BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : Is 61, 9-11
9
Có Lời Đức Chúa phán với dân Người : “Dòng dõi các ngươi sẽ nức tiếng giữa chư
dân,và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn ước.Tất cả những ai thấy các
ngươi sẽ biết rằngcác ngươi là một dòng dõi được Đức Chúa ban phúc lành.
10 Tôi mừng rỡ muôn phần
nhờ Đức Chúa , nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Người mặc cho
tôi hồng ân cứu độ,choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề
khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang.11 Như đất đai làm đâm chồi
nẩy lộc, như vườn tược cho nở hạt sinh mầm,Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm
trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân”.
ĐÁP CA :
1Sm 2
Đ. Tâm
hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng cứu độ tôi (Lc 1, 46-47).
1
"Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa,nhờ Chúa, con ngẩng đầu hiên ngang.Con mở
miệng nhạo báng quân thù:Vâng, con vui sướng vì được Ngài cứu độ.
4 Cung
nỏ người hùng bị bẻ tan,kẻ yếu sức lại trở nên hùng dũng. 5 Người no
phải làm mướn kiếm ăn,còn kẻ đói được an nhàn thư thái.Người hiếm hoi thì sinh
năm đẻ bảy,mẹ nhiều con lại ủ rũ héo tàn.
6 Chúa
là Đấng cầm quyền sinh tử,đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên.7 Chúa
bắt phải nghèo và cho giàu có,Người hạ xuống thấp, Người cũng nhắc lên cao.
8 Kẻ mọn
hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi,ai nghèo túng, Người cất nhắc từ đống phân
tro,
đặt ngồi chung với hàng quyền quý,tặng ngai vinh hiển làm sản nghiệp riêng.
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN
MỪNG : Lc 2,19
Hall-Hall : Đức Trinh
Nữ Maria ghi nhớ Lời Chúa và suy niệm trong lòng. Hall.
TIN MỪNG :
Lc 2,41-51
41
Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua.42
Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm
trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su
thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết.44 Ông bà cứ tưởng
là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa
đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở
lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
46 Sau
ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy
dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.47 Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên
về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.48 Khi thấy con, hai
ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với
cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!
"49 Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết
là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? "50 Nhưng ông bà
không hiểu lời Người vừa nói.
51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về
Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả
những điều ấy trong lòng.
BÀI GIẢNG
ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM VÌ ĐƯỢC CHÚA Ở CÙNG
Khi
ta nhìn Đức Maria trong mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, thì Đức Maria là Mẹ
của Thiên Chúa (Hội Thánh kính ngày 1.1). Mà vì Đức Maria được Chúa ở cùng,
danh Maria trở thành danh “Đầy Ơn Phúc” (x Lc 1,28 – Bản dịch NTT), dựa vào
danh này, Hội Thánh xác nhận Đức Maria là đấng Vô Nhiễm, thì khi ta nhìn Đức Maria
trong mầu nhiệm Hội Thánh, Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria được đặt sau lễ Thánh
Tâm Chúa Giêsu, có ý nhắc nhở chúng ta : Nhờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta
được tái sinh, được thanh tẩy mọi tội lỗi và được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần
(x Cv 2,38). Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria – Bà Eva mới vô tội – cộng
tác với Adam cuối cùng (Đức Giêsu) cùng sinh ra chúng ta là con Thiên Chúa, là
các thi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Giêsu. Vì thế, Đức Maria trở thành
mẫu người Công Giáo được đính hôn với Tân Lang Giêsu, khởi đi từ Bí tích Thánh
Tẩy, như thánh Phaolô nói với các tín hữu : “Tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất là Đức Giêsu Kitô, để
tiến dâng anh em cho Người như một trinh nữ thanh khiết” (2Cr 11,2).
Theo
Tin Mừng Gioan, chính Đức Giêsu đã hai lần gọi Mẹ mình là Bà lúc khởi đầu và khi
kết thúc cuộc đời công khai của Ngài.
- Khởi đầu cuộc đời công khai của Đức Giêsu,
Ngài “thai nghén” Hội Thánh đã hé mở tại tiệc cưới Cana,
Ngài nói với Mẹ: “Này Bà, giữa tôi và Bà
nào có liên quan gì? (Ga 2,4a). Và hôm ấy lần duy nhất và lần đầu tiên
trong suốt cuộc đời công khai của Đức Giêsu, Mẹ Maria chỉ ân cần dặn dò loài
người : “Giêsu bảo gì cứ làm theo”
(Ga 2,5). Vì Đức Giêsu muốn dùng Lời Chân Lý mà sinh ra các Kitô hữu, để họ nên
như của lễ đầu mùa trong các loài thụ tạo của Ngài (x Gc 1,18).
- Kết thúc đời công khai của Đức Giêsu,
khi Ngài bị treo trên thập giá, cả Đức Maria và môn đệ Gioan đều có mặt, lúc ấy
Đức Giêsu mới xác nhận về sự liên hệ giữa Ngài với Đức Maria và môn đệ của Ngài
: “Hỡi Bà, này là con Bà”, đoạn Ngài nói
với môn đệ : “Này là Mẹ con”, và từ giờ đó môn đệ đã lĩnh lấy bà về nhà mình”
(Ga 19,26-27). Nghĩa là nơi đồi Sọ, Đức Maria mới thực là bà Eva mới, vì đã cùng
chịu đau khổ với Con của mình là Adam cuối cùng, khi tim Ngài bị đâm thủng,
nước cùng máu chảy xuống, phát sinh các Bí tích, khai sinh Hội Thánh. Chính lúc
này, bà Maria – Eva mới – thực sự là “Mẹ
các chúng sinh”, làm ứng nghiệm lời ông Adam nói với vợ : “Bà là mẹ các chúng sinh” (St 3,20), là
Mẹ của những người được sinh lại bởi Chúa Giêsu (x Cv 2,38). Và như thế Đức
Maria đã làm ứng nghiệm Lời tiền Tin Mừng Thiên Chúa đã hứa cứu độ loài người:
“Người phụ nữ sẽ đạp nát đầu rắn” (St
3,15 – Theo bản dịch Phổ Thông).
Như
thế hai lần Đức Giêsu gọi Đức Maria là Bà, mở đầu và kết thúc cuộc đời công
khai của Ngài, là Ngài có ý nhấn mạnh : Từ
khởi sự cho đến hoàn tất, những công việc tôi đều có sự tham dự tích cực của bà
Maria, khác nào như lời kinh chúng ta vẫn đọc : “Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”. Bởi lẽ đó,
thánh Phaolô nói : “Cũng chỉ vì một người
mà sự tội đã đột nhập vào thế gian, và vì tội, thì sự chết nữa và như vậy sự
chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội… Ấy thế, mà sự
chết đã ngự trị từ Adam cho đến ông Mô-sê, trên những kẻ không phạm tội (vì lúc
đó chưa có Luật) bằng cách vi phạm giống như Adam phản ảnh của Đấng sẽ đến.
Nhưng không phải sa ngã sao ơn huệ cũng vậy. Vì nếu bởi sự sa ngã của một
người, nhiều người đã chết, thì còn dãy tràn hơn biết bao trên nhiều người, ơn
của Thiên Chúa, lộc trong ơn của một người, Đức Giê-su Ki-tô” (Rm
5,12.14-15).
Về sứ mệnh của Đức Maria được Chúa mời gọi
tham dự vào chương trình cứu độ loài người, giáo huấn của Công Đồng Vat.II,
trong Hiến Chế Hội Thánh số 56 dạy: “Vì
Eva không vâng Lời Chúa, nên đã sinh ra nhân loại phải chết ; nhưng nhờ Đức
Maria, Eva mới cộng tác với Adam cuối cùng, sinh ra dòng giống nhân loại mới
được sống dồi dào muôn đời hạnh phúc”, và như thế chỉ có Đức Maria cùng với
Chúa Giêsu mới làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói về thời đại Thiên Chúa mời
gọi dân Ngài cộng tác để thực hiện chương trình cứu độ loài người : “Dòng giống chúng sẽ được biết đến trong các
nước, và miêu duệ chúng lừng danh giữa muôn dân ; ai thấy chúng đều nhận biết
đích thị là dòng giống được Thiên Chúa chúc lành” (Is 61,9 : Bài đọc). Cho
nên khi Đức Maria vừa nghe bà Elyzabeth người chị họ chúc tụng : “Trong nữ giới có người là diễm phúc! Vì đáng
chúc tụng thay quả lòng Bà! Và bởi đâu tôi được thế này là Mẹ Chúa đến với tôi”
(Lc 1,42-43). Vừa nghe lời chúc tụng ấy, Đức Maria cất tiếng ca ngợi Chúa : “Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng cứu
độ tôi” (Lc 1,47 : Đáp ca). Tâm tình ca tụng Chúa của Đức Maria đã nối dài lời
chúc tụng của bà Anna, dù hiếm hoi trong tuổi già, lại được Chúa cho sinh cậu
Samuel, là đại ngôn sứ của Thiên Chúa, Chúa đã dùng ông đặt vua cho Israel : “Tâm hồn con hỷ hoan vì Chúa, nhờ Chúa con
ngẩng đầu hiên ngang, con mở miệng nhạo báng quân thù. Vâng con vui sướng vì
được Ngài cứu độ” (1Sm 2,1).
Lời tạ ơn của Đức Maria lại còn làm ứng nghiệm lời
ngôn sứ Isaia nói về thời Thiên Chúa ra tay cứu Israel thoát nô lệ Babylon, là
dấu chỉ Chúa cứu cả loài người thoát nô lệ Satan, vì đã phạm tội : “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa , nhờ
Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu
độ,choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô
dâu lộng lẫy điểm trang” (Is 61,10 : Bài đọc). Và như thế Đức Maria nhận biết mình là Cô Dâu, được
Chúa điểm trang phục sức đứng kề bên Adam cuối cùng chỉnh tề đai mão, vì Ngài
là Vua.
Ơn
huệ quý báu này Chúa không chỉ muốn ban riêng cho Đức Maria, mà Chúa Giêsu còn
muốn ban cho hết thảy những ai noi gương Mẹ của Ngài nghe và thực hành Lời Chúa
(x Lc 8,21). Mà hết thảy những ai muốn nghe và thực hành Lời Chúa, tất yếu phải
năng tham dự Thánh Lễ, vì cả đến Đức Maria cũng phải đến Nhà Thờ mới được nghe
Đức Giêsu đang giảng dạy cho các thầy tấn sĩ. Lúc đó, Đức Maria mới tìm lại
được “Con Đấng Tối Cao” (x Lc 1,32) là Con của mình, để được bình an. Vì thế mà
Đức Giêsu hữu ý trốn cha mẹ ở lại Nhà Thờ, để từ đó Con Thiên Chúa đồng hành
với cha mẹ trở về quê Nazareth (x Lc 2, 41-51 : Tin Mừng), hầu làm ứng nghiệm
lời các ngôn sứ đã nói : “Ngài sẽ được
gọi là Nazarêô” (Mt 2,23 : Bản dịch NTT).
Thực
tế, thì không có ngôn sứ nào nói như
thế, nhưng có lẽ ông Matthêu “trích ý
chung của nhiều sách Cựu Ước về một đặc điểm của Đấng Mêsia, đồng thời cũng
muốn đưa về tên Nazareth.
Cũng có tác giả liên tưởng tới ngôn sứ Isaia nói về Thiên Chúa sẽ cho Đấng
Emmanuel thuộc dòng vua Đavid, con của Giêsê: “Từ gốc Giêsê nảy lên một chồi”
(Is 11,1). Đấng Emmanuel ấy chính là Chúa Giêsu, Con của Đức Maria, mới thực sự
ở giữa loài người, để giải cứu muôn dân thoát án tử. Cũng có thể thánh Matthêu
nghĩ đến một người có lời khấn Nadia, người được thánh hiến đặc biệt cho Thiên
Chúa” (theo chú giải của TOB – Bản dịch CGKPV).
Sau này từ Nazareth
Đức Giêsu bắt đầu công khai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ muôn dân (x Lc 4,14t).
Vậy
ta hãy bắt chước “Đức Trinh Nữ Maria ghi
nhớ Lời Chúa và suy niệm trong lòng” (Lc 2,19 : Tung Hô Tin Mừng), để qua
Phụng Vụ Thánh Lễ Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria, Hội Thánh muốn nhắc nhở con cái mình : Người Công Giáo đã
được trở nên con cái Mẹ, thì phải nên giống Mẹ năng đến Nhà Thờ gặp Chúa, vì mỗi
khi phạm tội là ta lạc mất Chúa, hãy trở lại Đền Thờ để tham dự Thánh Lễ, nhờ Chúa
ta được thanh tẩy, cho ta tham dự vào ơn Vô Nhiễm của Mẹ. Như thánh Gioan nói :
“Mầm giống của Đức Ki-tô lưu lại trong kẻ
ấy, và kẻ ấy không thể phạm tội, vì chưng đã được sinh bởi Thiên Chúa” (1Ga
3,9). Đó là hiệu quả chính của Bí tích Thánh Thể mà sách Giáo Lý Roma đã xác
quyết :
C Việc rước Lễ giúp ta xa lánh tội lỗi, khi chúng ta
rước Mình Chúa Kitô “đã phó nộp vì ta” và Máu “đã đổ ra cho mọi người được tha
tội”. Vì thế Bí tích Thánh Thể không thể kết hợp chúng ta với Chúa Kitô, nếu
Chúa Kitô không thanh tẩy chúng ta khỏi tội đã phạm và giúp chúng ta xa lánh
tội lỗi (số 1393).
C Nhờ tình yêu mà Bí tích Thánh Thể khơi dậy trong tâm
hồn, chúng ta được gìn giữ khỏi phạm tội trọng, càng tham dự vào sự sống Chúa
Kitô, chúng ta càng sống mật thiết với Người ; nhờ đó giảm bớt nguy cơ phạm tội
trọng lìa xa Chúa (số 1395).
C Nhờ tham dự Thánh Thể, ta được gắn bó với Chúa Giêsu
Phục Sinh chặt chẽ hơn, vì Ngài đã tha các tội nhẹ của ta, và bảo vệ ta khỏi
phạm tội trọng (số 1416).
THUỘC LÒNG
Tôi đã đính hôn anh em với một người độc
nhất là Đức Kitô, để tiến dâng anh em cho Người như một trinh nữ thanh khiết
(2Cr 11,2).
http://phaolomoi.net
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH