BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : Is 7, 1-9
1
Thời vua A-khát, con vua Giô-tham, cháu vua Út-di-gia-hu, trị vì Giu-đa, thì
vua A-ram là Rơ-xin, và vua Ít-ra-en là Pe-các, con ông Rơ-man-gia-hu, lên đánh
Giê-ru-sa-lem, nhưng không thể tấn công được.2 Người ta báo tin cho
nhà Đa-vít rằng: "A-ram đã đóng quân ở Ép-ra-im." Bấy giờ lòng vua
cũng như lòng dân đều rung động như cây rừng rung rinh trước gió.
3 Đức
Chúa phán với ông I-sai-a: "Ngươi hãy cùng với Sơ-a Gia-súp, con ngươi, ra
đón vua A-khát ở cuối kênh dẫn nước của hồ trên, phía đường dẫn tới cánh đồng
Thợ Nện Dạ.4 Ngươi hãy nói với nhà vua: "Ngài hãy coi chừng, cứ
bình tĩnh, đừng sợ, chớ sờn lòng trước hai cái đầu que củi chỉ còn khói đó,
trước cơn giận sôi sục của Rơ-xin, vua A-ram, và của người con Rơ-man-gia-hu.5
Vì A-ram cùng với Ép-ra-im và người con Rơ-man-gia-hu đã mưu tính hại ngài và
nói:6 "Ta hãy lên đánh Giu-đa, làm cho nó khiếp sợ ta, và đặt
con ông Táp-ên làm vua ở đó."
7 Đức
Chúa là Chúa Thượng phán thế này:Chuyện đó sẽ không xảy ra, sẽ không có,8
vì đầu của A-ram là Đa-mát, đầu của Đa-mát là Rơ-xin. Sáu mươi lăm năm nữa
Ép-ra-im sẽ tan tành, không còn là một dân.9 Đầu của Ép-ra-im là
Sa-ma-ri, đầu của Sa-ma-ri là con của Rơ-man-gia-hu.Nếu các ngươi không vững
tin,thì các ngươi sẽ không đứng vững”.
ĐÁP CA : Tv 47
Đ. Thiên
Chúa củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở. (c 9d)
2 Cao cả
thay Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta, Đấng thật xứng muôn lời ca tụng trong
thành đô của Người!3a Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ,là niềm
vui cho toàn thể địa cầu.
3b Núi
Xi-on, bồng lai cực bắc,là kinh thành của Đức Đại Vương. 4 Giữa các
lâu đài của Xi-on,Thiên Chúa tỏ ra chính Người là thành luỹ.
5 Kìa
vua chúa toa rập với nhau,cùng tiến quân một lúc. 6 Nhưng mới thấy
thành đã sững sờ kinh ngạc,quá hãi hùng, bỏ chạy thoát thân.
7 Chúng
run khiếp, chạy đi chẳng nổi, quằn quại như phụ nữ sắp sinh con. 8
Quay cuồng như những chiếc tàu trên biển cả bị bão đánh tan tành.
BÀI GIẢNG
KHÔNG TIN THEO CHÚA GIÊSU, TỘI NẶNG NHẤT!
Thiên
Chúa hướng dẫn, điều khiển lịch sử dân tộc Do Thái, đặc biệt nhất là Chúa dùng
ông Môsê giải phóng dân Do Thái thoát nô lệ Ai Cập để báo trước chương trình
Thiên Chúa cứu độ loài người, khởi đi từ
lúc Chúa Cha sai Con Một của Người vào thế gian thực hiện.
Sứ
mệnh của Đức Giêsu vượt xa nhiệm vụ của ông Môsê. Ta hãy so sánh ông Môsê với
Đức Giêsu :
1/
Thời Cựu Ước, toàn dân Do Thái bị đế quốc Ai Cập bắt làm nô lệ! Sự kiện đau
thương này không bằng toàn thể nhân loại bị satan bắt làm nô lệ, đặt trong tay
thần chết.
2/
Chúa trù liệu giữ gìn ông Môsê thoát chết bởi vua Ai Cập : Mẹ Môsê giấu cậu ba
tháng trời! (x Xh 2,2 : Bài đọc năm lẻ) ; Không sánh bằng Đức Giêsu ở ẩn 30 năm
bên mẹ tại Nazareth
(x Lc 2,39 ; 3,23).
3/
Công chúa của Pharaon vớt cậu bé Môsê từ sông Nil đưa về cho mẹ nó nuôi (x Xh
2,3-10 : Bài đọc năm lẻ) ; Không bằng Đức Giêsu được Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
dưỡng dục, rồi từ dòng sông Giođan Ngài bước lên sau khi được ông Gioan làm
phép rửa, Ngài bắt đầu đi loan báo Tin Mừng cứu muôn dân, thoát tay tử thần,
thoát nô lệ satan (x Mt 3,13-17).
4/
Hai người Do Thái ẩu đả nhau, ông Môsê lên tiếng ngăn cản, thì họ lại nói : “Ai đặt ông làm người lãnh đạo xét xử chúng
tôi” (Xh 2,13-14 : Bài đọc năm lẻ) ; Cũng thế, hai anh em chia gia tài của
cha mẹ, mà người anh ăn hiếp em, nên em đến xin Đức Giêsu can thiệp. Ngài nói
với người ấy : “Này anh, ai đã đặt tôi
làm thẩm phán, hay làm trọng tài trên các anh” (Lc 12,13-14).
Như
vậy sứ mệnh của Đức Giêsu được Chúa Cha trao giải phóng loài người thoát nô lệ
satan, đánh gục thần chết, quan trọng hơn Chúa dùng ông Môsê giải phóng dân Do
Thái thoát nô lệ Ai Cập. Thế mà Đức Giêsu đến các thành Khorazin, Bếtsaiđa,
Capharnaum giảng dạy cùng làm nhiều phép
lạ, đó là dấu chỉ Ngài đến giải phóng dân trong các thành này, mà chúng không
chấp nhận. Bởi thế Ngài phóng dữ trên các thành đó : “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu
các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc
áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối.Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay:
đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các
ngươi.Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận
trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi
ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế,
Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng
hơn các ngươi” (Mt 11,20-24 : Tin Mừng).
Ta biết dân thành Sôđôm phạm tội cuồng dâm, ghê tởm
đến độ nam nữ thỏa mãn xác thịt quá quen, quá nhàm, chúng phải tìm thỏa mãn với
đứa cùng phái nam với nam, nữ với nữ, để tìm cảm giác lạ! Vì tội quái đản ấy,
Chúa tung lửa trời thiêu rụi chúng, quả là đáng tội! Thế nhưng những kẻ không
muốn nghe Lời Đức Giêsu lại còn tìm mưu tính kế thâm độc, nhằm đóng đinh Ngài
trên thập giá, thì còn nặng tội hơn bọn đĩ điếm! Vì thế Đức Giêsu khiển trách
nặng nề các thượng tế và hàng niên trưởng trong dân Do Thái : “Tôi bảo các ông đĩ điếm qua mặt các ông mà
vào Nước Thiên Chúa” (Mt 21,23.31).
Ta cần lưu ý Đức Giêsu không chúc dữ cá nhân nào
chống đối Lời Thiên Chúa, mà Ngài chúc dữ cho cả tập thể, cả một địa danh! Như
thế thì cả trẻ con, mọi thú vật, cũng như cây cối đều bị lửa trời thiêu rụi.
Đúng là “vì một người duy nhất đã sa ngã
mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ
công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là
được sống” (Rm 5,18) ; Thế thì nếu cả một tập thể thực hiện lẽ công chính,
thì sự sống càng phong phú hơn biết mấy! Vậy ít là ta cứ sống công chính – để
tâm nghe Lời Chúa và thực hành – thì không gây tai họa cho cả tập thể! Và còn
trở nên ô dù che chở cho người khác, vì Chúa đã nói : “Nếu Ta tìm được một người trong thành Giêrusalem, một người mà thôi,
biết giữ công lý, biết tìm sự thật, thì Ta tha tội cho cả thành” (Gr 5,1).
Bởi biết rằng kẻ nào chống đối Lời Chúa là xúc phạm đến Chúa Thánh Thần. Vì Lời
Chúa là Thánh Thần (x Ga 6,63). Đức Giêsu cho biết tội ấy nặng nhất, không bao
giờ được tha! Ngài nói : “Ai không đi với
tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán. Vì
thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được
tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai
nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng
được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12,30-32).
Lời Chúa chúng ta mới được nghe trong Thánh Lễ, Hội
Thánh còn muốn so sánh dân thành nào không đón nhận Tin Mừng, thì không được
Chúa che chở thoát khỏi mọi sự dữ, như xưa Chúa đã che chở ông Akhaz vua nước
Giuđa, dù ông này đã phạm tội tày trời :
Vào năm 736 trước công nguyên, khi vua Aram (vương quốc Đamat) và vua Israel (vương
quốc miền Galilê và miền Samari) liên minh với nhau để tiêu diệt vương quốc
Giuđa. Ông Akhaz, vua nước Giuđa nghe tin ấy, ông quá run sợ, ông phải cầu viện
với đế quốc Assur, nhưng chỉ thêm kẻ thù. Ông thất vọng và không trông cậy vào
Chúa nữa, nên ông đi coi bói, nghe lời thày bói bảo ông thiêu sống con ( 2V
16,3 ) . Thế mà Chúa đã dùng ngôn sứ Isaia đến trấn an vua : “Ngài hãy coi chừng, cứ bình tĩnh, đừng sợ,
chớ sờn lòng trước hai cái đầu que củi (Aram và Israel) chỉ còn khói đó, vì vua
Aram và vua Israel mưu tính hại ngài,
chúng nói : “Ta sẽ đánh Giu-đa, làm cho nó khiếp sợ, và đặt ông Táp-ên làm vua ở đó”.
Nhưng Đức Chúa là Chúa Thượng không cho chúng thực hiện, Ngài phán thế này : “Chuyện đó sẽ không xảy ra, sẽ không có. Nếu
các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không đứng vững được” (x Is
7,1-9 : Bài đọc năm chẵn).
Như thế, Chúa hứa bảo vệ nước Giuđa không bị kẻ thù
tiêu diệt, chỉ vì Ngài đã hứa cho triều đại vua Đavid muôn đời tồn tại (x 2 Sm
7,12). Vương quốc vững bền của dòng Đavid được thể hiện nơi Chúa Giêsu. Thế mà
khi Ngài đến, Ngài lại phóng dữ xuống thành không nghe Lời Ngài, chúng sẽ phải
run sợ hơn Akhaz trước áp lực của vua Aram và vua Israel nhắm tiến đánh nước
Giuđa, vì không vững tin vào Chúa mà tin vào thày bói, cũng như dựa vào thế lực
của đế quốc Assur.
Ngày nay, ở Việt Nam nhiều vùng xa thành phố, giáo
dân khao khát có Nhà Thờ, mong mỏi có Linh mục, để được dự Lễ và học Giáo lý,
mà không có, trong khi ở Saigon, một thành phố đứng đầu nước VN, xét về tỷ lệ
người Công Giáo, thành phố Saigon nhiều Nhà Thờ
nhất, nhiều Linh mục nhất, nhiều
điều kiện để tiếp nhận Lời Chúa . Thế nhưng những người ở thành phố này liệu có
biết quý trọng những điểm nhất mà ra sức tham dự phụng vụ nhất là dự Lễ và
chuyên cần học Giáo Lý để bảo đảm ơn cứu độ cho mình, hầu thoát khỏi lời chúc
dữ của Thiên Chúa ?! Vì dân Chúa vẫn tin vào thế lực tiền của, mà không tin
tưởng, trông cậy nơi Chúa, dù Lời Kinh vẫn kêu gọi : “Hỡi những ai nghèo hèn hãy kiếm tìm Thiên Chúa là tâm hồn phấn khởi vui
tươi” (Tv 69/68,33 : ĐC năm lẻ). Vì chỉ có : “Chúa củng cố thành đô đến muôn thuở muôn đời” (Tv 48/47, 9d : ĐC
năm chẵn).
Triết gia Kierkegaard nói : “Thiên Chúa chúc phúc cho con người không phải chỉ khi nào nó gặp được
Ngài, mà Thiên Chúa chúc phúc ngay lúc nó cất bước đi tìm Ngài”.
Vậy “ngày hôm
nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa” (Tv 95/94,7b.8a ;
Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Đức Giêsu bảo họ: "Nếu các ngươi đui mù, thì các ngươi
đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ngươi nói rằng: "Chúng tôi thấy",
nên tội các ngươi vẫn còn! " (Ga 9,41)
http://phaolomoi.net
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH