụ có 25 lễ kính,trong đó có thánh lễ kính thánh Laurensô và có Kinh
Chiều I.ngài là một trong bảy Phó
tế sống bên cạnh Đức Giáo hoàng. Thời ấy, Phó tế được bầu làm Giáo hoàng, nhiệm
vụ của Phó tế là giữ tài sản của Giáo Hội do giáo dân dâng cúng để chia sẻ vào
việc từ thiện.Ông Đêxyô,vua Rôma đã ra lệnh chặt đầu Đức Giáo Hoàng SIXTUS II
và các phó tế đang dâng lễ với Đức Giáo Hoàng trong hang toại đạo.Riêng có phó
tế Laurensô được tha mạng nhằm bắt ông phải hiến tất cả tài sản của Giáo Hội
cho vua, thì Phó tế Laurensô hứa với vua là 3 ngày sau sẽ dâng tất cả. Trở về
nhà, ông Laurensô lấy tất cả tài sản đang quản lý chia cho mọi người nghèo, rồi
ông dẫn những người nghèo ấy đến trước mặt vua, thưa : “Đây là tài sản của Hội Thánh, tôi dâng hết cho ngài”. Vua căm phẫn
trước cử chỉ ngạo ngược ấy của Phó tế Laurensô, nên sai nung lửa tấm sắt đỏ
rực, rồi trói Laurensô quăng trên đó, nằm trên tấm sắt Laurensô còn khôi hài
nói với vua : “Thưa ngài, phía này chín
rồi, ngài có thể ăn được!”
Như
vậy, Phó tế Laurensô đã thực thi Lời Kinh Thánh
: “Mỗi người hãy cho tùy theo ý
định của lòng mình, không buồn phiền, không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến,
thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,7 : Bài đọc). Phó tế Laurensô không
chỉ rộng tay chia sẻ của cải do giáo dân đóng góp, mà đặc biệt ông đã chia
chính mạng sống mình vì Tin Mừng, để làm cho Lời Đức Giêsu nói về những kẻ theo
Ngài được ứng nghiệm : “Ai muốn cứu mạng
sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng,
thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35).
Đó
là định luật tất yếu phải xảy ra cho những ai theo Đức Giêsu để sinh nhiều hoa
trái việc lành, như Ngài nói : “Thầy bảo
thật anh em, nếu hạt lúa mì gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ
trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24
: Tin Mừng). Hạt giống vật chất nếu chết đi là thối luôn, không thể mọc lên
được. Do đó, ta phải hiểu Lời Đức Giê-su nói “hạt lúa mì chết đi” là
ám chỉ chính Ngài sẽ bị giết và được ông Nicôđêmô lãnh xác Ngài an táng trong
lòng đất, chưa trọn ba ngày, thì “hạt giống” này đã mọc lên (Chúa Giêsu Phục
Sinh), để rồi Ngài sai các Tông Đồ đi khắp thế giới tập họp môn đệ cho Ngài
bằng hai việc : ban Thánh Tẩy cho họ, và dạy họ mọi điều Đức Giê-su đã truyền
cho các ông (x Mt 28,19-20), và cứ như thế cho tới ngày cánh chung, thì từ “hạt
lúa mì” ấy đã chết sinh ra biết bao hạt khác, mà thánh Gioan được Chúa
cho nhìn thấy trước : “Con Chiên đứng
trên núi Sion và với 144 ngàn người, mang danh của Ngài và danh của Cha Ngài
viết trên trán họ. Ngoài 144 ngàn người ấy, những người đã được mua chuộc từ
cõi đất, họ là những kẻ không bị dây dớm với phụ nữ vì họ trinh khiết ; họ được
tháp tùng theo Chiên Con bất cứ Ngài đi đâu ; họ đã được mua chuộc giữa loài
người, làm tiên thường hiến dâng Thiên Chúa và Con Chiên” (Kh 14,1.3b-4).
Những người được Chúa cứu độ đã diễn tả người tôi
trung Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia đã nói : “ĐỨC
CHÚA đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ.Nếu người hiến thân làm lễ vật
đền tội,người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,và nhờ người, ý muốn
của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu. Nhờ nỗi thống khổ của mình,người sẽ nhìn thấy ánh
sáng và được mãn nguyện.Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của
Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế,
Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,và cùng với những bậc anh hùng hào
kiệt,nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị
liệt vào hàng tội nhân;nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người và can
thiệp cho những kẻ tội lỗi” (Is 53, 10-12).
Người
tôi trung gương mẫu nhất của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu, Ngài muốn chúng ta
giữ được mạng sống mình, thì phải đi trên con đường Ngài đã đi (x 1 Ga 2,6).Chính
vì vậy mà Đức Giêsu kêu gọi:“Ai phục vụ
Thầy, thì hãy theo Thầy;và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.Ai phục vụ
Thầy,Cha của Thầy sẽ quí trọng người ấy”(Ga.12,26 Tin Mừng).
“Đức Giêsu ở đâu người phục vụ Ngài cũng ở đó”
nghĩa là muốn hưởng vinh quang trong Nước Thiên Chúa, thì trước đó phải phục vụ
giống Đức Giêsu ở đồi Sọ. Tuy nhiên chưa phải chết khổ nhục như Ngài, thì ít ra
lúc ở với Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, phải quảng đại dâng nhiều thời giờ để
nghe,tìm hiểu và suy gẫm Lời Chúa, dù có ngăn trở công ăn việc làm, có tổn
thương đến cơ thể làm mỏi mệt, nhưng vì yêu lại thích sự khó nhọc đó. Kìa cô
cậu yêu nhau cả ngày làm việc vất vả mỏi mệt, thế mà tối hẹn nhau nơi vắng trò
chuyện tới khuya, nói nói, nghe nghe, quên hết cả thời gian. Tại sao người Công
Giáo biết rằng vì yêu Chúa mà dự Lễ mới được Chúa ban nhiều ơn, thế mà không
muốn nghe giảng nhiều điều, chỉ thích càng vắn càng tốt, 10 phút là dài. Nếu
chủ chăn và giáo dân ai cũng nghĩ như thế, thì hỏi rằng có còn yêu Chúa hay là
bất hòa, vì cô cậu lúc bất hòa thì chẳng nghe nhau nữa, cực chẳng đã nói mấy
điều cho xong việc!
Vậy chỉ những người vì tin yêu Chúa Giêsu mà đến dự
Lễ, thì mới được Ngài hứa: “Thầy sẽ đi
dọn chỗ cho anh em và khi Thầy trở lại,Thầy sẽ đem anh em đi với Thầy,để Thầy ở
đâu,anh em cũng được ở đó”(Ga.14,3),như Ngài đã xin với Chúa Cha : “Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở đâu chúng cũng
được ở đó với Con, để chúng được chiêm ngưỡng vinh quang của Con mà Cha đã ban
cho Con” (Ga 17,20). Đó là “phúc lộc
Chúa dành cho người biết thương xót và cho vay mượn” (Tv 112/111, 5a : Đáp
ca).Vì vậy Đức Giêsu quả quyết: “Ai theo
Tôi,sẽ không đi trong bóng tối nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”(Ga.8,12bc
Tung hô Tin Mừng)
THUỘC LÒNG
-Hc.29,12-13:Rộng
tay chia sẻ là con chất đầy kho lẫm và con sẽ thoát mọi nỗi gian nguy.Của chia
sẻ sẽ nên vũ khí giúp con chống địch thù,lợi hại hơn cả khiên dầy giáo nhọn.
-Tb.4,10-11:Việc chia sẻ cứu cho khỏi
chết và không để rơi vào cõi âm ty.Vì trước nhan Đấng Tối Cao,của chia sẻ là một
lễ vật quý giá.
-2Cor.9,6-8: Ai gieo ít thì gặt ít,ai
gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình,
không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên
Chúa yêu thương. Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi
thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi
việc thiện.
-2Cor.9,9:Người rộng tay ban phát cho
kẻ túng nghèo,đức công chính của họ tồn tại muôn đời.
-1Ga.3,17:Đừng ai yêu bằng đầu lưỡi
nhưng yêu bằng việc làm thật sự.
-Cv.20,35:Cho thì có phúc hơn là lấy.
-Giáo sư Alfred Adler nói: Kẻ nào không
quan tâm đến người khác, chẳng những nó gặp nhiều khó khăn trên đời, mà còn là
kẻ gây tác hại cho xã hội.
-Linh mục Carlyle nói:Muốn biết lòng
nhân ái của ai,chỉ cần xem cách người đó đối xử với các tôi tớ.
-Nhà tâm lý học Ive nói:Phần lớn nỗi
thống khổ của người nghèo là họ nhìn thấy cách dùng tiền của phung phí,vô ý
thức của người giàu.
http://phaolomoi.net
Linh mục
GIUSE ĐINH QUANG THỊNH