BÀI GIẢNG
CANH
TÂN CÁCH SỐNG ĐẠO
MỚI
THỰC LÀ TRỞ VỀ VỚI CHÚA
Qua các Bài đọc trong
Thánh Lễ kính cuộc Trở Về của Tông Đồ Phao-lô và ý nghĩa của cuộc Trở Về cho
chúng ta ba điểm giáo lý cần suy gẫm và đem ra thực hành :
-
Sức mạnh nào làm tổn
thương Hội Thánh Chúa nhiều nhất.
-
Người nào cần phải trở
về với Chúa trước nhất ?
-
Cuộc trở về nhắm đạt
yêu cầu nào ?
I. SỨC MẠNH NÀO LÀM TỔN THƯƠNG HỘI THÁNH CHÚA NHIỀU
NHẤT.
Qua trải nghiệm lịch
sử Hội Thánh từ thời còn sơ khai đến nay, điều làm tổn thương uy tín Hội Thánh
nhiều nhất là đa số người Công Giáo
không chịu canh tân Đức Tin, bỏ việc
chính mà làm việc phụ :
1/ KHÔNG CANH TÂN
ĐỨC TIN.
Đức Giêsu kết án gắt
gao những kẻ bám víu vào truyền thống
của tiền nhân, mà không canh tân đời
sống theo giáo huấn của Ngài (x Mt 15 và 23). Kìa ông Saulô vì quá say mê
và tự mãn truyền thống của cha ông dựa trên Luật Môsê, ông cho đó đã là tuyệt
hảo, nên khi thấy nhiều người Do Thái đã bị các môn đệ của ông Giêsu “dụ dỗ”
sửa đổi Luật Môsê để theo Luật ông Giêsu, làm cho ông Saulô tức cuồng, nên ông
lãnh trát của các thượng tế ở Giêrusalem phóng về Đama gặp bất cứ ai theo giáo
lý của các môn đệ ông Giêsu, là Saulô ra tay triệt hạ !
Vì lòng thành của ông muốn bảo vệ đạo Chúa qua
Luật Môsê, nhưng ông đã sai lầm ! Ông không hiểu rằng Luật Môsê và giáo huấn
các tiên tri chỉ trở nên hoàn hảo và thực hữu nhờ mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh
của Chúa Giêsu. Do đó, Chúa Giê-su dủ lòng thương xót ông: Ngài quật ngã ông
ngay trên đường đang xông tới Đama. Sau khi ông được nghe tiếng Chúa hỏi tội: “Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”
Ông thưa lại: “Ngài là ai?” Thì Ngài
nói rõ: “Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ”.
Như thế ông bách hại những người Công Giáo chính là bách hại Chúa Giêsu. Ông
khiêm tốn thưa: “Lạy Ngài tôi phải làm gì?”
Chúa bảo: “Hãy đi học giáo lý nơi môn đệ
của Ta”. Nhờ đó con mắt Đức Tin của
ông mới được mở ra, và ông trở nên môn đệ rất xuất sắc của Chúa Giê-su, không
thua kém các Tông Đồ thượng đẳng (x Cv 22,3-16: Bài đọc ; 2Cr 11,5).
Nhìn vào đời sống của Hội Thánh trên toàn thế
giới hôm nay, nhiều người Công Giáo dần dần bỏ Đạo, hoặc sang tôn giáo khác,
hoặc không thiết tha gì đến dự Phụng Vụ của Hội Thánh, kể cả lễ Chúa nhật và lễ
Trọng, họ cũng tỏ ra thờ ơ lãnh đạm ! Đan cử đài Chân Lý Á Châu loan tin ngày
05/01/2010 về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Hòa Lan:
“Cách đây nửa thế kỷ,
Hòa Lan là một nước Công Giáo vững mạnh, có sức truyền giáo. Nhưng ngày nay
(2010), 41% người Hòa Lan tuyên bố vô tôn giáo ; 58% không còn biết lễ Giáng
Sinh là gì! Như thế 41% + 58% = 99% mất Đức Tin !! Đa số nhà thờ Công Giáo ở
Hòa Lan biến thành ký túc xá, tiệm buôn bán, thành nhà thờ Hồi Giáo ! Tâm hồn
giới trẻ trống rỗng về Đức Tin, nhưng không biết hỏi ai, vì thiếu người giảng
dạy ! Một số Linh mục dòng Đaminh và Linh mục dòng Tên chủ trương dâng Lễ không
cần Linh mục, chỉ cần giáo dân quy tụ cùng dâng Lễ là được. Giáo Hội Công Giáo
Hòa Lan đang có nguy cơ biến mất !”
Sự cố này đang diễn ra
không phải chỉ ở Hòa Lan, mà còn hầu hết ở các nước có nền văn hóa Kitô giáo
trước đây rất mạnh, nay đang tiến dần nguy cơ biến mất, cũng chỉ vì đa số các
chủ chăn đang đi vào vết chân “truyền thống” của các tiền nhân. Ngày nay, chúng
ta cứ nhìn vào sinh hoạt của các cộng đoàn dân Chúa, phần lớn giáo dân sống đạo
bắt chước người khác, mà không cần biết đúng hay sai với giáo lý Hội Thánh đã
dạy. Đan cử một số vấn đề:
F Có cần phải xây đài
Đức Mẹ ở cuối Nhà Thờ hay không? Trong Nhà Thờ nào cũng có đặt tượng Đức Mẹ,
thế thì cuối Lễ tại sao không cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ trong Nhà Thờ?
Không lẽ Đức Mẹ ở Đài thì linh hơn hay sao?
F Các bảng Tạ Ơn luôn
khắc câu “Con Tạ Ơn Đức Mẹ” hoặc “Con
Tạ Ơn thánh Giuse”. Như thế có đúng Đức Tin hay không ? Vì “ngoài Chúa ra không ai có thể lãnh nhận ơn
gì” (x Ga 3,27),và Đức Tin Công Giáo luôn luôn xác tín: “chính nhờ Đức Ki-tô, cùng với Đức Ki-tô và
trong Đức Ki-tô, mọi chúc tụng và vinh quang mới quy về Chúa” (Rm 11,36).
Thế thì đáng lẽ mọi bảng Tạ Ơn phải ghi “Con Tạ Ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ”
hoặc “Con Tạ Ơn Chúa, vì Ngài đã nhận lời cầu của thánh Martin” v.v…
Nếu ta cứ bắt chước nhau để bảng Tạ Ơn như người khác quen làm, là cách ta gán
cho các đấng thánh cướp quyền và danh dự của Thiên Chúa !
F Lấy tên địa danh nơi
Đức Mẹ hiện ra để đặt tên cho Đức Mẹ, như Mẹ Lavang, Mẹ Tapao…liệu có lý hay
không? Vì như thế là người ta đã gạt bỏ tên Maria (tiếng Do Thái là Miryam, tiếng gốc cổ Ai Cập là Mri, có
nghĩa là được yêu mến. Thời Tân Ước,
tự nguyên bình dân dựa trên tiếng Aram (Mara), có nghĩa là chủ, chúa,
bà. Nên Maria có nghĩa là bà chủ).
Tên Mẹ Thiên Chúa hay
như thế, và Đức Giêsu cũng từng gọi Mẹ mình là Marai. Tại sao nay người ta lại
bỏ đi? Đức Maria không phải là nhân vật thần thoại, mà là con người lịch
sử,được Thiên Chúa chọn trong dân tộc Do Thái. Thì ta cứ phải tạc tượng Mẹ
Maria theo mẫu người phụ nữ Do Thái mới hợp lý. Bởi vì Thiên Chúa không chọn
một phụ nữ ở dân tộc khác, không chọn phụ nữ Việt Nam để làm tượng Đức Mẹ đội khăn
đống áo dài! Nếu muốn nhớ ơn Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, ở Lavang, ở Fatima, thì ta gọi là Mẹ Maria Lộ Đức, Mẹ Maria La Vang,
Mẹ Maria Fatima… Nếu cứ bắt chước nhau lấy địa danh nơi Mẹ hiện ra để đặt cho
Mẹ, thì chúng ta hãy cầu xin Mẹ chớ khi nào Mẹ vô ý hiện ra ở địa danh Lạc
Quần, Lạc Đạo, thì người làm tượng không thể diễn tả về Mẹ Lạc Quần, Mẹ Lạc Đạo
được!? Và dân ngoại không thể nhận ra người Công Giáo chỉ có một người Mẹ duy
nhất là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh.
Và còn rừng vấn đề
khác tương tự như trên. Hỏi ai có trách nhiệm phải làm cho giáo dân diễn tả
đúng Đức Tin của mình?
Các chủ chăn lẽ ra
phải bắt chước Chúa Giêsu ưu tiên chu toàn hai sứ mệnh Tư Tế và Ngôn Sứ để quy
tụ muôn dân về cho Chúa. Như giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Sắc Lệnh Đào
Tạo Linh Mục số 4 dạy: “Phải huấn luyện chủng sinh trở thành những
mục tử chăn dắt các linh hồn theo gương Chúa Giêsu là Thầy Linh Mục và là Chủ
Chăn. Vậy để chu toàn chức vụ rao giảng Lời Chúa, họ phải được chuẩn bị để mỗi
ngày hiểu Lời mạc khải của Chúa hơn, để nhờ suy gẫm, thấm nhuần và diễn tả
trong lời nói cùng cách sống. Họ phải được chuẩn bị chu toàn chức vụ Phụng Tự
và thánh hóa: để thi hành công việc cứu rỗi qua Hy Tế Thánh Thể và các Bí tích
bằng lời cầu nguyện, và nghiêm chỉnh cử hành các Nghi Lễ Phụng Vụ”. Bởi
thế Sắc Lệnh Chức Vụ Và Đời Sống Linh Mục số 4, đã nhắc nhở các chủ chăn: “Dân
Chúa được quy tụ trước nhất là nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống, Lời này phải đặc
biệt tìm thấy trên môi miệng các Linh mục, bởi vì các Linh mục mắc nợ dân về
Lời Chúa”.
Để giúp cho các mục tử
chu toàn sứ mệnh Tư Tế và Ngôn Sứ, giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến
Chế Phụng Vụ đã dạy:
- “Khi cử hành Phụng
Vụ, Kinh Thánh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, Hội Thánh đã
trích từ Thánh Kinh những Bài đọc để dẫn
giải trong bài giảng” (số 24).
- HeHiw5HieHI“ Bài giảng phải căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm Đức
Tin và các qui tắc cho đời sống Kitô hữu trong suốt chu kỳ năm phụng vụ. Bài giảng rất đáng được coi như một phần
của chính Phụng Vụ” (số 52).
- “Bài giảng thuộc
phần hoạt động của Phụng Vụ, nên phải
có thời giờ thích hợp để giảng giải…Phải hết sức trung thành chu toàn thừa
tác vụ giảng giải đúng với Nghi Lễ.
Tiên vàn bài giảng phải múc lấy từ nguồn Kinh Thánh và Phụng Vụ , vì như thế là
rao truyền việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ” (số 35).
Nếu giáo dân đi dự Lễ
ở bất cứ nhà thờ Công Giáo nào, cũng được nghe lời giáo huấn do các chủ chăn
khai triển từ các Bài đọc trong Thánh Lễ
ấy, làm đúng với Quy Luật Phụng Vụ, như giáo huấn của Công Đồng Vatican II đã
dạy như trên, thì chắc chắn tháp Babel mới càng ngày càng được xây dựng rộng và
cao chạm tới Trời (dân được cứu độ) khởi đi từ ngày lễ Ngũ Tuần. Xưa kia con
cháu Noe đã phải tản đi khắp nơi vì không thống nhất một ngôn ngữ, nên việc xây
tháp Babel bất
thành (x St 11,1-9).
Vậy chỉ những ai nhờ
Chúa Thánh Thần thúc đẩy cùng đến nghe
và nói một ngôn ngữ của Hội Thánh do ông Phêrô (Giáo hoàng) loan báo (x Cv 2). Thế nên “anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” (Mc
16,15: Đáp ca). Vì Chúa nói: “Thầy đã
chọn anh em từ giữa thế gian, để anh em ra đi,sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16: Tung
Hô Tin Mừng).
2/ BỎ VIỆC CHÍNH MÀ LÀM
VIỆC PHỤ
Cụ thể vào thời Giáo
Hội sơ khai, các Tông Đồ đã bỏ bê cầu nguyện
và giảng Lời mà bận tâm lo việc phục vụ bàn ăn, vì lúc ấy các ông rất có uy
tín với giáo dân, nên nhiều người bán hết nhà cửa và ruộng vườn đem đặt dưới
chân các Tông Đồ để chia sẻ đồng đều cho mọi người (x Cv 4,32-35). Quả thật,
bản chất việc này là tốt, vì đã diễn tả thời cánh chung trong Nước Thiên Chúa
chẳng ai thiếu thốn gì. Vì thế, các Tông Đồ mải mê nó mà xao nhãng cầu nguyện và giảng Lời, tức là bỏ việc chính mà làm
việc phụ, hậu quả gây sóng gió trong cộng đoàn, các tín hữu bất hòa với nhau! Đó
là lý do thánh Phaolô phải nhắc nhở cho ông Timôthêu, môn đệ: “Hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ,
nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy xa lánh cả những người ấy” (2Tm
3,5). Thánh Augustin mỉa mai: “Bạn chạy
khỏe lắm đó, nhưng trật đường mất rồi”. Nhưng nhờ ơn Chúa soi sáng cho các
Tông Đồ nhận biết làm thế là sai lầm, nên các ông đã chọn ra bảy người có uy
tín trong dân gọi là Phó tế, để trao việc quản lý tài sản của Giáo Hội và chia
sẻ của cải cho mọi người không ai dư của, không ai túng thiếu ; còn các
Tông Đồ thì trở về với nhiệm vụ chính là cầu nguyện và giảng Lời, từ bấy
giờ Hội Thánh được bình an và phát triển (x Cv 6,1-7).
Nhìn vào đời sống Hội
Thánh từ hơn 20 thế kỷ nay, dù biết rằng các vị chủ chăn đã được trao sứ mệnh: “1-Tư Tế, 2-Ngôn sứ, 3-Vương đế”. Nhưng
trong thực tế, hầu hết các ngài đã làm đảo lộn: “3-Vương đế, 1-Tư tế, 2-Ngôn
sứ”, nghĩa là hàng giáo sĩ đã biến sứ mệnh thành cơ cấu để tỏ uy quyền, hầu
những kẻ dưới luôn luôn phải lệ thuộc vào “cụ”. Vì “cụ” muốn bảo gì cũng phải
nghe, truyền điều gì cũng phải làm, phải trái hậu xét ! Bởi thế, các “cụ” không
còn đủ giờ chu toàn sứ mệnh Tư Tế (cầu nguyện) và Ngôn Sứ (giảng Lời). Sống như
thế chẳng giống Chúa Giê-su chút nào. Đức Giê-su vốn dĩ là Chúa, là Vua, nhưng
Ngài không thể hiện quyền Vua của Ngài để khuất phục ai, như Ngài khước từ can
thiệp việc chia gia tài cho một người đến xin Ngài đứng ra phân xử trong gia
đình họ (x Lc 12,13-14), hoặc không để nhiều giờ chữa bệnh, trừ quỷ, lấn lướt
việc cầu nguyện và giảng Lời. Mà có lúc Ngài phải trốn nhu cầu của dân để có
giờ chu toàn sứ mệnh Tư Tế (cầu nguyện) và Ngôn Sứ (giảng Lời) [x Mc 1,32-39]. Như
thế Chúa Giê-su chu toàn hai sứ mệnh này, thì Ngài đã chu toàn sứ mệnh Vương Đế.
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã cảnh báo: “Mối nguy thường xuyên nơi các chủ
chăn trong Hội Thánh là năng nổ, đắm chìm vào những công việc của Chúa, nhưng
lại quên mất Chúa là Chủ của công việc”. Câu nói này Đức Giáo hoàng muốn
nhấn mạnh: các mục tử say sưa, nỗ lực để điều hành mọi sinh hoạt của cộng đoàn,
bề ngoài xem ra sinh động và thành công, nhưng đời sống cầu nguyện và sứ mệnh
giảng dạy thì thiếu sót. Chính việc cầu nguyện và giảng Lời mới là Chúa của
công việc.
Bởi thế, giáo huấn của
Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 86 dạy: “Các Linh mục miệt mài với công việc mục vụ thánh, càng cần phải sốt
sắng chu toàn các giờ Kinh Phụng Vụ ngợi khen, nếu càng ý thức sống động hơn
rằng mình phải tuân giữ lời căn dặn của thánh Phao-lô: “Hãy cầu nguyện không
ngừng” (1Tx 5,17) ; vì chưng chỉ một mình Chúa mới có thể ban hiệu quả,
và sự tiến triển cho công việc họ làm, Chúa đã phán: “Không có Thầy, các con
không thể làm được việc gì”
(Ga 15,5). Vì thế, khi thiết lập hàng Phó
tế, các Tông Đồ đã nói: “Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên tâm đến việc
cầu nguyện và giảng dạy” (Cv 6,4)”.
II. NGƯỜI NÀO CẦN PHẢI TRỞ VỀ VỚI CHÚA TRƯỚC NHẤT ?
Cuộc trở về của thánh
Phaolô, không phải là nhắm trở về trong lãnh vực luân lý, đạo đức – vì ông Phaolô
là một Biệt phái rất gương mẫu trong việc giữ Luật Môsê, trổi vượt xa nhiều
đồng chủng, đồng trang lứa với ông (x Gl 1,14) – Mà cuộc trở về của ông Phaolô nhấn mạnh đến việc canh tân, đổi mới Đức
Tin, để lôi kéo, tập họp nhiều người về cho
Chúa !
Chân lý này đã được
Đức Giêsu nói trong “Dụ ngôn con chiên bị lạc” (x Lc
15,4-7). Nếu ta cắt nghĩa dụ ngôn này theo nghĩa đen, thì thật là vô lý ! Vì
người nuôi chiên, ai cũng mong vắt được nhiều sữa, lấy được nhiều thịt, đạt
kinh tế cao. Thế thì 99 con chiên không lạc làm cho chủ có nhiều lợi tức hơn,
vậy tại sao chủ không vui mừng khi 99 chiên không lạc, mà lại rất vui khi một
con trở về, liệu nó có đem lại nhiều lợi tức cho chủ hơn 99 con kia không ?!
Bởi đó, muốn hiểu đúng
ý nghĩa và giá trị của dụ ngôn Chiên Lạc, bắt buộc ta phải hiểu:
- 99 con chiên không lạc
là các Tông Đồ được Đức Giêsu chọn !
- Một con chiên lạc trở
về ràn chiên của chủ, đó chính là ông Phaolô.
Thực vậy, khi ông Phaolô
trở về đoàn chiên Hội Thánh, ông đã trở thành một Tông Đồ xuất sắc không thua
kém “các Tông Đồ thượng đẳng”, hơn cả về lượng, hơn cả về phẩm chất (x 2Cr 11,5).
Vì thế, thánh Tông Đồ
đã khoe với ông Timôthê, môn đệ ông rằng: “Đức
Giêsu bước vào trần gian để cứu những
người tội lỗi, trong số đó tôi là người thứ nhất !” (1Tm 1,15) Người thứ
nhất ở đây không phải là người đầu tiên được Chúa cứu, mà là mẫu trở về với Đức
Giêsu cho tất cả mọi người. Hiểu như
thế, chúng ta mới biết giá trị câu nói của Đức Giêsu: “Khi người tội lỗi ăn năn sám hối trở về, thì cả tầng trời rúng lên vì
niềm vui mừng!” (Lc 15,7a). Thế thì :
ü Trong gia đình, người bố là chiên đầu đàn, như sách Huấn
ca 30, 4 nói: “Người bố dù có tắt thở ông
cũng chưa chết, vì ông đã để lại con cái giống hệt ông!” Người bố ở đây
không chỉ quy trách nhiệm riêng cho người chồng, mà là hết những ai có trách
nhiệm giáo dục trong gia đình: ông bà, mẹ, anh chị, người bảo hộ, đều phải canh
tân đời sống Đức Tin như thánh Phao-lô.
ü Trong một giáo xứ, cha Sở là chiên đầu đàn. Thánh Gio-an Maria
Vianey nói: “Linh mục thánh thiện, thì
giáo dân đạo đức ; Linh mục đạo đức, thì
giáo dân tầm thường ; Linh mục tầm thường, thì giáo dân ra quỷ!” Vậy nếu
Linh mục mà ra quỷ, thì giáo dân còn độc ác hơn quỷ vương Beelzebul !!
ü Trong địa phận, Giám mục là chiên đầu đàn. Thánh
Au-gút-tin nói: “Làm Giám mục cho anh em,
tôi rất lo sợ, làm tín hữu với anh em, tôi rất an tâm. Vì Giám mục chỉ là một
chức vụ, tín hữu mới là một ân phúc. Giám mục là một danh hiệu nguy hiểm, tín
hữu là một danh hiệu đem ơn cứu độ!” (x HCHT số 32) Nói kiểu của cha Gioan
Maria Vianey thì: “Nếu Giám mục tầm
thường thì hàng Linh mục trong địa phận ra quỷ !”
Chính vì vậy mà bất cứ
Thánh Lễ nào, sau lời Truyền Phép, lời cầu nguyện đầu tiên là cho Giám mục thủ
lãnh (Giáo hoàng), và Giám mục địa phận,
vì các vị này mới là người quyết định làm cho Hội Thánh được bốc lên.Bởi vì mỗi
giáo phận là một Hội Thánh vẹn toàn, vì Giám mục là hiện thân Tông Đồ của Đức
Giêsu, là thầy dạy Đức Tin. Nên việc
canh tân sống đạo của mọi thành phần trong Giáo phận hoàn toàn lệ thuộc vào
Giám mục địa phận. Do đó nếu có giáo dân
hay Linh mục nào giống thánh Phaolô, thì cũng chỉ là “đèn chói mắt”, làm nhức
đầu người khác ! Nhưng nếu Giám mục là một Phaolô mới, thì sẽ làm bốc lên sức
sống đạo của dân Chúa trong địa phận, trở thành bó đuốc sáng, thành đèn hải
đăng soi dẫn muôn dân tìm về ràn chiên của Đức Giêsu ! Thực là buồn cho Hội
Thánh Chúa, suốt hơn 20 thế kỷ nay, mới chỉ có một Giám mục Phaolô mà thôi !
III.
CUỘC TRỞ VỀ NHẮM ĐẠT YÊU CẦU NÀO ?
Cuộc trở về với Chúa
theo gương thánh Phaolô nhằm hai hiệu quả này :
- Được thực sự trở nên
giống Thiên Chúa.
- Được hòa hợp với môi
trường sống.
1/ TA THỰC SỰ ĐƯỢC TRỞ
NÊN GIỐNG CHÚA TRONG CHÚA GIÊSU.
Chúa Giêsu nói với các
môn đệ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương
thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15: Tin Mừng).
Ta lưu ý: Chúa Giêsu
không nói loan báo Tin Mừng cho mọi người, mà Ngài nói cho mọi loài thụ tạo.
Ta biết tác giả Sách
Sáng thế ghi nhận: “Thiên Chúa tạo dựng
loài người giống hình ảnh của Ngài” (St 1,26a). Thực ra, đó mới chỉ là ước
định của Thiên Chúa muốn con người được giống Ngài, chứ: “Con người đầu tiên là Ađam được
dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống”
(1Cr 15,45). Cũng vì vậy mà Lời Sách Thánh đã nói: “Về con cái loài người, tôi tự nhủ:
Thiên Chúa muốn thử thách họ và cho họ thấy chính họ chỉ là thú vật mà thôi.Quả thế, con người và thú vật đều cùng chung một số phận: bên này chết,
bên kia cũng chết ; đôi bên đều có sinh khí như nhau. Con người chẳng có gì hơn
thú vật, bởi vì mọi sự chỉ là phù vân” (Gv 3,18-19). Nhưng những ai
được tạo dựng lại nhờ, với, trong Chúa Giê-su, thì họ cùng trở nên một xương thịt với Ngài (x Dt 2,11), được thông dự cùng một sự sống với Ba Ngôi Thiên
Chúa (x Ga 6,57), đến nỗi được đồng
hóa với Chúa Giêsu (x Gl 2,20).
Lời Nguyện Nhập Lễ Thứ
Hai, sau Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, là Đấng tạo thành vũ trụ, Chúa đã
muốn cho con người mỗi ngày một trở nên hoàn hảo hơn, và hoàn thành công trình
tạo dựng của Chúa” ; và Lời Nguyện Nhập Lễ Thứ Năm sau Chúa nhật thứ IV
Phục Sinh, Hội Thánh lại cầu nguyện: “Lạy
Chúa, Chúa đã tỏ lòng nhân hậu mà cứu
chuộc con người, và nâng lên địa vị cao sang hơn tình trạng nguyên thủy, xin
nhớ lại công trình kỳ diệu này, mà giúp chúng con trung thành luôn mãi với ơn
tái sinh Chúa đã ban.”
2/ SỰ DỮ KHÔNG LÀM
HẠI AI VÌ TA ĐƯỢC SỐNG HÒA HỢP VỚI CẢ SỰ DỮ
Chúa Giêsu hứa với
những ai đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy giống các Tông Đồ: “Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc
độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những
người này sẽ được mạnh khỏe” (Mc 16,18: Tin Mừng).
Lời hứa trên mang hai
ý nghĩa :
a- Ai thuộc về Chúa,
sống hay chết đều ở trong tay Chúa: Cụ thể ông Phaolô
trong lúc vượt biển đi truyền giáo, con tầu của ông bị đắm, ông đã bơi vào bờ,
vì quá lạnh ông thấy những thổ dân đang đốt lửa, ông muốn đến sưởi ấm, nên ông
đã ôm một mớ củi khô quăng vào đống lửa, ngờ đâu một con rắn độc quấn lấy tay
ông. Thổ dân nắm chắn ông sẽ chết, bởi vì loại rắn này cắn ai thì vô phương cứu
chữa, thế nhưng ông Phao-lô bình tĩnh giũ con rắn vào lửa, ông vẫn sống bình
an! (x Cv 28, 3-6). Điều ấy minh chứng rằng: bất cứ sự dữ nào: dù rắn hay thuốc
độc, không làm hại được người đã thuộc về Chúa, một khi Chúa chưa cho phép !
b- Sống hòa hợp giữa lành-dữ trong mầu nhiệm Hội Thánh: Ngôn sứ Isaia nói: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên
dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,một cậu bé sẽ chăn dắt
chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử
cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa
cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang” (Is 11,6-8).
Thực ra chân lý trên,
người tin theo Chúa chỉ thực sự thấy ứng nghiệm khi đã hoàn tất cuộc đời này
trong Thánh Ý Thiên Chúa, giống như Tông Đồ Phao-lô và Phó tế Stêphanô: Ở đời
này, “sói Phaolô” đã ăn thịt “chiên Stêphanô” (x Cv 7, 54t và Cv 8,1-3). Nhưng khi
cả hai đã được về Trời, lúc đó họ mới hiểu giá trị Lời Kinh Thánh “sói sống
chung với chiên”, hoặc “cầm rắn, uống
nhằm thuốc độc cũng chẳng sao” !
Vậy mỗi Kitô hữu phải
chu toàn đúng bổn phận của mình ưu tiên theo thứ tự: Cầu nguyện (Tư Tế), giảng
Lời (Ngôn Sứ), rồi phục vụ (Vương Đế) giống Chúa Giê-su (x Mc 1,32-39), và biết
canh tân đời sống Đức Tin của mình giống thánh Phaolô, đó mới thực sự là ta đã sống
giáo lý của Lễ Kính Thánh Phaolô Trở Lại, để có thể hô lên: “Muôn dân hỡi, nào ca ngợi Chúa, ngàn dân ơi
hãy chúc tụng Người. Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.”
(Tv 117/116,2).
THUỘC LÒNG
Đức Giêsu đến trần gian để cứu những người tội lỗi, trong
số đó tôi là người thứ nhất! (1Tm 1,15)
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH