BÀI GIẢNG
NGƯỜI KITÔ
HỮU
PHẢI LÀ TRINH NỮ KHÔN NGOAN
Để
được vào Thiên Đàng (dự tiệc cưới Con Chiên – Kh 19,7), mọi người phải ý thức chu
toàn ơn Thiên triệu của mình để được trở nên trinh nữ khôn ngoan.
I. ƠN THIÊN TRIỆU
CHÚA CHỈ DÀNH CHO LOÀI NGƯỜI
Dụ
ngôn mười cô trinh nữ đi đón chàng rể (x Mt 25,1-13: Tin Mừng), Đức Giêsu muốn
mọi người phải hiểu biết về ơn Thiên triệu của mình :
-
“Mười cô”: Chỉ toàn thể loài người.
-
“Các cô trinh nữ”: Mọi người phải
thuộc về Thiên Chúa, chỉ dành cho Chúa sử dụng, chứ không tôn thờ loài thụ tạo như của cải vật
chất hoặc một thần minh nào khác ngoài Thiên Chúa (x Gr 3,1-5.19-25).
Thánh
Phaolô dạy: “Anh em hãy hiến dâng mình
làm của lễ sống, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là sự thờ phượng thiêng
liêng của anh em” (Rm 12, 1).
-
“Các cô chờ đón chàng rể”: Là
những người đã thuộc về Chúa Ki-tô, thì ai cũng mong được Chúa đón vào Thiên
Đàng, như chàng rể bất ngờ đến đón các cô trinh nữ vào dự tiệc cưới (x Mt 25,13:
Tin Mừng).
-
“Dự tiệc cưới”: Sống trongHội
Thánh mỗi ngày được dự tiệc Thánh Thể là bảo đảm “được dự tiệc cưới Con Chiên, trong tiệc này người Kitô hữu là Hiền Thê
của Chiên Con mặc áo trúc bâu là công đức của các thánh” (Kh 19,7-8).
II. TRINH NỮ
KHÔN NGOAN NGỦ NHƯNG PHẢI TỈNH THỨC
“Mười
cô trinh nữ thiếp ngủ”, ám chỉ cả loài người ai cũng mắc tội. Kinh Thánh nói: “Không
một ai công chính, không ai còn có lương tri, không ai tìm kiếm Thiên Chúa !
Hết thảy đều lầm lạc, hư đốn cả lũ. Hành thiện không còn có ai, một người cũng
không” (Rm 3,9-12).
Theo
phong tục cưới hỏi của người Do Thái: ngày chàng rể đón dâu về nhà, bắt đầu từ
lúc mặt trời lặn, chú rể với phái đoàn đến nhà gái, cuộc thương lượng lâu hay
mau tùy theo những yêu cầu của nhà gái, có khi kéo dài tới nửa đêm hoặc hơn. Do
đó những cô trinh nữ chờ đợi chàng rể đều thiếp ngủ cả, hình ảnh này diễn tả
tình trạng loài người ai cũng biết có ngày Chúa đến đón ra khỏi thế gian, nhưng
Ngài đến cách bất ngờ như kẻ trộm. Cuộc sống con người nhiều lúc đã quên mất
ngày Chúa gọi, nên dễ dàng chiều theo tính xác thịt, đến như vua Đavid được
Chúa chọn làm Cha Đấng Cứu Thế (x Mc 12,35), dù ông đã có vợ thế mà còn dan díu
bất chính với vợ của tướng Uria (x 2Sm 11). Tội dâm dục ấy di căn tới Amnon,
con trai vua Đavid, ăn nằm với Thamar, em gái của ông (x 2Sm 13)! Rồi cả đến
vua Salômôn cũng là con vua Đavid, được Chúa cho khôn ngoan nhất trên đời (x 1
V 3,12), vậy mà ông đã có bảy trăm vợ chính thức, còn thêm ba trăm cung phi
nữa, trong đó có cả vợ ngoại giáo, những bà này yêu sách vua xây chùa miếu đối
diện với đền thờ Giêrusalem để các bà thờ ngẫu tượng! (x 1 V 11). Các vị này danh
tiếng đến thế mà còn đắm đuối trong dâm dục, bởi đó thánh Phaolô lên tiếng
khuyên: "Chúng tôi dạy anh em phải
sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa. Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên
thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để
sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng
như dân ngoại. Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh
thiện. Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một
người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa ; Đấng hằng ban cho anh em Thánh Thần
của Người"(1Tx 4,1-8).
Như
thế người Công Giáo sống trong bậc vợ chồng cũng phải nghiêm túc kiềm chế xác
thịt mình, để chung thủy với nhau cũng được gọi là sống trinh khiết trong bậc hôn
nhân. Tưởng đó là đức trinh khiết khó giữ hơn đời sống độc thân vì Nước Trời
của bậc tu sĩ.
Thánh Công Đồng rất đề cao đức trinh khiết :
C
Hiến Chế Hội Thánh số 42 dạy: "Người sống độc thân vì Nước Trời là những
người tận hiến trọn tình yêu không chia sẻ, vì chỉ cho một mình Thiên Chúa cách dễ dàng hơn, trong bậc đồng trinh hay độc thân (x
1Cr 7,32-34). Sự tiết dục hoàn toàn vì Nước Trời luôn được Hội Thánh đặc biệt
quý trọng, và coi như dấu chỉ động lực của Đức Ái, và như nguồn mạch đặc biệt
sinh nhiều ơn ích thiêng liêng trong thế giới".
C
Sắc Lệnh Đạo Tạo Linh Mục số 10, Hội Thánh dạy:
"Các Chủng sinh theo truyền thống
đáng kính mà sống bậc độc thân Linh
mục đúng với quy luật thánh thiện bền bỉ của lễ chế mình, phải được cẩn thận hướng dẫn sống bậc
sống ấy, và một khi khước từ
đời hôn nhân vì Nước Trời (x
Mt 19,12), họ kết hợp với Chúa bằng tình yêu không san sẻ, phù hợp mật thiết với Giao Ước Mới, họ làm chứng cho sự
sống lại đời sau" (Lc 20,36).
C
Sắc Lệnh Về Chức Vụ Và Đời Sống Linh Mục số 16,
Hội Thánh dạy: "Sự tiết dục hoàn toàn
và vĩnh viễn vì Nước Trời đã
được Chúa Kitô khuyến khích, mà qua các thời đại và ngay cả ngày nay vẫn được một số đông Kitô hữu sẵn lòng chấp nhận và tuân giữ
một cách đáng khâm phục,
thì hiện thời vẫn luôn được Hội Thánh hết sức quý trọng trong đời sống Linh
mục. Thực vậy nó là dấu chứng và
đồng thời là niềm khích lệ đức bác ái mục vụ và là nguồn mạch đặc biệt làm phát
sinh đời sống thiêng liêng phong phú trên thế giới. Bậc độc thân có rất nhiều thuận lợi
cho chức Linh mục. Thật vậy, sứ mệnh toàn diện của
Linh mục là tận hiếnđể phục vụ một nhân loại mới, mà Chúa Kitô, Đấng chiến thắng sự chết
đã phục hồi trong thế gian nhờ Thánh Thần Người và là một nhân loại đã được sinh ra "không bởi khí huyết, không bởi ý
muốn xác thịt, không bởi ý muốn của nam nhân, nhưng bởi Thiên Chúa" (Ga
1,13). Nhờ đức trinh khiết hay bậc độc
thân vì Nước Trời, các Linh mục được thánh hiến cho Chúa Ki-tô với một lý do
mới mẻ và tuyệt hảo được kết hợp cách dễ
dàng hơn với Người bằng một trái tim không chia sẻ, tận hiến cách tự do hơn
trong Người và nhờ Người để phục vụ Thiên Chúa
và loài người, sẵn sàng hơn trong việc phục vụ Nước Chúa và việc tái sinh siêu
nhiên ; như thế các ngài
càng thích đáng lãnh nhận một cách bao quát hơn chức vụ làm cha trong Chúa
Kitô. Chính nhờ đó, các ngài tuyên bố trước mặt mọi người rằng mình muốn tận
hiến trọn vẹn cho công việc đã được trao phó, nghĩa là
muốn đính ước các tín hữu với một người bạn độc nhất, và hiến dâng họ cho Chúa Kitô
như một trinh nữ thanh khiết(2Cr
11,2). Ngoài ra các ngài còn trở nên dấu
chỉ sống động về thế giới mai sau, mà ngày nay đã hiện diện qua Đức Tin và Đức
Ái, trong đó các con cái sự sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa (x Lc
20, 35-36)".
Quả
thực, ai sống đời trinh khiết vì Nước Trời, thì làm cho "tình thương Chúa chan hòa mặt đất"
(Tv 33/32,5b).
Thánh
Phaolô đã làm gương cho mọi người trong lãnh vực này, ông đã sống độc thân nêu
gương cho mọi người bắt chước (x 1Cr 7,7a). Đó là uy tín của ông để việc rao
giảng Tin Mừng đạt hiệu quả cao, vì làm cho nhiều người phấn khởi đón nhận lời
giảng của ông, hơn là lúc ông cử hành Bí tích.Vì thế ông nói: "Đức Kitô đã chẳng sai tôi làm Phép Rửa,
nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn
khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu" (1Cr 1,17). Tưởng rằng sống đời độc thân để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc loan báo Tin Mừng không phải dễ mà nó trở thành
thập giá. Thế nên ông Phaolô nói tiếp: "Lời rao
giảng về Thập Giá là một sự điên rồ đối
với những kẻ đang trên đường hư mất,
nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức
mạnh của Thiên Chúa.
Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin.
Trong khi người Do Thái đòi những điềm
thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng
Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận được, và dân ngoại
cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được
Thiên Chúa kêu gọi, thì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của
loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người"
(1Cr 1,18.21-25).
Phương
thế gìn giữ sống đời khiết tịnh có hiệu quả nhất là cầu nguyện, đặc biệt là dự
Lễ, vì chỉ nhờ hiệu quả của Thánh Lễ, ta mới được Chúa nhìn nhận là "trinh
nữ". Bởi lẽ Bí tích Thánh Thể là trung tâm ơn tha tội bậc nhất: nhờ Lời
Chúa thanh tẩy (x Ga 15,3), và nhờ Thịt Máu Chúa Kitô, như thánh Gioan nói: “Họ được giặt áo trắng tinh trong Máu Con Chiên”
(Kh 7,14).
Vậy
chỉ những ai được tẩy sạch vết nhơ tâm hồn, cùng với việc lành được làm trong
Chúa Giêsu, người ấy mới thực sự là cây đèn cháy sáng làm vinh hiển Chúa, Chúa
sẽ đặt lên giá cao soi cho mọi người trong thế gian, hơn đèn soi sáng trong nhà
; còn ngủ là nhu cầu của thân xác thuộc bản năng con người, thì kẻ phạm tội
cũng là người đang “ngủ”, mà phạm tội cũng là bản năng của con người yếu hèn (x
Rm 7,18-19). Điều đó không đáng sợ, chỉ sợ người đó là đèn cạn khô dầu vì không
còn muốn nghe Lời Chúa, không khát khao dự tiệc Thánh Thể,
thì người ấy không thể phát sáng, giống như đèn của những cô trinh nữ khờ dại đã
tắt lịm, vì không mang dầu theo. Thế nên chỉ có những ai khao khát đời sống
thánh thiện, khao khát được Chúa Giêsu cứu độ, người ấy mới vào dự tiệc cưới
Vua trên trời tổ chức cho Hoàng Tử Giêsu. Ngài chính là Đức Khôn Ngoan của
Thiên Chúa: “Ai khao khát tìm kiếm Ngài, Ngài ngồi ngay cửa nhà họ, vui vẻ tỏ mình ra ngay mà không ai phải vất vả đi tìm
kiếm, vì Ngài đi bước trước mà tỏ mình cho biết, Ngài là ánh sáng không bao giờ
tàn lụi, ai để tâm suy nghĩ về Ngài là đạt được sự minh mẫn toàn hảo, sẽ mau
trút được mọi lo âu. Mỗi khi họ suy tưởng điều gì, Ngài đến với họ ngay”
(Kn 6,12-16: Bài đọc I).
Ta
lưu ý tác giả sách Khôn ngoan nói “Đức Khôn Ngoan ngồi
ngay trước cửa nhà họ”. Lời Kinh Thánh này báo trước Chúa Giêsu
Thánh Thể luôn khao khát mọi người hằng
ngày sẵn sàng mở cửa lòng đón rước Ngài, để ai đón Ngài vào nhà linh hồn mình,
thì được trở nên khôn ngoan như Thiên Chúa. Vì thế, Chúa cho Tông Đồ Gioan nói
với mọi người qua một thị kiến: “Này đây
Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người
ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20).
Một
người thưởng lãm bức tranh Chúa Giêsu đang đứng trước cửa nhà, tay ôm gói quà,
tay gõ mà cửa không mở! Người xem tranh phê bình tác giả: “Vẽ cửa nhà mà không có nắm đấm phía ngoài,thì làm sao người ở ngoài mở
cửa vào được?”. Người vẽ tranh trả lời: “Đây là cửa nhà linh hồn người ta, nắm đấm ở bên trong, chủ nhà không không
mở, thì Chúa Giêsu không thể vào được!”
Mặt
khác, ai dự tiệc Cưới Chiên Con, mới bảo đảm được phục sinh vinh hiển muôn đời
trong Chúa Giêsu, đây là ơn đặc thù của Bí tích Thánh Thể, như thánh Tông Đồ
nói: “Những ai đã được an giấc ngàn thu,
thì hãy tin rằng Đức Giêsu đã chết và sống lại, nên chúng ta cũng tin rằng
những người đã an giấc trong Đức Kitô sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu.
Khi tiếng tổng lãnh Thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính
Chúa sẽ từ trời ngự xuống và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại
trước tiên ; rồi đến chúng ta là những người đang sống, những người còn lại,
chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghinh đón Chúa trên không
trung và chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi” (1Tx 4,13-18: Bài đọc II).
Vậy
ta đã biết Bí tích Thánh Thể là trung tâm tha tội, nên ai dự tiệc Thánh Thể thì
dù họ có chết cách nào cũng được sống lại vinh hiển như Chúa Giêsu Phục Sinh (x
1Ga 3,2), nhưng không ai biết Chúa sẽ gọi mình ra khỏi thế gian vào giờ phút
nào, thì hằng ngày lại càng cần phải kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, như thế
là đã thực hành Lời Chúa Giêsu dạy: “Anh
em hãy canh thức và hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con
Người sẽ đến” (Mt 24,42a.44: Tung Hô Tin Mừng). Muốn sống chân lý này ta
hãy luôn cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa,
Ngài là Chúa con thờ, linh hồn đã khát khao Chúa” (Tv 63/62,2: Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Ai không đếm xỉa đến
công việc của Thiên Chúa, Thiên Chúa phó mặc cho trí não ngông cuồng của nó làm điều bất xứng !
(Rm 1,28).
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH
....