BÀI GIẢNG
TRONG
TAY CHÚA GIÊSU VÀ MẸ MARIA
MỚI TUYỆT VỜI !
Ta biết ơn cứu độ loài người Thiên
Chúa thực hiện không chỉ dựa trên tình thương của Chúa Giê-su, mà còn được tình
thương của Mẹ Maria cộng tác với Chúa. Chân lý này Chúa Giê-su đã diễn tả qua
hai dụ ngôn: Chiên lạc trở về và người đàn bà có mười đồng bị mất một phải tìm
cho đủ.
1/ DỤ NGÔN TRĂM CON
CHIÊN DIỄN TẢ TÌNH CHÚA THƯƠNG MUỐN QUY TỤ MỌI NGƯỜIVÀO
HỘI THÁNH
Nếu ta cắt nghĩa dụ ngôn con chiên
lạc theo nghĩa đen, thì thật là vô lý ! Vì người nuôi chiên, ai cũng mong vắt
được nhiều sữa, lấy được nhiều thịt, đạt kinh tế cao. Thế thì 99 con chiên
không lạc làm cho chủ có nhiều lợi tức hơn, vậy tại sao chủ không vui mừng khi
99 chiên không lạc, mà lại rất vui khi một con trở về, liệu nó có đem lại nhiều
lợi tức cho chủ hơn 99 con kia không?!
Bởi đó, muốn hiểu đúng ý nghĩa và
giá trị của dụ ngôn chiên lạc, ta phải biết số 100 mang ý nghĩa được Thiên Chúa chúc phúc. Nên ngôn sứ Isaia
nói: “Ai chưa tròn 100 tuổi mà chết là
dấu bị nguyền rủa” (Is 65,20).
Thế thì Chúa Giêsu hữu ý chọn 12
môn đệ làm nên Israel
mới (x Lc 6,12-13), đây là dân được Chúa chúc phúc , nhưng cuối cùng chỉ còn
11, vì Giuđa đã tự tử (x Cv 1,18). Nên sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại,
Ngài đã chọn kẻ lạc đạo là Saulô vào hàng môn đệ, để làm tròn ý nghĩa con số 12
mà Ngài đã định từ trước.
Thực vậy, khi chiên lạc Saulô trở
về ràn, ông đã không thua kém các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr 11,5), xét về
lượng cũng như về phẩm:
· Về lượng: Nếu ta gạch bỏ hết những lời ông Phaolô nói trong Tân
Ước, thì cuốn Kinh Thánh Tân Ước chẳng còn được bao nhiêu! Và một mình ông
Phaolô thành lập được nhiều giáo đoàn như Côrinthô, giáo đoàn Galat, giáo đoàn
Êphêsô, giáo đoàn Philiphê, giáo đoàn Côlôsê, giáo đoàn Thêsalônikê. Nếu ông
Phaolô không trở về, thì có lẽ đạo Chúa đã bị ông khai tử từ lúc ông hằm hừ thở
ra mùi sát khí, lãnh trát các thượng tế, xông tới Đama triệt hạ hết những ai
tin vào Đức Giêsu, và hôm nay thế giới chưa ai được biết Chúa !?
· Về phẩm: Giáo lý của thánh Phaolô giảng dạy về Đức Giêsu vô cùng phong phú và
sâu sắc. Đến nỗi có nhiều người cho là Đức Giêsu không lập Hội Thánh Công Giáo, mà là thánh
Phaolô ! Và như vậy, chúng ta biết thánh Phaolô không đơn phương độc mã trở về
với Chúa, mà ông còn trở thành chiên đầu
đàn dẫn cả dân ngoại, trước đây không thuộc về đàn chiên của Đức Giêsu, nay
được ở trong chuồng chiên, chính là Hội Thánh, dưới sự chăm sóc, dẫn dắt của
Mục Tử Giêsu! Vì thế, thánh Tông Đồ đã khoe với ông Timôthê, môn đệ ông rằng: “Đức Giêsu
bước vào trần gian để cứu những người tội lỗi, trong số đó tôi là người
thứ nhất !” (1Tm 1,15) Người thứ nhất ở đây không phải là người đầu tiên
được Chúa cứu, mà là mẫu trở về với Đức Giêsu
cho tất cả mọi người. Hiểu như thế, chúng ta mới biết giá trị câu nói
của Đức Giêsu : “Khi người tội lỗi ăn năn
sám hối trở về, thì cả tầng trời rúng lên vì niềm vui mừng!” (Lc 15,7a).
Thế thì :
ü Trong
gia đình, người bố là chiên đầu đàn,
như sách Huấn ca 30,4 nói: “Người bố dù
có tắt thở ông cũng chưa chết, vì ông đã để lại con cái giống hệt ông!”
ü Trong
một giáo xứ: Cha Sở là chiên đầu đàn. Thánh Gioan Maria Vianey
nói: “Linh mục thánh thiện, thì giáo dân
đạo đức ; Linh mục đạo đức, thì giáo dân
tầm thường ; Linh mục tầm thường, thì giáo dân ra quỷ!” Vậy nếu Linh mục mà
ra quỷ, thì giáo dân còn độc ác hơn quỷ vương Beelzebul !!
ü Vậy
nếu ta nhìn lên vị giáo sĩ cao cấp hơn cha Sở: Hồng y hoặc Giám mục mà sống tầm
thường thua người vô thần, thì không biết giáo dân trong Địa phận có thua quỷ
vương Beelzebul hay không?! Bởi thế thánh Augustin nói: “Làm Giám mục cho anh em, tôi rất lo sợ, làm tín hữu với anh em, tôi rất
an tâm. Vì Giám mục chỉ là một chức vụ, tín hữu mới là một ân phúc. Giám mục là
một danh hiệu nguy hiểm, tín hữu là một danh hiệu đem ơn cứu độ!” (x HCHT số 32). Vì trong địa phận, Giám mục là chiên đầu đàn.
Chính vì vậy mà bất cứ Thánh Lễ
nào, sau lời truyền phép, lời cầu nguyện đầu tiên là cho Giám mục thủ lãnh
(Giáo hoàng), và Giám mục địa phận, vì
các vị này mới là người quyết định làm cho Hội Thánh được bốc lên. Như thế các
vị này được nhận nhiều ơn nhất, thì phải trả lẽ trước mặt Chúa nhiều, đúng như
Lời Kinh Thánh nói: “Mỗi người trong
chúng ta sẽ phải trả lẽ vì chính mình
trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14,12: Bài đọc năm lẻ).
Bởi vì mỗi giáo phận là một Hội
Thánh vẹn toàn, vì Giám mục là hiện thân Tông Đồ của Đức Giêsu, là thầy dạy Đức
Tin. Nên việc canh tân sống đạo của mọi thành phần trong Giáo phận hoàn toàn lệ
thuộc vào Giám mục thủ lãnh Địa phận. Do
đó nếu có giáo dân hay Linh mục nào giống thánh Phao-lô, thì cũng chỉ là “đèn
chói mắt”, làm nhức đầu người khác ! Nhưng nếu Giám mục là một Phao-lô mới, thì
sẽ làm bốc lên sức sống đạo của dân Chúa trong địa phận, trở thành bó đuốc
sáng, thành đèn hải đăng soi dẫn muôn dân tìm về ràn chiên của Đức Giêsu ! Thực
là buồn cho Hội Thánh Chúa, suốt hơn 20 thế kỷ nay, mới chỉ có một Giám mục
Phaolô mà thôi !
Vì sứ mệnh chính của Giám mục là
thầy dạy Đức Tin, do đó giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh
số 25 dạy: “Việc rao giảng Phúc Âm là một
nhiệm vụ trổi vượt trong các nhiệm vụ
chính yếu của Giám mục, Giám mục là những người rao truyền Đức Tin, đem
nhiều môn đệ mới về cho Chúa Ki-tô. Giám mục là những tiến sĩ đích thực, nghĩa
là có uy quyền của Chúa Ki-tô, giảng dạy cho
những kẻ được trao phó cho các ngài”. Đối với các Linh mục, Giáo
Luật số 773 và 776 đã buộc: “Cha Sở phải
lo huấn luyện giáo lý cho người lớn, thanh niên và trẻ em. Cha Sở phải cổ võ và
thúc đẩy cha mẹ chu toàn bổn phận dạy giáo lý trong gia đình. Đây là nhiệm
vụ riêng biệt và nặng nề trong việc dạy giáo lý cho dân Chúa”.
Qua lời giáo huấn trên, ước gì
hàng giáo sĩ làm đúng nhiệm vụ ngôn sứ Hội Thánh đã truyền là bài giảng phải
liên kết các Bài đọc Hội Thánh đã chọn trong Phụng Vụ, từ đó trình bày các mầu
nhiệm Đức Tin và những quy tắc cho đời sống Kitô hữu (x HCPV số 24 + 52) ; cũng
như bài giáo huấn của chủ chăn phải đặt trên năm nền tảng: “Kinh
Thánh , Thánh Truyền, Phụng Vụ, Giáo Huấn của các Công Đồng cũng như Sách Giáo
Lý của Hội Thánh công bố năm 1992, và Giáo Luật là những quy luật sinh hoạt của
Giáo Hội” (x Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo
Hội số 14). Nếu không dựa trên nguyên tắc này để giảng giải, thì sự cố tháp Babel thuở xưa lại tái
diễn: Con cháu Noe phải tản đi khắp mọi nơi, bỏ dở công trình xây tháp, vì mỗi
người nói mỗi kiểu ! (x St 11).
Giám mục Phaolô đã trở thành mẫu
cho các Giám mục khác, ông đã hiên ngang hãnh diện trong Đức Kitô mà nói: “Tôi không dựa vào xác thịt của mình, dù tôi
là dòng dõi Israel, họ Benjamin, giữ Luật thì đúng như một người Biệt phái,
nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh. Nhưng những gì xưa kia tôi cho là có
lợi, thì nay vì Đức Kitô tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự
là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi”
(Pl 3,3-8: Bài đọc năm chẵn). Vì “tâm hồn
những ai tìm kiếm Chúa nào hoan hỷ” (Tv 105/104,3b: ĐC năm chẵn).
Như thế các Giám mục phải là hiện
thân Phaolô trở về canh tân đời sống Đức Tin của mình, để trở thành chiên đầu
đàn cho cộng đoàn dân Chúa đã được trao phó cho các ngài dẫn dắt.
2/ DỤ NGÔN NGƯỜI
ĐÀN BÀ CÓ 10 ĐỔNG BỊ MẤT 1 DIỄN TẢ TÌNH THƯƠNG CỦA MẸ MARIA
Dụ ngôn người đàn bà có 10 đổng bị
mất 1 diễn tả tình thương của Mẹ Maria.Vì ta biết số 10 mang ý nghĩa vẹn toàn,
như Mười Điều Răn của Chúa, ám chỉ ai tuân giữ là người hoàn hảo trong Chúa.
Chúng ta lại biết Chúa Giêsu là
Thiên Chúa toàn năng, mà trong đời hoạt động công khai của Ngài còn cần đến Mẹ
Maria cộng tác, từ khởi sự (x Ga 2) cho đến hoàn thành (x Ga 19 ; Cv 1,12-14).
Trong lời kinh chúng ta hay cầu nguyện: “Từ
khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen” ; thì Đức Giêsu cũng
cần có Mẹ Maria cộng tác: “Từ khởi sự
cuộc đời rao giảng của tôi cho đến lúc hoàn tất trên thập giá, tôi đều nhờ Mẹ
cộng tác. Amen!” Đức Giêsu là Thiên Chúa toàn năng còn cần có Mẹ Maria cộng
tác, còn ta là ai mà không chạy đến Mẹ xin bầu cử!?
Bởi thế Mẹ Maria có trách nhiệm
làm cho công việc của Con Mẹ được trở nên hoàn hảo, cụ thể Mẹ muốn môn đệ của
Đức Giê-su phải vẹn toàn về lượng cũng như về phẩm chất. Nhưng Mẹ luôn bị đặt
vào tình trạng lo âu, vì thiếu sự vẹn toàn nơi các ông :
F Số môn đệ của Đức
Giêsu phải là 12, thế mà bị mất Giuđa đã tự tử, Mẹ đau đớn lắm.
F Lúc Mẹ đứng dưới
chân thập giá, Mẹ muốn đón nhận cả 11 môn đệ còn lại cũng phải là con của Mẹ.
Nhưng lúc ấy chỉ có Gioan được Đức Giêsu trao cho Mẹ. Ông Gioan được vinh dự
này vì ông đã can đảm vượt mọi sợ hãi, chứ không như 10 môn đệ kia đã nhớ Lời
Thầy nói: “Tôi tớ không trọng hơn chủ,
nếu người ta đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con” (Ga 15,20), nên
họ đã bỏ chạy hết ! Dụ ngôn người đàn bà
có 10 đồng lạc mất 1, đã làm bà lo lắng đi tìm kiếm, huống chi ở đồi Sọ, còn 11
môn đệ theo Thầy Giêsu, lại trốn mất 10, thì làm cho Mẹ lo lắng biết mấy! (x Ga
19,25-27)
F Khi Chúa Giêsu Phục
Sinh, Ngài đến với các môn đệ vào ngày Chúa nhật (thời Hội Thánh sơ khai, Chúa
nhật là ngày dâng Lễ), Ngài chỉ gặp có 10 môn đệ, thiếu ông Tôma, chắc chắn Mẹ
không vui gì. Một tuần sau ông Tôma mới trở về với cộng đoàn vào ngày Chúa nhật
(dâng Lễ), thì làm cho Mẹ vui mừng biết chừng nào (x Ga 20,19t), vui hơn bà kia
có mười đồng lạc mất một mà tìm lại được!
Đời người Kitô hữu nhờ dự tiệc
Thánh Thể mà vui như Tết, vui hơn dự tiệc cưới, bởi vì đời sống Hội Thánh được
ví như tiệc cưới (x Mt 22,1-14). Ta đừng lấy cớ chối từ như những người đã được
vua mời đến dự: Kẻ nói: “Tôi mới mua đất” ; ông khác tâu: “Tôi mới tậu bò” ; còn
anh nọ thì nói: “Tôi mới cưới vợ”, tất cả đều có lý do: không có giờ đi dự tiệc
của vua ! (x Lc 14,15-24)
Thực ra tôi bảo không có giờ làm việc này, chỉ có nghĩa
là thời giờ tôi đã dành cho việc mà tự tôi cho là quan trọng. Bởi đó, quan
trọng việc gì thì có giờ cho việc ấy, nhất là việc mình yêu.
Ai yêu bản thân mình, yêu đồng loại như Chúa dạy mới là
yêu Chúa (x 1Ga 4,20), thì phải bắt chước Mẹ Maria và các môn đệ có giờ cùng đi
dự tiệc với Chúa Giêsu: Tiệc Thánh Thể để được đồng hành với Chúa Giêsu đi phục
vụ đồng loại, khởi đi từ tiệc cưới Cana.
Thế thì một Kitô hữu tôn thờ Chúa
và kính yêu Mẹ, càng cần có Mẹ ở bên, nhưng Chúa Giêsu chỉ muốn trao Mẹ Thánh
Ngài cho ai can đảm vượt mọi rào cản, cụ thể không sợ mất thời giờ đi dâng Lễ
mỗi ngày, để giống ông Gioan đã vượt qua sự sợ hãi đứng bên Mẹ Maria tham dự Hy
Tế Chúa Giê-su dâng. Thế mà nhiều người đi dự Lễ thường sợ mất thời giờ làm
việc. Mà có ai sở hữu được thời giờ đâu?
Vì “Thời giờ là của Thiên Chúa” (lời
công bố khi làm Phép Nến trong đêm Phục Sinh). Rõ ràng thời giờ không thuộc
quyền sở hữu của ai, mà người ta lại sợ mất! Một sự sợ hãi không tưởng, đến nỗi
không vượt qua để đến dâng Lễ với Chúa Giê-su, thì làm sao đón Mẹ Maria về nhà
mình như ông Gioan được! (x Ga 19,25-27). Sống như thế mới được Chúa Giêsu thực
thi lời hứa: “Tất cả những ai đang vất vả
mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi
sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28: Tung Hô Tin Mừng).
Truyện kể:
Cậu Ka-rôn Oát-ty-la
(Karol Wojtyla) lên 7 tuổi, đứng bên giường mẹ đang hấp hối, cậu khóc nức nở!
Người mẹ nắm tay con ôn tồn nói: “Con
đừng khóc, mẹ này chỉ là vú nuôi con, khi Chúa rước vú này về với Chúa, thì
người Mẹ thật của con là Đức Ma-ri-a xuất hiện, sẽ đích thân chăm sóc con.”
Từ ngày ấy, cậu
Ka-rôn Oát-ty-la tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, tưởng đó cũng là lý do
quan trọng mà ngày 18-10-1978 Chúa đã chọn ngài lên ngôi Giáo hoàng (Gio-an
Phao-lô II), đem lại nhiều lợi ích cho Hội Thánh và cả xã hội trong mọi lãnh
vực. Ngài thành công như vậy là đã sống như thánh Gioan Tông Đồ: “đưa
Mẹ về nhà mình” (Ga 19,27).
**************
Một chú bé nghèo khổ, quần áo tả tơi, không biết chữ o tròn hay méo, lê đôi
chân gầy đến một khu phố nghèo nàn ở Ba-lê (Pháp). Chú ấy là tên là Gioan, lên
6 tuổi, đi tìm ông già Bou-in, sống bằng nghề viết thư mướn.
Chú bé vào nhà lễ phép cúi đầu chào
ông cụ. Ông
già hỏi:
- Cháu muốn gì?
Chú vội thưa :
- Cháu muốn viết một bức thư.
Ông già ra giá ngay :
- Đưa đây 10 xu.
Chú bé ngập ngừng
rồi thưa lại :
- Xin lỗi cụ, cháu
không có tiền.
Nói xong chú thất
thểu đi ra, ông già ngó theo thương hại, kêu chú trở lại :
- Này, mày không có
đến 10 xu sao? Mày là con ai?
Chú bé từ tốn đáp :
- Dạ cháu là con má
cháu.
Ông già nói :
- Vậy là ta hiểu
rồi, cháu không có 10 xu, má cháu cũng không có, vậy viết thư để xin chút cháo
ăn đỡ đói phải không?
Chú bé gật đầu. Ông
già nói tiếp :
- Được rồi vào đây ông
viết giúp cho.
Ông Bou-in nghĩ thầm:
mình có hy sinh một chút thời giờ, tốn ít mực, ít giấy thì cũng chẳng ra nghèo.
Ông liền lấy bút giấy ra viết: Ba-lê, ngày… tháng… năm… Kính thưa ông.” Rồi ông
già đọc lại cho chú bé nghe và bảo muốn xin gì thì nói để ông viết tiếp. Chú bé
ấp úng :
- Dạ không phải ông ạ!
Ông già gạn hỏi :
- Không phải ông thì
bà?
Chú bé run run thưa
lại :
- Dạ cũng không phải
bà.
Ông Bou-in thấy bực
mình nên cáu gắt nói :
- Đã không biết ai để
gởi mà lại đòi viết thư.
Chú bé lấy hết can
đảm thưa lại :
- Dạ, cháu muốn viết
thư cho Mẹ Ma-ri-a .
Ông già cười rộ rồi
nghiêm nghị nói :
- Mày chế nhạo lão gìa này hả? Cút ra khỏi nhà
tao ngay!
Chú bé ngoan ngoãn
bước ra khỏi cửa, ông già nhìn theo thấy thương hại nên gọi chú trở lại, quan
sát kỹ chú bé một lúc, ông hỏi tiếp :
- Tên cháu là gì?
-
Dạ tên cháu là Gioan.
- Gio-an gì nữa ?
- Dạ, Gioan thôi ạ.
- Nhưng cháu muốn xin
gì cùng Đức Mẹ?
- Dạ cháu muốn thưa
với Ngài là má cháu đã ngủ từ 4 giờ chiều hôm qua, hai tay để trên ngực, người
lạnh ngắt, cháu không làm sao đánh thức má cháu dậy được!
Nghe đến đó ông già
hiểu ngay là mẹ em đã chết vì đói, ông rươm rướm nước mắt và nghĩ thầm: mình
chẳng thiếu của ăn, còn mẹ con chú này thì lại chết đói! Ông già ôm ghì lấy chú
bé vào lòng, và ôn tồn nói:
- Từ nay ông sẽ là ba
của cháu.
Vậy một bức thư
không được gởi đi, những đã có hiệu quả qua cụ già biết thương người, và Mẹ
trên trời đã dùng cụ để chăm sóc cậu bé Gioan.
Cụ già này đã thực thi lời thánh
Tông Đồ dạy: “Không ai trong chúng ta
sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Vậy dù sống dù
chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa” . Cụ
già này đã không xét đoán chú Gioan, cũng không khinh dể chú này. Bởi vì mọi
người sẽ phải trả lẽ trước Tòa Chúa (x Rm 14,7-10: Bài đọc năm lẻ).
Có sống Đạo ít nhất noi gương cụ
già này mới có thể nói: “Tôi vững vàng
tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban, trong cõi đất dành cho kẻ sống” (Tv
27/26,13: ĐC năm lẻ).
THUỘC LÒNG
C Chúa luôn gìn giữ tôi chẳng khác gì con ngươi mắt Ngài (Dnl 32,10).
C Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì vẫn còn có Chúa đón nhận con (Tv
27/26,10)
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH