NGƯỜI QUẢN GIA GIỎI VIỆC NHÀ CHÚA
Nói đến ngày
tận thế (cánh chung), ngày Chúa đến thưởng hay phạt cả hồn xác mọi người, thì
xem ra ai cũng run sợ, thậm chí cả đến các môn đệ cũng thắc mắc hỏi Thầy Giêsu:
“Bao giờ ngày tận thế đến?” Ngài
tránh né trả lời (x Mt 24,3.36). Bởi lẽ nếu Đức Giê-su trả lời câu hỏi ấy, thì
loài người sống rất gian ác,hoặc u sầu thất vọng. Do đó Đức Giê-su dạy mọi
người phải chuẩn bị cho giờ Chúa gọi ra khỏi thế gian, mới chính là điều quan
trọng ai cũng phải quan tâm. Nhất là:
CPhải tỉnh thức vì
không biết khi nào tử thần ập đến.
CPhải luôn là người tôi
tớ trung trực và khôn ngoan.
CPhải sợ hình phạt đối
với đầy tớ bất trung.
1/ PHẢI TỈNH THỨC
VÌ KHÔNG BIẾT KHI NÀO TỬ THẦN ẬP ĐẾN
Đức Giê-su dạy:
“Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông
đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính
giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”(Lc 12, 39-40: Tin Mừng).
Thánh Phao-lô dạy ta lối sống tỉnh
thức cụ thể là :
- “Hãy run sợ mà gia công lo việc cứu rỗi chính
mình” (Pl 2,12).
-
“Dù ăn dù uống dù làm bất cứ việc gì, anh em
hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).
Cậu bé Gioan Bechman
đang đá banh với các bạn, cha Bề trên gọi đội banh và hỏi:
- Nếu chỉ một giờ nữa tận
thế đến, chúng con phải làm gì?
Cả đội banh nhao
nhao trả lời :
- Con về xin lỗi mẹ, vì hôm nay con đi đá banh mà chưa thuộc bài
giáo lý trong tuần.
- Xin cha ngồi tòa giải tội cho con, vì con đã bỏ xưng tội rước lễ
hai năm.
- Con vào Nhà Thờ quỳ trước Mình Thánh Chúa cầu nguyện.
….
Chỉ có cậu Gioan
Becman thưa với cha Bề trên :
- Con cứ tiếp tục đá banh, vì thời khóa biểu
sinh hoạt trong ngày: có giờ con học bài, có giờ con dự Lễ, có giờ con phụ việc
nhà, có giờ ăn, giờ ngủ, và bây giờ là giờ giải trí của con, nên con cứ đá cho
đến khi Chúa đến.
Như thế, Gioan
Becman luôn sống trong tư thế sẵn sàng đón Chúa.
2/ LUÔN LÀ NGƯỜI
TÔI TỚ TRUNG TRỰC VÀ KHÔN NGOAN
Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: "Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con
hay cho tất cả mọi người? "Chúa đáp: "Vậy thì ai là người quản gia
trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát
phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy,
thì thật là phúc cho anh ta.Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta
lên coi sóc tất cả tài sản của mình” (Lc 12, 41-44: Tin Mừng).
“Phân
phát của cải đúng lúc và phải thời”. Cụ thể phải dùng của cải
vào bốn mục đích :
a- Làm phát triển Tin Mừng và
xây dựng Hội Thánh (x GLHT số 2041-2043).
Đây là điều răn thứ 5, điều răn mới trong 5 điều răn của Hội Thánh.
b- Nuôi sống bản thân (x St 2, 16).
c- Tạo ra phương tiện để phục
vụ (x Lc 19, 11t).
d- Chia sẻ cho người không có khả năng tự kiếm sống: trẻ con, người già,
người tàn tật… (x Mt 25, 31-46).
Như thế của cải Chúa
ban dùng cho nhu cầu bản thân chỉ là một trong bốn mục đích làm quản lý của
cải. Rõ ràng của Chúa ban phần lớn dùng để chia sẻ, nhưng phải khôn ngoan đúng
lúc và phải thời, có nghĩa là tùy từng lúc, tùy hoàn cảnh, tùy nhu cầu mỗi mục
đích, ta phải ưu tiên dồn tiền của cho nhu cầu nào cần thiết nhất trong bốn mục
đích trên.
Mẹ Tê-rê-sa Calcutta, tuy không phải
là người Ấn Độ, nhưng suốt đời mẹ đã phục vụ người xấu số, không phải chỉ trên
nước Ấn, mà còn trên 80 quốc gia! Khi mẹ qua đời, chưa từng xảy ra trên đất Án
đối với một phụ nữ nào, dù là một phụ nữ Ấn :
- Cả nước Ấn treo cờ tang và tổ chức quốc táng cho mẹ.
- Lãnh đạo Ấn chọn mẹ là người mẫu cho dân tộc.
- Nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, xin mẹ làm Công
Dân Danh Dự. (theo tin Đài Chân Lý Á
Châu ngày 15/8/2002).
Thực ra, khả năng
nhỏ bé của mẹ Tê-rê-sa Calcutta không thể phục vụ những người đau khổ trên 80
quốc gia, nhưng chỉ vì mẹ là người Công Giáo hiến trọn cuộc đời kết hợp với
Chúa Giê-su và làm theo Lời Ngài chỉ dạy, nên đã được rất nhiều người cộng tác
đóng góp tiền của cho mẹ. Người ta tính mỗi năm mẹ tiêu hết 50 triệu dollars
cho các cơ sở từ thiện. Mẹ đã làm cho nhiều người thực hành được Lời Thánh Kinh:
“Mọi sự thuộc về anh em, anh em thuộc về
Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô thuộc về Chúa Cha” (1Cr 3,22-23).
3/ HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI ĐẦY TỚ BẤT TRUNG
Đức Giêsu nói: “Nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và
bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa,chủ của tên
đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại
hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.” (Lc 12, 45-46: Tin Mừng).
Thánh Tông Đồ đã dựa vào ý Chúa
như trên mà nhắc nhở các Ki-tô hữu: “Đừng
dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi,
nó sẽ trả lương hậu là sự chết. Trái lại, hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và
dùng các chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính phục vụ Thiên
Chúa, Người sẽ thưởng công cho anh em trở nên người công chính” (x Rm
6,12-18: Bài đọc năm lẻ). Một khi ta đã được trở nên công chính nhờ, với, trong
Chúa Giê-su, thì “ta được phù hộ là nhờ
danh thánh Chúa” (Tv 124/123, 8a: ĐC năm lẻ). Vì“nếu không có Chúa phù hộ,
thì thiên hạ đã nhằm ta xông tới, nó nuốt sống ta rồi, lúc đùng đùng giận ta
như vậy” (Tv 124/123, 1-3).
Bởi vì những ơn Chúa ban cho, cụ
thể như của cải vật chất không phải để “cúng” cho thần bụng, vì một khi đã ăn
no uống say, dễ trở nên kẻ hung bạo, đánh đập tôi nam tớ nữ, khi bất chợt Chúa
đến, Ngài gọi nó ra khỏi thế gian này, nó không còn kịp trở tay với tử thần đến
chịt cổ nó, và lôi nó vào chung số phận với những kẻ bất tín.
Một cuộc đại hội của
các tướng quỷ, chúng tìm phương cách để tóm linh hồn người ta. Các tướng quỷ
đưa ra nhiều sáng kiến: Cứ xúi người ta là không có Chúa ; cứ rỉ tai bảo người
ta không có hỏa ngục, nếu nghe nói có hỏa ngục là dọa đó thôi ; cứ xúi nó
“chat” tìm bạn bốn phương, nó tìm được
người tình đẹp ngoại đạo, nó sẽ mê người tình, chứ không mê Chúa ; cứ
cho nó nhiều tiền của, của cải sẽ lấp mắt nó không thấy Chúa. Như thế chắc chắn
nó sẽ trở thành kẻ vô thần.
Tất cả những ý kiến
trên có quỷ ủng hộ, có quỷ chống đối, một tướng quỷ sau cùng đưa ý kiến: cứ rỉ
tai chúng nó nói: còn lâu mới chết, cứ thỏa mãn các đam mê xác thịt cho sướng,
gần đến giờ chết, chắc chắn có người đi tìm cha đến xức dầu, lúc ấy dù không
xưng tội được, thì tội cũng được tha hết , thẳng cánh bay về với Chúa. Ý kiến
này toàn thể đại hội quỷ vỗ tay tán thưởng, đồng thanh nói: Diệu kế, diệu kế!
Hãy nhớ rằng Đức Giêsu đã nặng lời
kết án những kẻ được lãnh ơn nhiều: “Đầy
tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì
sẽ bị đòn nhiều.Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ
bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó
nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,47-48: Tin Mừng).
Người được Chúa cho nhiều, biết
Chúa nhiều nhất, đó là hàng giáo sĩ rồi đến giáo dân. Những người này nếu không biết phân phát Lời
Chúa, phân phát ơn Chúa là một trọng tội giết cả hồn xác đồng loại quăng xuống
hỏa ngục! Bởi thế thánh Phaolô nói: “Tôi cam đoan rằng, tôi hoàn toàn trong sạch
về máu mọi người, vì tôi đã không e ngại mà giấu giếm đi, để không loan báo cho
anh em tất cả ý định của Thiên Chúa” (Cv 20,26-27: Bản dịch NTT). Vì
thế ông đã ý thức làm phát triển ơn trọng đại này nêu gương cho mọi người: “Chúa đã mạc khải để tôi được biết mầu nhiệm
Đức Kitô, mầu nhiệm này Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ
trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mạc khải cho các thánh
Tông Đồ. Trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng các dân ngoại được cùng thừa kế gia
nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể, và cùng chia sẻ điều
Thiên Chúa hứa. Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng, dù tôi biết tôi là kẻ
rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này
là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Kitô,
để nhờ Hội Thánh mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình
vạn trạng của Thiên Chúa, hầu chúng ta được dạn dĩ và tin tưởng đến gần Thiên
Chúa” (Ep 3,2-12: Bài đọc năm chẵn). Và thánh Tông Đồ dùng lời ngôn sứ
Isaia thúc bách mọi người: “Các bạn sẽ
vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ” (Is 12,3: ĐC năm chẵn).
Đức cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận nói:
“Người Công Giáo có tất cả các phương thế
cứu độ, mà bao nhiêu năm không biến đổi nếp sống vươn lên, đó là một trọng tội”.
Do đó để trở thành người quản lý khôn ngoan và trung trực của Thiên Chúa, thì
ta phải ngâm đời mình vào Lời Chúa, và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, như
mẫu gương sống Đạo của giáo đoàn Côrintho được thánh Phaolô khen: “Trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên
phong phú về mọi phương diện, phong phú
vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng
về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu
một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mạc khải
vinh quang của Người. Nhờ thế không ai có thể trách cứ anh em trong ngày của
Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô. Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Kitô Giêsu Chúa
chúng ta ” (1Cr 1,5-9).
Quả thực có để tâm nghe Lời Chúa
và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, ta mới có thể “ca tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời” (Tv 145/144,1b).
Vậy “anh em hãy canh thức và hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không
ngờ, thì Con Người sẽ đến” (x Mt 24, 42a.44: Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Vào giờ chết:
Những gì tôi tiêu xài
hoang phí, tôi phải trả lẽ trước tòa án Thiên Chúa.
Những gì tôi tích trữ
để như thần hộ mệnh, tôi làm cớ cho người ta tranh giành nhau.
Chỉ có những gì tôi
dùng đúng ý Chúa, mãi mãi thuộc về tôi (theo Mt 24,45-51)
LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH