BÀI GIẢNG
A. PHẦN TÌM
HIỂU
Trước
khi chúng ta đi vào giáo huấn của Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay, ta hãy giải
đáp thắc mắc :
-
Dựa vào Tin Mừng anh em
Tin Lành xác định Đức Giêsu còn có những em ruột, thế thì làm sao người Công
Giáo lại tin Đức Maria chỉ sinh Đức Giêsu, nên vẫn còn đồng trinh ? (Mt 12, 46
: Tin Mừng)
-
Tại sao ngôn sứ Mikha
lại cầu xin với Chúa dùng gậy để chăn dắt dân ? (Mk 7,14a)
1/ LÝ DO
ANH EM TIN LÀNH KHÔNG TIN ĐỨC MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH
-
Đức Giêsu
đang giảng, có Mẹ và anh em Ngài đến mời Ngài ra để nói chuyện (x Mt 12,46). Như thế bà Maria sau khi sinh Đức
Giêsu còn sinh nhiều người con khác nữa.
-
Bà Maria
sinh Con đầu lòng và lấy tã vấn Con đặt trong máng cỏ (x Lc 2,7). Đã nói Đức Giêsu là con đầu lòng thì
phải hiểu là người mẹ còn tiếp tục sinh con.
- Ông Giuse và bà Maria không ăn ở với nhau
cho đến khi bà sinh Con (x Mt 1,25). Như thế ông Giuse và bà Maria chỉ
không ăn ở với nhau cho đến khi sinh Đức Giêsu, sau đó hai ông bà vẫn ăn ở với
nhau.
Dựa vào các chứng từ trên anh em Tin Lành chỉ tin Đức
Maria đồng trinh cho đến khi sinh Đức Giêsu mà thôi. Vì bà Maria sinh Đức Giêsu
là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Còn sau khi đã sinh Đức Giêsu thì không
còn đồng trinh.
Nhưng Hội Thánh Công Giáo vẫn tin Đức Maria trọn đời
đồng trinh, vì :
* Từ ngữ “anh
em” mà Kinh Thánh dùng, tiếng Do Thái gọi là “Ăch” tiếng Hy Lạp gọi là
“Adelphoi”. Hai từ này hiểu chung về cả anh em ruột và anh em họ, giống như
tiếng Việt Nam
: con chú cũng gọi là em ; con bác cũng gọi là anh. Thực vậy, Abraham là bác
của Lot, mà Abraham gọi Lot bằng từ Ăch, hoặc
Adelphoi (x St 13,8 ; 14,12 ; 29,10).
Thế thì tại sao anh em Tin Lành chỉ chọn một nghĩa
anh em ruột để phủ nhận Đức Maria đồng trinh!?
* Ngôn sứ
Isaia loan báo Đấng Cứu Độ : “Một người
nữ sẽ sinh con” (Is 7,14). Người
nữ này tiếng Do Thái là Almah. Almah không nhất thiết là trinh nữ, cũng không
khẳng định là mất trinh.Vì từ này có nghĩa chung là một cô vợ trẻ, hay cô gái
đến tuổi dậy thì. Nhưng bản văn tiếng Do Thái đã được dịch ra tiếng Hy Lạp, thì
lại xác định : cô vợ trẻ đó là một trinh nữ (Parthenos), dịch như thế là
dựa vào lối giải thích từ ngữ (ngữ vựng) tiếng Do Thái trường Alexandria (theo Bible Jérusalem). Như vậy bản Hy Lạp xác định
truyền thống giải thích danh từ Almah với ý nghĩa rõ rệt là một trinh nữ, để
chỉ người Mẹ của Đấng Emmanuel. Bản văn Kinh Thánh tiếng Hy-Lạp này, Đức Giêsu và các môn đệ đã
dùng để giảng dạy.
* “Bà sinh Con
đầu lòng” (Lc 2,7) : Tác giả Luca không có ý nói : đã có con đầu lòng là
tất yếu phải sinh con nữa. Mà ông viết câu này chỉ có ý nhấn mạnh : gia đình Nazareth rất cẩn thủ giữ
Luật Môsê, mà Luật Môsê thì buộc cha mẹ phải dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa
(x Xh 13).
* “Hai ông bà
không ăn ở với nhau cho đến khi sinh con” (Mt 1,25) : Anh em Tin Lành dựa
vào câu này mà xác định rằng : Đức Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Đức
Giêsu mà thôi. Bởi đó bà sinh Đức Giêsu là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Nhưng
ta phải biết rằng thuật ngữ “cho đến khi”
trong Thánh Kinh có ý nhấn mạnh một điều
gì đã có, đang có, và không bao giờ mất đi. Thí dụ : Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), có nghĩa
là Chúa đang ở với các môn đệ và mãi mãi không bao giờ lìa xa ; thế thì câu Mt
1,25 nhấn mạnh sự đồng trinh của Đức Maria đã có, đang có và còn mãi!
Ngoài ra, Hội Thánh Công Giáo dưới cái nhìn thần học
phải xác nhận Đức Maria là một Trinh Nữ vì :
* Maria là
khuôn mẫu của Hội Thánh : Maria sinh Chúa Giê-su là đầu của Hội Thánh ; còn
Hội Thánh sinh các Kitô hữu là chi thể trong Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Hội
Thánh không liên hệ tới một người khác phái nào mà vẫn sinh con, do đó Chúa
Giêsu gọi Hội Thánh là một cộng đoàn trinh nữ (x Mt 25,1-13), thì Đức Maria
cũng không ăn ở đời vợ chồng với ông Giuse.
* Thánh Irênê
nói : “Adam cũ được sinh ra bởi đất
trinh (đất chưa ai canh tác), Adam cuối cùng (Đức Giê-su) sinh ra bởi Mẹ đồng
trinh”.
* Xét về mặt tâm lý và nhân bản : Nếu Đức Giêsu còn em ruột, thì không thể nào trước
giờ chết Ngài phải nhờ ông Gioan chăm sóc Mẹ mình (x Ga 19,25-27).
2/ CHÚA
DÙNG GẬY CHĂN DẮT DÂN NGÀI.
Gậy của Chúa chính là Lời Ngài dẫn dắt và bảo vệ đoàn
chiên của Ngài, như Tv 23/22, 4 : “Cây gậy của Chúa làm tôi yên lòng”.
Câu này diễn tả Đức Giê-su là Mục Tử, mà Thánh vịnh 22 nhắc nhở cho mọi người
nhớ đến Thánh vịnh 119 (118) nói về Lời Chúa. Đây là Thánh vịnh dài nhất trong
150 Tv, vì có tới 176 câu. Thánh vịnh này dùng nhiều lời, nói nhiều cách để diễn tả sự phong phú tuyệt vời
của Lời Chúa. Thánh vịnh được chia ra
làm 22 ca khúc, mỗi ca khúc có 8 câu.
Số 22 có ý nhắc đến Thánh vịnh Mục Tử (Tv 22), Ngài
chăm sóc đoàn chiên bằng Lời của Cha rất phong phú ơn sủng. Bởi đó Lời Chúa
được gọi là cây gậy của vị mục tử trong Hội Thánh. Thực vậy, chính Đức Giê-su
đã không dùng quyền Vua để thống trị ai, nhưng Ngài chăm sóc mọi người bằng
tình thương, thể hiện qua việc làm. Việc quan trọng và đứng hàng đầu của Đức
Giê-su là cầu nguyện và giảng Lời. Nên ai làm ngăn trở sứ mệnh này, thì Ngài
trốn họ đi cầu nguyện (x Lc 4, 42-44).
B. GIÁO
HUẤN
GIA TỘC CỦA CHÚA GIÊSU
Đức Giêsu đã xác nhận : “Ai thi
hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ
tôi” (Mt 12,50 : Tin Mừng). Như thế chức làm Mẹ Thiên Chúa, Thiên Chúa
không chỉ dành riêng cho Đức Maria, mà còn cho hết thảy những ai thi hành ý
Chúa Cha, để được nên giống Đức Maria, danh Maria được đổi thành “Đầy Ơn Phúc”
(Lc 1,28), mà chỉ có Thiên Chúa mới thực là đầy ơn phúc. Nghĩa là ai thực thi ý
Cha trên trời, người ấy đạt chỉ tiêu nên thánh, như Đức Giêsu nói : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh, Đấng
ngự trên trời” (Mt 5,48).
Để
hiểu lý do Đức Giêsu tỏ ra hững hờ trước tin người ta truyền lại cho Ngài :
"Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy
đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy. "Người bảo kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? " Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và
nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi.
Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là
anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12, 47-50 : Tin Mừng), vì hai lý do :
1/ Đức Giêsu
không phủ nhận Đức Maria là Mẹ của Ngài, nhưng tiếc rằng người ta lầm tưởng
bà Maria sinh dưỡng Đức Giêsu như những người đàn bà khác sinh con, thì điều đó
không quan trọng, bởi vì “Thần Khí mới làm cho sống, xác thịt không
sinh ích gì, Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống” (Ga 6,63). Do đó, nếu
Đức Maria không nói tiếng xin vâng Lời Chúa trong ngày Truyền Tin, để Thần Khí
Chúa cũng là Lời Chúa chiếm đoạt Mẹ, và Mẹ xin Chúa thực hành điều Chúa đã nói
cho Mẹ, thì Đức Maria cũng không thể sinh Con Thiên Chúa vào đời bằng xương
thịt của mình được (x Lc 1, 26t).
2/ Muốn hiểu
về gia tộc Đức Giêsu, ta hãy nhìn vào bố cục của Tin Mừng Matthêu từ chương
12,43 đến chương 13,1-38 :
-
Mt 12,43-45 : Kẻ đã
được Chúa chiếm đoạt, lại tạo điều kiện thuận lợi cho bảy quỷ dữ hơn trở lại,
nó ra tồi tệ hơn trước.
-
Mt 12,46-50 (cuối
chương 12): Gia tộc của Đức Giêsu là những người nghe và thực hành Lời Chúa.
-
Mt 13,1-38 : Dụ ngôn
gieo giống là gieo Lời Chúa để sinh ra con cái Nước Thiên Chúa.
Nhìn vào cơ cấu Tin Mừng của Matthêu như trên, thì Đức Giêsu có ý nói về Mẹ
và anh em Ngài như sau :
-
Gia tộc của Đức Giêsu đặt sau lời Ngài kết án những ai đã thuộc về Chúa, mà không
trang hoàng nhà tâm hồn bằng ơn Chúa, cụ thể không để Hội Thánh dùng quyền năng
Chúa Thánh Thần ghi Lời vào tấm lòng và tấm thịt (x 2 Cr 3,3), thì nó đã tạo
điều kiện thuận lợi cho quỷ đã xuất khỏi nó, rủ thêm bảy quỷ khác dữ tợn hơn,
đến lập cư nơi người đó (x Mt 12,43-45).
-
Gia tộc của Đức Giêsu đặt trước dụ ngôn gieo giống, Đức Giêsu diễn tả những người
thuộc linh tộc của Ngài là những người nghe và thực hành Lời Cha Ngài, cụ thể
là các môn đệ đã từ bỏ mọi sự ở đời này mà đi theo Thầy Giêsu, nghe Lời và đem
ra thực hành, rồi nối tiếp sứ mệnh của Thầy Giêsu đã nhận từ nơi Chúa Cha, để
làm cho mọi người trở thành “con cái Nước Trời (x Mt 13,38a). Nhờ “hạt
giống tốt là Lời Chúa được gieo vào lòng họ” (x Mc 4, 14 ; Lc 8,11).
Như thế Mẹ Maria và các anh em họ của Đức Giêsu là
những mẫu người được hạt giống Lời gieo vào lòng. Đặc biệt, đối với Đức Maria,
Mẹ phó thác cho Lời quyền năng của Thiên Chúa thực hiện nơi Mẹ điều Chúa đã nói
(x Lc 1,38), nên Chúa đã lấy một phần xương thịt của Mẹ tạo nên thân thể Con
Một Ngài là Chúa Giêsu, để Mẹ Maria được liên kết với Chúa bằng Lời đã trở
nên xương thịt, đó mới thực là vinh
quang của Mẹ, đúng như Đức Giêsu đã nói : “Xác
thịt không sinh ích gì, Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống”
(Ga 6,63). Thế nên nếu Đức Maria không liên hệ với Lời Chúa, xác thịt của Mẹ
không sinh ích gì để được khen là bà mẹ có phúc. Bởi đó, Đức Maria đã trở nên
mẫu người được Chúa cứu độ. Nên mỗi khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta cũng được
liên kết với Lời Chúa và được liên kết với Chúa Giêsu Thánh Thể (rước Lễ), ta
cũng không thua gì phẩm giá và danh dự của Mẹ Maria. Phẩm giá và danh dự của ta
là được Chúa giải phóng khỏi tay tử thần, thoát nô lệ Satan. Đây mới chính là
cuộc vượt qua Chúa muốn thực hiện hằng ngày mỗi khi có Thánh Lễ, nhằm giải
phóng cho cả loài người, người còn sống cũng như kẻ đã qua đời đang thanh luyện
trong Luyện tội. Như thế cuộc vượt qua này giá trị trổi vượt hơn cuộc vượt qua do ông Môsê thực hiện, khi ông
dùng gậy rẽ nước biển cho dân Do Thái vượt qua thoát bọn Ai Cập đang truy đuổi,
nhưng cũng tại dòng nước này, ông dùng gậy đập xuống làm cho nước ập lại chôn
sống toàn bộ vua, quan, binh lính và chiến xa (x Xh 14,21- 15,1 : Bài đọc năm
lẻ), để dân Chúa được cứu thoát vui mừng, nhảy múa, reo hò, cất lời ca : “Nào ta hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng”
(Xh 15,1b : ĐC năm lẻ).
Chúa dùng ngôn sứ Mikha dạy người Công Giáo biết cách tạ ơn Chúa khi được
Chúa Giêsu giải phóng thoát án tử khởi đi từ lúc lãnh Bí tích Thánh Tẩy và hoàn
hảo khi dự tiệc Thánh Thể trong tâm tình của dân Do Thái thoát nô lệ Ai Cập : “Lạy Chúa, xin dùng gậy (Lời) chăm sóc dân là
đoàn chiên, là cơ nghiệp của Ngài, vì Ngài đã đưa dân ra khỏi Ai Cập. Không
có thần minh nào sánh được như Ngài, Đấng chịu đựng lỗi lầm, Đấng bỏ qua tội ác
cho phần còn sót lại của cơ nghiệp Ngài ? Người không giữ mãi cơn giận, nhưng
chuộng lòng nhân nghĩa, Người sẽ lại thương xót chúng ta, tội lỗi chúng ta
Người chà đạp dưới chân. Mọi lỗi lầm
chúng ta, Người quăng tùm xuống biển, như Người đã thề với tổ phụ chúng con từ
thuở trước” (Mk 7,14-15.18-20 : Bài đọc năm chẵn).
Vậy chỉ những ai tham dự tiệc Thánh Thể, mới có thể
cất lời cầu : “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng
con thấy tình thương của Chúa” (Tv 85/84,8a : Đáp ca năm chẵn). Và Chúa chỉ
tỏ tình thương cho những ai tuân giữ Lời Ngài dạy, như Đức Giêsu nói : “Ai yêu mến Thầy thì giữ Lời Thầy, Cha Thầy
sẽ yêu mến người ấy, Cha và Thầy sẽ đến với người ấy” (Ga 14,23 : Tung Hô
Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt
chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống (Ga
6,63).
http://phaolomoi.net
Linh mục GIUSE ĐINH
QUANG THỊNH