BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I: Ed
34,11-12.15-17
11 Đức
Chúa là Chúa Thượng phán thế này: “Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và
thân hành kiểm điểm.12 Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào
ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của
Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây
đen mù mịt. 15 Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho
chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng. 16 Con nào bị
mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng
bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh,
Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng.
17 Phần các ngươi, hỡi chiên của
Ta, Đức Chúa là Chúa Thượng phán. Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa
cừu với dê.”
ĐÁP CA: Tv 22
Đ. Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi,tôi chẳng
thiếu thốn gì. (c
1)
1 Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng
thiếu thốn gì. 2a Trong đồng
cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
2b Người đưa tôi tới dòng nước trong lành 3
và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của
Người.
5 Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay
trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan
chứa.
6 Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ
tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài
triền miên.
BÀI ĐỌC II: 1Cr
15,20-26.28
20
Thưa anh em, Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an
giấc ngàn thu.21 Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì
cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. 22 Quả thế, như mọi
người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức
Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống.23 Nhưng mỗi người theo thứ tự
của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những
kẻ thuộc về Người.24 Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu
diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền
lại cho Thiên Chúa là Cha. 25 Thật vậy, Đức Ki-tô phải nắm vương
quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người.26 Thù
địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết,.28 Lúc muôn loài đã quy phục
Đức Ki-tô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải
quy phục Người; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.
BÀI GIẢNG
MỤC TỬ GIÊSU LÀ VUA
Người
Công Giáo phải là hiện thân Thiên Chúa tình yêu,mà ở đâu có tình yêu ở đó
có quà tặng. Vì thế từ thuở đời đời Thiên Chúa luôn tặng quà
để biểu lộ tình yêu của Ngài đối với loài người:
* Trước khi tạo dựng loài người, Thiên Chúa tạo
dựng muôn loài trong vũ trụ vô cùng tốt đẹp, để rồi làm quà tặng trao ban hết
cho loài người làm chủ (x St 1-3)
* Adam, Eva nguyên tổ loài người vẫn hồ nghi
Thiên Chúa không trọn tình yêu thương họ, nên họ đã ăn trái Chúa cấm, vì không muốn
lệ thuộc vào Thiên Chúa nữa. Thế mà Thiên Chúa lại tặng ban Con Một Ngài cho
thế gian để cứu nó khỏi tay tử thần (x St 3,15 ; Ga 3,16)
* Phàm nhân tội lỗi quyết liệt đóng đinh Con Một
Thiên Chúa mà treo lên thập giá! Đó là cách chúng khai trừ tình yêu, khai trừ
sự sống ra khỏi lòng mọi người! (x Ga 18-19). Nhưng Con Một Thiên Chúa về Trời
lại tặng ban Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba đến thánh hóa loài người bằng
cách tháp họ vào Chúa Giêsu Phục Sinh như cành nho được tháp vào thân nho (x Ga
15 ; 20,22 ; Cv 2,1t)
Nói
tắt: Vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8) mạnh hơn tử thần, Ngài đã dùng Thần
Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh quy tụ loài người vào Hội Thánh là đoàn chiên của Mục Tử Giêsu nhân
lành và Ngài ra tay tận tình chăm sóc, để chiên của Ngài phải tuyên xưng Đức
Tin: “Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi
chẳng thiếu thốn gì” (Tv 23/22,1: Đáp ca), đúng như Chúa đã dùng ngôn sứ
Ezekiel tuyên sấm về Con Thiên Chúa làm người: “Đây chính Ta chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiếm tìm, Ta sẽ kéo
chúng ra khỏi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. Chính Ta sẽ
chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Ta sẽ đi tìm ; con nào
đi lạc, Ta sẽ đưa về ; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó ; con nào bệnh tật, Ta
sẽ làm cho mạnh ; con nào béo mập, con nào khỏe mạnh, Ta sẽ canh chừng, Ta sẽ
theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,11-16: Bài đọc I).
Chúa
Giêsu là Mục Tử nhân lành (x Ga 10,1-21), Ngài hùng mạnh không thần minh nào
sánh bằng, vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng, đã đánh gục tử thần bằng cây thập
giá của Ngài, Ngài biến dữ ra lành, biến tội ra ơn, biến chết ra sống. Chân lý
này Chúa Giêsu Mục Tử hằng ngày thể hiện bằng việc dẫn chiên đến suối nước
trong lành là bàn tiệc Lời Chúa, và trong đồng cỏ xanh tươi là bàn tiệc Thánh
Thể. Nơi đây chiên của Ngài không chỉ tìm được sự sống cho thân xác mà còn được
lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, để được sự sống dồi dào cho cả xác hồn. Như
thế mới bảo đảm sống lại vinh quang, muôn đời hạnh phúc trong Thiên Chúa. Bởi
thế thánh Tông Đồ đã nói với các tín hữu về ơn huệ Phục Sinh: “Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường
cho những ai đã an giấc ngàn thu.Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết,
thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên
đới với Adam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được
Thiên Chúa cho sống. Thật vậy, Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên
Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự
chết,như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.” (x 1Cr
15,20-22.25-28: Bài đọc II).
Mục
Tử chỉ chăn chiên chứ không chăn dê, nên vào ngày cánh chung (giờ chết của mỗi
người, cũng như ngày Chúa Giêsu lại đến trần gian lần II). Ngài xuất hiện xét
xử giữa chiên và dê (x Ed 34,17: Bài đọc I).
Ông
Matthêu ghi lại chi tiết ngày Mục Tử Giêsu tái xuất hiện trên trần gian: “Mọi
loại người từ thuở tạo thiên lập địa cho đến ngày cánh chung đều sống lại: người
lành như chiên được đứng bên phải Vua, còn kẻ ác như dê thì đứng bên trái. Cả
hai loại người này Vua vũ trụ chỉ tra hỏi cách sống của người lành cũng như kẻ
dữ về điều “có” đối với đồng loại: “Ngươi có cho kẻ đói ăn? Có cho
kẻ khát uống? Có đón người không nhà cho nơi cư ngụ ? Có
cho kẻ trần truồng áo mặc ? Có giúp đỡ người yếu đau ? Có
thăm viếng kẻ tù đày ? Ai làm những điều “có” như thế là họ làm cho “kẻ bé nhỏ”,
chính là làm cho Chúa, khước từ những điều “có”ấylà
xua đuổi “kẻ bé nhỏ”, cũng chính là xua đuổi Chúa Giêsu. Ai sống điều “có”
thì được dự tiệc Nước Trời. Họ là những người “chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới,
triều đại vua David tổ phụ chúng ta” (Mc 11, 9-10: Tung Hô Tin Mừng).
Ta
lưu ý Chúa đòi hỏi mọi người phải giúp “kẻ bé nhỏ”, thì Ngài không nhấn mạnh
giúp trẻ nhỏ hay người nghèo khó, nhưng nhấn mạnh giúp cho đồng loại
thuộc về Hội Thánh, để được Mục Tử Giêsu chăm sóc. Đó mới đích thực là
Đức Ái Kitô giáo. Vì thuật ngữ “kẻ bé nhỏ” trong Tân Ước chỉ
riêng về những người được Chúa Giêsu cứu độ (x Mt 18,3 ; Ga 13,33 ; Lc 12,33 ;
1Ga 2,1.12.14.18.28).
Khi
ta đã hiểu “kẻ bé nhỏ” là người thuộc về Chúa Giêsu, thì phải nhớ ý
hướng giúp đồng loại như Đức Giêsu dạy: “Ai
cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã
thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không
mất phần thưởng đâu” (Mt 10,42). Nghĩa là giúp ai điều gì, phải có
ý hướng làm cho người ấy sống tốt hơn. Nhất là làm cho họ thuộc về Chúa Kitô
được sống trong Hội Thánh của Ngài, đó mới thực là sống Đức Ái Kitô giáo. Lý do
đó mà ông Tôbya dạy con: “Con ơi, con hãy
đi tìm trong số các anh em chúng ta bị đày ở Ni-ni-vê, một người nghèo hết lòng tưởng nhớ Thiên Chúa, rồi dẫn người ấy về đây cùng dùng bữa
với cha. Này, con ơi, cha đợi con cho đến khi con về.”
(Tb 2,2). Tác giả sách Huấn ca dạy: “Hãy cho người
đạo hạnh, nhưng đừng giúp kẻ tội lỗi. Hãy xử tốt với người khiêm tốn, và đừng
ủng hộ quân vô đạo, hãy khước từ, đừng cung cấp bánh ăn cho nó, kẻo nó được
đàng chân lân đàng đầu ;con sẽ gặp hoạn nạn gấp đôi, đối lại tất cả những việc
lành con đã làm cho nó. Vì chính Đấng Tối Cao cũng gớm ghét phường tội lỗi,
Người sẽ trừng phạt để trả oán quân vô đạo.Hãy
cho người tốt, nhưng đừng giúp kẻ tội lỗi.” (Hc 12,4-7) ; cũng thế, thánh
Phaolô dạy: “Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đại gia đình Đức Tin”
(Gl 6,10). Giúp người như thế mới được Chúa Giêsu nhận là chiên của Ngài, vào
ngày cánh chung họ được đứng bên phải Chúa,như Lời Kinh Thánh nói: “Chính là nhờ tay hữu Chúa, tay mạnh mẽ và
ánh tôn nhan Ngài, vì Ngài yêu thích họ” (Tv 44/43,4b). Ai ở bên phải Chúa
là người được Chúa dùng quyền năng cao cả che chở họ ; trái lại, những người
nói KHÔNG trước nhu cầu của đồng loại, họ không thuộc về đoàn chiên của Chúa,
họ như những con dê bị xếp đứng bên trái.
Trong
nghề chăn súc vật, tối đến người chủ chăn ông tách chiên-dê ra hai chuồng, vì
chiên có bộ lông dày nên không cần đốt lửa sưởi ấm, còn dê vì bộ lông mỏng, nên
đêm lạnh cần đốt lửa sưởi ấm chúng. Như thế, kẻ ác là dê đứng bên trái Chúa vẫn
được Ngài thương, nhưng họ không thể vào dự tiệc Cưới trong Nước Thiên Chúa
được, họ như cô dâu “khỏa thân”, chàng rể có muốn đưa cô dâu vào bàn tiệc cũng
không dám, dù chàng rất yêu nàng (x Kh 19,7-8). Vì thế thánh Gioan nói về ngày
Quang Lâm của Chúa: “Ta đến như kẻ trộm.
Phúc thay kẻ canh thức và giữ áo mình, kẻo phải đi đứng trần truồng và bị người
ta nhìn thấy sự loã lồ của mình! " (Kh 16,15).
Ta
thấy cách xét xử của Đức Giêsu, Ngài không quan tâm đến điều tiêu cực “không”,
mà Ngài chỉ nhắm đến điều tích cực “có”. Điều này còn có nghĩa là
mọi người trong đời đã nhiều lần nói “không” với Chúa, tức là nhiều
lúc đã phạm tội. Thế mà những người được mời gọi vào dự tiệc Nước Thiên Chúa –
được cứu độ - Chúa không hề nhắc đến tội họ đã phạm, mà Ngài chỉ nói đến những
việc lành họ đã làm cho đồng loại. Bởi vì việc lành ta làm trong Chúa Giêsu mới
có giá trị thanh tẩy tội lỗi của ta, như thánh Phêrô nói: “Đức ái phủ lấp muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4,8). Vì “chia cơm cho người đói, đón vào nhà những
người nghèo không nơi trú ngụ ;thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không
ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng
lên như rạng đông,vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở
đường phía trước,vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.” (Is 58,7-8).
Vậy
vào ngày cánh chung, Chúa chưa cần lên tiếng xét xử kẻVÔ THẦN mà Ngài xét xử kẻ VÔ TÂM.
Thánh
Gioan Kim Khẩu nói: “Bạn muốn tôn kính
thân thể Chúa Kitô ư? Chớ khinh chê Thân Thể ấy khi Thân Thể ấy trần trụi. Thân
thể Chúa ở đây không cần y phục, nhưng cần tâm hồn trong trắng, còn thân thể
Chúa ngoài kia thì cần được chăm lo tận tình. Hãy đem của cải phân phát cho
người nghèo. Thiên Chúa chẳng cần bình vàng hay chén vàng, nhưng cần những tấm
lòng vàng.
Tôi nói thế, không phải để ngăn cản
việc dâng cúng, nhưng điều tôi xin là đồng thời với việc dâng cúng hoặc trước
khi dâng cúng, hãy chia sẻ trước. Chúa vui nhận của dâng cúng, nhưng Người vui
hơn nhiều khi nhận của làm phúc. Khi dâng cúng, chỉ có người dâng được lợi ;
còn khi làm phúc, cả người nhận cũng được lợi nữa. Một đàng, xem ra dâng cúng
là dịp phô trương ; nhưng đàng này trao tặng chỉ để làm phúc hay bày tỏ tình
thương.
Quả thật, ích lợi gì khi bàn của Đức
Kitô thì chất đầy những bình vàng, đang lúc chính Người lại phải chết vì chẳng
có gì ăn?Trước hết, hãy cho kẻ đói ăn no đã, rồi còn lại bao nhiêu sẽ đem trang
hoàng cho bàn của Người. Sao bạn lại bỏ vàng ra làm chén lễ mà không chịu cho
lấy một chén nước? Bạn đem khăn vàng ra trải mặt bàn cho Người làm chi vậy,
đang khi chính Người cần mảnh vải che thân, sao bạn không cho? Làm thế thì lợi
ích gì? Bạn thử nói cho tôi nghe xem: Nếu thấy Người đang cần của ăn mà không
có, bạn bỏ mặc Người, rồi cứ đem vàng ra dát lên bàn của Người,liệu Người biết
ơn bạn, hay đúng hơn, lại không nổi giận với bạn sao? Rồi chi nữa: Nếu bạn thấy
người mặc đồ rách, toàn thân rét cứng, bạn chẳng nghĩ gì đến quần áo của Người,
cứ lo xây cho Người cột vàng này đến cột vàng khác, mà bảo làm như vậy là tôn
kính Người sao? Người lại chẳng nghĩ là đang bị nhạo báng và sỉ nhục đến cực độ
sao?
Cũng hãy suy nghĩ điều này về Đức Kitô
khi Người lang thang đó đây làm thân lữ khách, không cửa không nhà: Bạn không
đón Người vào nhà bạn, cứ lo lát nền nhà cho đẹp, lo trang trí tường vách,
trang trí các đầu cột, lấy giấy bạc treo đèn ; còn chính Người đang bị xiềng
xích trong tù!... Bạn còn biết lo làm những việc khác nữa. Thậm chí tôi khuyên
bạn làm phúc chia sẻ trước khi làm những
việc khác. Quả thật, không hề có ai bị kết tội vì đã không trang trí Nhà Thờ,
nhưng ai chểnh mảng việc làm phúc sẽ phải xuống hỏa ngục, chịu lửa không hề tắt
và chịu cực hình dành cho ma quỷ. Vì thế, trang trí ngôi nhà thì cũng đừng hờ
hững với người anh em đau khổ, vì người anh em ấy còn đáng giá hơn cả Đền Thờ”.
Một
người hành khất kia, không may gặp một ngày đi xin chẳng ai cho, trừ có một bà
lão cho anh một chén gạo. Chiều về, anh thất thểu đi lang thang mà buồn cho số
phận, anh mệt quá ngồi nghỉ chân bên gốc cây đa. Thình lình anh ngước mắt lên
nhìn, thì kìa có một con ngựa đang kéo chiếc xe vàng óng ánh đang tung vó tiến
về phía anh, anh nhủ thầm: “Đây là cơ hội
may mắn nhất trong đời, chưa bao giờ mình gặp được người giàu có đến thế này.
Ta phải quỳ đón vị này và khẩn khoản xin ông ấy dủ lòng thương cho mình một
phần nhỏ xíu của chiếc xe vàng thôi, là ta có thể ăn cả đời mà không cần phải
đi ăn xin.”
Tiếng
vó ngựa mỗi lúc tiến gần anh hơn, lòng anh thêm rạo rực đợi chờ! Khi xe tới
gần, anh vội ra giữa đường quỳ xuống kêu xin thảm thiết! Một người ăn mặc lộng
lẫy từ trên xe bước xuống, lòng anh càng trào lên niềm vui sướng. Thế nhưng,
ông nhà giàu lại ngửa tay ra nói :
-
Anh ơi, tôi đang đói quá, anh có chút gì giúp tôi đỡ dạ lúc này không? Tôi
không bao giờ quên ơn anh.
Anh
hành khất tức quá, rủa thầm trong bụng: “Mẹ
kiếp, giàu mà keo, cút đi rồi chết sớm cho tao nhờ!”
Thấy
anh hành khất không nói gì, ông nhà giàu lại tha thiết hơn :
-
Anh ơi, Chúa có dạy rằng: “Cho thì có
phúc hơn là nhận!” mà.
Vì
muốn tên nhà giàu biến đi cho sớm, nên anh móc trong bao lấy một hạt gạo ném
vào tay ông nhà giàu, và hằn học nói :
-
Giàu mà keo kiệt, đi nhanh cho khuất mắt tôi.
Ông
nhà giàu cúi đầu chào cách kính cẩn và nói lời cám ơn :
-
Xin Chúa chúc lành cho anh.
Anh
hành khất quay mặt bỏ đi. Trên đường về, lòng anh đầy căm phẫn, và không ngớt
lời nguyền rủa “tên giàu bần tiện”. Về đến nhà anh đổ túi gạo ra để nấu cơm,
thì … cái gì thế này? Mắt anh sáng lên, mình không nằm mơ đấy chứ ? Một hạt
vàng lấp lánh to như hạt gạo nằm trong số những hạt gạo khác! Anh cảm thấy tiếc
quá, vò đầu tự trách mình: “Nếu khi nãy
ta cho hết túi gạo này, thì bao nhiêu hạt gạo cho đi là bấy nhiêu hạt vàng nhận
lại!”
Lúc
này anh hành khất mới hiểu được giá trị
câu: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv
20,35) mà ông giàu khi nãy nói với anh.
Phúc
vì có hai điều
lợi :
1. Vì
Chúa dựng nên muôn loài rất tốt đẹp, chỉ để ban tặng cho loài người. Mà con
người được dựng nên giống Thiên Chúa (x St 1,26), nên muốn được giống Ngài, thì
phải biết cho.
2. Được Chúa cho lại nhiều hơn, như lời Ngài đã nói: “Hãy cho đi, và các ngươi sẽ được người ta
cho lại. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng đã dằn đã lắc, đầy tràn tóe ra mà đổ vào
vạt áo các ngươi.” (Lc 6,38).
Chính vì thế mà thánh Phaolô dạy: “Gieo sẻn thì gặt sẻn, gieo hậu thì gặt hậu. Mỗi người hãy cho tùy theo
ý định của lòng mình, không buồn phiền, không miễn cưỡng, có vui vẻ mà dâng Thiên Chúa mới chuộng. Vả lại
Thiên Chúa có quyền tuôn đổ tràn ân lộc mọi thứ xuống cho anh em, để anh em vừa
được luôn sung túc mọi mặt, vừa được dư dật mà làm mọi việc lành phúc đức.”
(1Cr 9,6-8).
THUỘC LÒNG
Đức ái phủ lấp muôn vàn
tội lỗi ! (1 Pr 4,8)
ã ã ã
TRỌNG TÂM GIÁO HUẤN HÔM NAY
Chúa
Giêsu là Vua muôn loài hữu hình và vô hình, nhưng Ngài không dùng quyền để
thống trị ai, mà Ngài phục vụ như một “mục tử tôi tớ”, nhằm dẫn đưa mọi người
vào sống trong đoàn chiên của Ngài là Hội Thánh (x Bài đọc I). Ngài gọi chiên
của Ngài là “kẻ bé nhỏ” (x Tin Mừng). Hằng ngày Ngài thi hành quyền Mục Tử của
Ngài là dẫn chiên tới dòng suối nước trong (phần Phụng Vụ Lời Chúa) và ăn cỏ
non xanh tươi (phần Phụng Vụ Thánh Thể). Đó là hai bàn tiệc trong Thánh Lễ. Nhờ
vậy, chiên của Ngài được sống sung mãn cả xác hồn ngay từ đời này và bảo đảm
cho sự sống Phục Sinh (Bài đọc II).
Vậy
ta hãy nối dài và mở rộng bàn tay “Vua Mục Tử Tôi Tớ Giêsu”, bằng cách khi đã
được kết hợp với Ngài trong Thánh Lễ, thì ra đi phục vụ như Chúa Giêsu qua cách
ăn nết ở của ta rập khuôn mẫu đời sống Chúa Giêsu, để dẫn đưa nhiều anh em vào
Hội Thánh, họ lại được tham dự tiệc Thánh Thể, bảo đảm sự sống thật.
* XIN LƯU Ý: Tránh
kiểu nói nhấn mạnh: Ta phải trở nên tôi tớ phục vụ những người xấu số trong xã
hội. Nếu chỉ có thế, thì lý thuyết vô thần cũng đã dạy rồi!
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH