BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I: Kh 11,19a ; 12,1-6a.10ab
11 19
Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Đền
Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa đá lớn.
12 1 Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một
người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên
mười hai ngôi sao.2 Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì
sắp sinh con.3 Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con
Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện.4
Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con
Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong
là nó nuốt ngay con bà.5 Bà đã sinh được một người con, một người
con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được
đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người.6a Còn người Phụ Nữ
thì trốn vào sa mạc; 10ab Và
tôi nghe có tiếng hô to trên trời:"Thiên Chúa chúng ta thờ giờ đây ban ơn
cứu độ,giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền,và Đức Ki-tô của Người giờ đây
cũng biểu dương quyền bính.”
ĐÁP CA: Tv 44
Đ. Nữ
hoàng bên hữu Thánh Vương,
điểm trang lộng lẫy toàn vàng
ô-phia. (c 10b)
10 Hàng
cung nữ, có những vì công chúa, bên hữu ngài, hoàng hậu sánh vai, trang điểm
vàng Ô-phia lộng lẫy.
11 Tôn
nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên
đi nhà thân phụ. 12 Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào
phục lạy: "Người là Chúa của bà."
16 Lòng
hoan hỷ, đoàn người tiến bước, vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung.
BÀI ĐỌC II: 1Cr 15,20-27
20 Thưa anh em, Đức
Ki-tô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.21
Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết
được sống lại.22 Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà
phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho
sống.23 Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô,
rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người.24
Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền
thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.
25 Thật vậy, Đức Ki-tô
phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người.26
Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết,27 vì Thiên Chúa đã đặt
muôn loài dưới chân Đức Ki-tô. Mà khi nói muôn loài, thì dĩ nhiên không kể Đấng
đặt muôn loài dưới chân Đức Ki-tô
BÀI GIẢNG
LỄ
VỌNG:
NHÔØ LÔØI NAÂNG
CON NGÖÔØI LEÂN BAÄC THAÀN THAÙNH
(Ga 10,34)
Những người sống đồng
thời với Đức Giê-su, họ chỉ biết Ngài là con bác thợ mộc, và Mẹ Ngài là bà
Ma-ri-a theo liên hệ huyết nhục (x Mt 13,55). Do đó một phụ nữ chứng kiến Đức
Giê-su giảng rất hấp dẫn và chị chưa từng thấy có ai ăn nói khôn ngoan uy tín
được như thế, chị cất tiếng khen : “Phúc
cho người mẹ nào đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm” (Lc 11,27 : Tin
Mừng). Lời khen ấy bộc lộ lòng kính phục Mẹ Ngài, vì đã sinh được một người con
hết sức thông minh và chắc chắn bà đã giáo dục con mình trở nên bậc Thầy khôn
ngoan không ai sánh bằng, và chị thèm khát sinh được người con giống như thế
thì hạnh phúc biết mấy! Đức Giê-su nghe chị khen Mẹ Ngài, thì đáp ngay : “Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ biết
lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,28 : Tin Mừng). Ngài nói như
thế là muốn xác định cho đúng danh dự của Mẹ Ngài, là không hệ tại ở điều đã
sinh ra Ngài theo xác thịt, mà vinh quang của Mẹ Ngài cũng như của bất cứ ai hệ
tại nơi tâm hồn biết : “Lắng nghe và
tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,28: Tung Hô Tin Mừng). Bởi vì Đức Giê-su đã
nói : “Xác thịt không sinh ích gì, Thần
Khí mới làm cho sống, Lời tôi nói với anh em là Thần Khí và là sự sống” (Ga
6,63), thế thì Thiên Chúa không chỉ muốn ban riêng cho Đức Ma-ri-a được vinh dự
giữa loài người, mà Ngài còn muốn mọi
người phải đạt vinh hiển như Mẹ Ngài, một khi biết lắng nghe và tuân giữ Lời
Chúa (x Lc 11,28). Nhưng sự yếu hèn của xác thịt con người không ai có khả năng
thực hành được Lời Chúa cách hoàn hảo, thậm chí cả đến Đức Ma-ri-a được Chúa
ban đặc ân gìn giữ vô nhiễm tội ngay khi được tượng thai trong lòng bà Anna,
cũng phải khiêm tốn nhận biết mình chỉ là dụng cụ Chúa dùng để làm cho Lời Chúa
trở thành hiện thực, nên Mẹ đã thưa cùng
Chúa : “Xin Chúa làm cho con điều Chúa
nói” (Lc 1,38). Bởi vì “Lời Chúa ngỏ
với loài người tuy trong ngôn ngữ người phàm - nhưng như Lời Thiên Chúa, đích
thực là thế, và Lời ấy đang thi thố quyền năng nơi những người tin” (1Tx
2,13).
Xưa kia vua Đa-vít cho
tổ chức cuộc rước Hòm Bia Thiên Chúa về lều của ông, một cuộc rước vô cùng linh
đình, long trọng, nào là đàn sắt đàn cầm, nào là não bạt kèn trống, chung hòa
hoan ca cùng với mọi người trong đoàn rước để ca tụng Thiên Chúa, rồi vua cho
tổ chức dâng lễ toàn thiêu và kỳ an trước tôn nhan Chúa, để chúc tụng tạ ơn
Ngài. Đoạn vua nhân danh Chúa mà chúc phúc cho toàn dân (x 1Sb 15,3-4.15-16 ;
16,1-2 : Bài đọc I). Cuộc rước ấy đã tiên báo vào thời Tân Ước, Đức Ma-ri-a để
cho sứ thần Chúa đặt Lời vào tâm hồn và thân xác Mẹ (x Lc 1,26t), và Hội Thánh qua Phụng Vụ cũng
viết Lời bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không viết trên hai tấm đá như
xưa, nhưng trên tấm bia lòng bia thịt của người tín hữu (x 2Cr 3,3). Như vậy
nhờ Lời Chúa đã làm cho Đức Ma-ri-a và con cái của Mẹ trở thành Hòm Bia Thiên
Chúa bằng xương thịt, và trở thành Đền Thờ đích thực cho Thiên Chúa ngự (x 1Cr
3,16). Nhờ đó thân xác những người được
Chúa cứu độ, “một thân xác đáng phải chết
lại được mặc lấy sự bất tử. Vì ứng nghiệm Lời Kinh Thánh: Tử thần đã bị chôn
vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử
thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (x 1Cr 15,45b.55 : Bài đọc II). Thánh
Phao-lô xác quyết như thế là ông muốn nhấn mạnh ai sống cũng phải có Luật, “mà tội lỗi có sức mạnh sinh ra nọc độc tử
thần là hệ tại có Luật” (1Cr 15,56 : Bài đọc II), nhưng người vô tội được
Chúa gìn giữ như Đức Ma-ri-a, hoặc như chúng ta được Chúa tha thứ mọi tội lỗi,
dù có chết vẫn “được thông phần chiến
thắng Phục Sinh, nhờ Chúa Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,57 : Bài đọc II).
Ngày Chúa rước Đức
Ma-ri-a về Trời, Mẹ có uy quyền, mạnh thế vì cùng với Chúa Giêsu, Con Mẹ tiêu
diệt kẻ thù số một của chúng ta là Sa-tan, và đánh gục thần chết! Hơn thuở xưa
ông A-vi-me-léc cầm quyền cai trị Israel, ông này đã gây cho thân phụ mình giết
70 người anh em, ông mạnh đến độ bách chiến bách thắng mọi kẻ chống đối ông,
thế mà có một ngọn tháp kiên cố giữa thành và tất cả đàn ông, đàn bà cùng toàn
thể các thân hào trong thành đều trốn vào tháp ấy; họ ẩn náu bên trong và leo
lên lầu của ngọn tháp. Ông A-vi-me-léc đi tới và tấn công tháp ; ông đến sát
lối vào tháp để châm lửa đốt. Bấy giờ có người đàn bà liệng một phiến đá cối
xuống đầu ông A-vi-me-léc làm ông bể sọ. Ông liền gọi chàng thanh niên cận vệ
của mình và bảo: “Hãy tuốt gươm giết ta
đi, kẻo người ta lại nói về ta rằng: Một người đàn bà đã giết hắn”. Người
cận vệ đâm ông và ông đã chết. Người Israel thấy ông A-vi-me-léc đã chết
thì bỏ đi, ai nấy về nhà mình (x Tl hay Qa 9,22-57).
Như vậy Đức Ma-ri-a đã
trở nên bảo chứng giúp Mẹ thắng mọi sự dữ, vì “Chúa đã đứng dậy cùng với Hòm
Bia oai linh Chúa – Mẹ Maria – ngự về chốn nghỉ ngơi” (Tv 132/131,8
: Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Chúa Giê-su xác nhận : “Mẹ và
anh em tôi là những người nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).
LỄ CHÍNH NGÀY:
ÑI DÖÏ LE
à LA Ø CUØNG LEÂN TRÔØI VÔÙI ME
Ï MARIA
Ngày trọng đại vinh
hiển nhất của Mẹ MARIA cũng như của con cái Mẹ là được Chúa cho hồn xác lên
Trời. Ta hãy tìm hiểu:
- Lý do Mẹ được lên
Trời.
- Địa vị của Mẹ MARIA.
- Nhân đức của Mẹ MARIA.
- Sứ mệnh của Mẹ MARIA.
- Vinh quang của Mẹ MARIA.
- Mẹ mời gọi con cái
Mẹ cùng lên Trời.
1- LÝ DO
MẸ ĐƯỢC CHÚA CHO HỒN XÁC LÊN TRỜI
Không phải mãi tới năm
1950, Đức Giáo hoàng Pio XII tuyên bố Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Chúa
mới cho hồn xác Mẹ lên Thiên Đàng, mà niềm tin Mẹ MARIA được Chúa cho hồn xác
lên Trời đã khai mào ngay từ thời Giáo Hội sơ khai. Đó cũng là lý do sau khi
Chúa Giê-su Phục Sinh không có Tông Đồ nào nói đến việc Chúa Giê-su đi gặp mẹ
Ngài, vì các ngài muốn xác định: Mẹ MARIA luôn luôn kết hợp với Con Mẹ, không
có một giây phút nào Mẹ-Con xa nhau, ngay cả khi Chúa Giê-su lên Trời trên thập
giá (x Lc 23,43) thì Mẹ cũng đồng hành. Chúa Giê-su Phục Sinh chỉ đến với những
người chưa có Đức Tin, cũng như chưa kết hợp với Chúa Giê-su như Đức Mẹ. Như
vậy, Đức Pio XII tuyên bố Tín Điều Hồn Xác Mẹ Lên Trời là ngài muốn cổ võ cho
toàn thể loài người phải biết cùng với Mẹ MARIA
cám ơn Chúa, vì Ngài đã cho hồn xác Mẹ chúng ta được lên Trời trước, là
dấu bảo chứng chắc chắn Mẹ đã ở đâu thì Mẹ cũng muốn cho chúng ta là con cái Mẹ
được ở đó.
Ngay từ thời Giáo Hội
sơ khai, các tín hữu đã tin hồn xác Mẹ lên Trời, vì thế thánh Phao-lô viết cho
giáo đoàn Cô-rin-tô: “Như mọi người vì liên đới với A-đam phải
chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô (A-đam cuối cùng) cũng được
Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình, mở đường là Đức
Ki-tô, rồi đến những người thuộc về Đức Ki-tô (chắc chắn Mẹ MARIA phải được ưu
tiên) vào buổi quang lâm của Ngài” (1Cr 15,22-23: Bài đọc II).
2- ĐỊA VỊ
CỦA MẸ MARIA
Trong tiệc cưới Ca-na,
Mẹ nói với loài người: “Hãy đến với
Giê-su, Ngài bảo gì cứ làm theo!” (Ga 2,5) Lời này Mẹ lặp lại nguyên văn
lời vua Pha-ra-ôn nói với toàn thể loài người khi lâm cảnh đói khổ chạy đến cùng
vua, xin mua lương thực, thì vua lại nói: “Hãy
đến cùng Giu-se, ông bảo gì cứ làm theo!” (St 41,55). Mà Giu-se là tiền
thân Đức Giê-su. Vào thời điểm ấy, vua Pha-ra-ôn là người giàu có uy quyền nhất
trên thế gian, vì nhờ tài năng và sự khôn ngoan của Giu-se, vua ra lệnh cho ông
Giu-se bung tiền mua tất cả thóc lúa của dân trong bảy năm được mùa, để rồi sẽ
bán cho dân vào thời bảy năm mất mùa tiếp theo đó, và như vậy cả thế giới, ai
cũng cần chạy đến với vua Pha-ra-ôn, ai cũng phải tôn trọng vua. Địa vị và danh dự của vua Pha-ra-ôn đã báo
trước địa vị và danh dự của Đức Mẹ, vì nhờ Giê-su Con Mẹ khôn ngoan hơn
Giu-se đã tích trữ tất cả ơn của Chúa trong các Bí tích Ngài lập, rồi trao cho
Mẹ cũng như Hội Thánh quản lý, để tùy Mẹ và Hội Thánh phân phát cho những ai
cần chạy đến xin Lương Thực bất tử (x Ga 19,25-27).
3- NHÂN ĐỨC
CỦA MẸ MARIA.
Có hai nhân đức đặc
biệt của Mẹ, Mẹ muốn chúng ta dõi theo :
a- Đoán ý muốn của người khác để
phục vụ. Trong Tin Mừng ghi lại hai lần Đức Mẹ phục vụ dù chưa ai đến cậy
nhờ, mà Mẹ đã biết trước điều người ta đang cần, Mẹ mau mắn giúp đỡ họ ngay. Đan
cử:
- Mẹ nghe tin bà
Ê-ly-sa-bét, chị họ đã gần 100 tuổi mà đang mang thai được sáu tháng, Mẹ hiểu
ngay thân phận phụ nữ vào hoàn cảnh như thế rất cần người đến giúp đỡ, thế là
Mẹ mau mắn lên đường… (x Lc 1,57t).
- Trong tiệc cưới
Ca-na, Mẹ thấy người ta đang lo lắng đi tìm rượu để cho thực khách vui trọn bữa,
vì chủ tiệc không trù liệu đủ. Thế là Mẹ đứng ngay lên đến nói với Giê-su Con
Mẹ: “Họ
hết rượu rồi”, và Đức Giê-su liền biến 60 chum nước lã thành 60 chum
rượu ngon hơn rượu cũ (x Ga 2,1-11).
b- Mẹ đặt việc cầu nguyện đứng hàng
đầu trong các sinh hoạt, đặc biệt Mẹ liên kết các Lời trong Sách Thánh thành bài
ca tuyệt vời chúc tụng Chúa (x Lc 1,46-55: Tin Mừng). Mẫu cầu nguyện này Hội
Thánh đã muốn cho con cái Mẹ nối dài và mở rộng, nên Hội Thánh dạy: “Việc
cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh” (Hiến Chế Mạc Khải số
25).
Khi Mẹ lên đường tới
nhà nhà chị họ Ê-ly-sa-bét, ai cũng nghĩ là ông Lu-ca phải ghi lại rất nhiều
việc Đức Mẹ giúp chị họ mình, nhưng ông không cho ai thấy Mẹ làm gì, chỉ thấy
Mẹ cầu nguyện làm mọi người rộn lên niềm vui, kể cả Gio-an còn trong bụng mẹ
cũng nhảy mừng (x Lc 1,44: Tin Mừng).
4- SỨ MỆNH
CỦA MẸ MARIA
a- Đời phục vụ của Mẹ diễn tả và báo trước chương trình Thiên Chúa cứu độ
loài người.
Đọc Tin Mừng Lu-ca, ai
cũng nghĩ Mẹ cần phải ở lại nhà chị họ để phục vụ cho tới sau khi người chị
sinh con. Thế mà, tác giả Lu-ca lại cho biết: Mẹ MARIA bắt đầu đến nhà bà
Ê-ly-sa-bét, lúc ấy bà đang có thai được sáu tháng, ít là ba tháng nữa, bà mới
sinh con. Vậy mà Mẹ MARIA chỉ đến ở nhà người chị có ba tháng rồi trở về quê (x
Lc 1,56: Tin Mừng). Như thế khi Mẹ trở về nhà rồi Gio-an mới sinh ra? Thánh sử Lu-ca có ý
ghi như vậy để xác quyết rằng: Mẹ đã báo
trước chương trình cứu độ loài người của Con Mẹ: Sau khi Con Mẹ phục vụ ba
năm, bị giết và an táng trong mồ ba ngày, rồi phục sinh trở về Quê Trời, lúc ấy
các Tông Đồ mới đi khắp thế gian ban Bí tích Thánh Tẩy và rao giảng để có các
Ki-tô hữu là con cái Thiên Chúa được sinh ra (x Mt 28,19-20).
Loài người đón nhận
được ơn cứu độ này mới làm ứng nghiệm và nhân lên hình ảnh ông Gio-an Tẩy Giả
nhảy mừng trong bụng mẹ, khi Đức MARIA đưa Đấng Cứu Thế còn trong dạ mẹ đến cho
gia đình người chị họ. Quả thực ông Gio-an Tẩy Giả nhảy mừng nêu hai dấu chỉ:
- Khi vua Đavid rước
hòm bia ghi Lời Thiên Chúa lên Giê-ru-sa-lem vào thành gọi là thành của Đavid,
thì trên đường đi ông Đavid nhảy mừng (x 2Sm 6,12); niềm vui ấy không sánh bằng
Lời Thiên Chúa thành xương thịt trong cung lòng Đức MARIA, và Mẹ đưa Đấng Cứu
Độ đến cho loài người khởi đi từ lúc ông Gio-an Tẩy Giả nhảy mừng trong dạ mẹ
(x Lc 1,44: Tin Mừng).
- Khi bà Giu-đi-tha cắt
được đầu Hô-lô-phéc-nê – tướng dũng mãnh nhất của quân Phi-li-tinh – đang vây
hãm thành Giê-ru-sa-lem nhằm tiêu diệt dân Do Thái, bà đưa đầu Hô-lô-phéc-nê
vào thành làm toàn dân nhảy mừng vì được thoát tay quân Phi-li-tinh. Lúc ấy,
tướng Út-di-gia cất lời ca khen bà Giu-đi-tha: “Này trong nữ kiệt, bà được Thiên
Chúa Tối Cao ban phúc, hơn tất cả những người phụ nữ trên đất này. Chúc
tụng Chúa là Thiên Chúa Đấng dựng nên trời đất, Người đã hướng dẫn bà chặt đầu
tướng giặc”(x Gđ 13,18), thì bà
Ê-li-sa-bét lấy lại lời tướng Út-di-gia ca tụng bà Giu-đi-tha mà chúc mừng Đức MARIA,
bà Ê-li-sa-bét chỉ đổi cụm từ “Thiên Chúa Tối Cao ban phúc” thành cụm từ “Con lòng
em được chúc tụng”(Lc 1,42: Tin Mừng). Như thế Con lòng
bà MARIA là Thiên Chúa Tối Cao đến tiêu diệt tử thần, đem niềm vui cho loài
người khởi đi từ lúc ông Gio-an Tẩy Giả nhảy mừng trong dạ mẹ.
b- Mẹ cộng tác với
Chúa để hoàn tất cuộc sáng tạo loài người.
Hai ông Lu-ca và Gio-an
ghi lại sáu lần Mẹ MARIA nói :
-
Lần thứ I: Mẹ thưa với thiên
thần trong ngày truyền tin: “Việc đó xảy đến thế nào vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,34).
-
Lần thứ II: Mẹ đáp lời sứ thần
giải thích nguyên nhân Mẹ sinh Con Thiên Chúa: “Xin
Chúa làm cho tôi điều Chúa nói” (Lc 1,38).
-
Lần thứ III: Mẹ cầu nguyện dài nhất
tại nhà chị họ Ê-ly-sa-bét: “Linh hồn tôi ngợi
khen Đức Chúa ….” (Lc 1,46-55).
-
Lần thứ IV: Mẹ trách Đức Giê-su
trốn cha mẹ ở lại Đền Thờ dạy giáo lý: “Sao Con
làm thế, đây cha mẹ đã vất vả tìm Con!” (Lc 2,48).
-
Lần thứ V: Trong tiệc cưới Ca-na,
Mẹ nói với Đức Giê-su: “Nhà này hết rượu” (Ga 2,3).
-
Lần thứ VI: Mẹ nói với loài người:
“Giê-su
bảo gì, cứ làm theo!” (Ga 2,5)
Thuở ban đầu Thiên Chúa
tạo dựng vũ trụ, Ngài nói sáu lần trong sáu ngày, vạn vật xuất hiện rất tốt
đẹp. Đặc biệt Thiên Chúa nói lần thứ sáu trong ngày thứ sáu: “Chúng Ta hãy dựng nên loài người giống Chúng
Ta” (St 1,26-27). Nhưng thực ra lúc ấy loài người chỉ là một sinh vật chẳng
khác loài thú (x 1Cr 15,45 ; Gv 3,18-19 – bản dịch CGKPV). Loài người chỉ thực sự thoát ra khỏi kiếp sinh vật trở nên giống Thiên
Chúa khi biết nghe và thực hành lời Mẹ MARIA dặn : “Giê-su bảo gì cứ làm theo!”
(Ga 2,5).
5- VINH QUANG
CỦA MẸ
Sách Khải huyền diễn tả
vinh quang của Mẹ: “Một người phụ nữ,
mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi
sao” (Kh 12,1: Bài đọc I) :
- “Mình khoác mặt trời”: Mặt trời ám chỉ
Thiên Chúa (x Lc 1,78), như vậy vinh quang của Mẹ là được Thiên Chúa ban cho
giống Ngài.
- “Chân đạp mặt trăng”: Người Do Thái hiểu mặt trăng là thần
lớn nhất trong các thần minh ở trên trời. Thế thì Đức MARIA còn vượt trên hết
mọi thần thánh. Nói cách khác, các vị thần chỉ là bệ kê chân Đức MARIA.
- “Đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao”: Đó là hình ảnh Mười
Hai môn đệ Đức Giê-su (Hội Thánh) vây quanh Mẹ, vinh quang các phần tử trong
Hội Thánh là nhận vinh quang Chúa đã ban cho Đức Mẹ. Nói cách khác, vinh quang
của Đức MARIA là cộng lại vinh quang của mọi người được Chúa cứu độ.
6- MẸ MỜI
GỌI CON CÁI MẸ CÙNG LÊN TRỜI
Người ta hỏi Đức Giê-su:
“Nước Trời ở đâu?” Ngài trả lời ngay:
“Nước Trời ở giữa các người” (Lc
17,21).
Để hiểu Nước Trời ở
giữa loài người, tác giả Lu-ca diễn tả ba lần Chúa Giê-su lên Trời :
- Lần thứ I: Ngài lên Trời ngay khi
còn treo trên thập giá ở đồi Sọ, như Ngài nói với tên trộm lành: “Hôm nay, anh ở trên Thiên Đàng với Ta”
(Lc 23,43).
- Lần thứ II: Ngài lên Trời trong
đêm Chúa nhật Phục Sinh, tại Bê-ta-ni-a. Thánh sử Lu-ca ghi: “Chúa Giê-su dẫn môn đệ đến Bê-ta-ni-a, đoạn
Ngài giơ tay chúc lành cho họ. Và xảy ra là đang khi Ngài chúc lành cho họ, thì
Ngài đã từ biệt họ và được nhắc lên Trời” (Lc 24,50-51).
- Lần thứ III: Ngài lên Trời vào
ngày thứ năm tại núi Cây Dầu. Tác giả Lu-ca ghi: “Sau cuộc thương khó, Chúa Giê-su đã cho môn đệ thấy mình vẫn sống, với
nhiều tang chứng đành rành. Suốt 40 ngày (tức là ngày thứ năm sau Chúa nhật
Phục Sinh) Ngài đã hiện ra với họ và nói về Nước Thiên Chúa. Rồi Ngài lên Trời
xa cách các môn đệ … Bấy giờ các môn đệ trở về Giê-ru-sa-lem từ núi Cây Dầu,
gần bên Giê-ru-sa-lem” (Cv 1,3.11-12)
Lên Trời lần thứ I tại
đồi Sọ chính là lúc Chúa đang dâng Lễ ; lên Trời lần thứ II vào đêm Chúa nhật,
thời gian Giáo Hội sơ khai dâng Lễ, tại địa điểm Bê-ta-ni-a, là nhắc nhở ta khi
dâng Lễ phải có trái tim nghe Lời Chúa như chị MARIA em của Mat-ta (x Lc
10,38-42) ; lên Trời lần thứ III vào ngày thứ năm, nhằm ngày Chúa Giê-su lập Bí
tích Thánh Thể, địa điểm ở núi Cây Dầu, nơi Chúa Giê-su cầu nguyện bắt đầu Hy Tế
của Ngài (x Lc 22,39-46).
Vậy Thiên Đàng ở giữa
loài người, chính là Thánh Lễ Hội Thánh cử hành, mà thánh sử Lu-ca đã nhấn mạnh
ba lần, qua cách ông viết Chúa Giê-su lên Trời ba lần.
Tại tiệc cưới Ca-na báo
trước hình ảnh tiệc Cưới Con Chiên, Hy Tế Chúa Giê-su, Đức MARIA căn dặn loài
người: “Giê-su bảo gì, cứ làm theo!”
(Ga 2,5) Cụ thể làm theo Lời Chúa Giê-su dạy: “Vác Thánh Giá hằng ngày theo Ta”, là Mẹ muốn chúng ta chấp nhận vất
vả, khó nhọc, hay gác bỏ việc đời để có giờ đi dự Lễ mỗi ngày, chính là được ăn
“Quả lòng Bà” (x Lc 1,42: Tin Mừng),
thì được sống hạnh phúc vĩnh cửu ngay từ đời này như mẹ MARIA đang hưởng phúc
lộc trên Thiên Đàng với Chúa Giê-su (Quả lòng Mẹ); khác xưa A-đam, E-và ăn “quả Chúa cấm”, thì thần chết đến chịt
cổ họ. Để những ai được ăn Quả lòng Bà (rước Lễ) sẽ cùng với Mẹ MARIA ca tụng
Thiên Chúa đã ban cho loài người một người Mẹ sống đạo mẫu mực để chúng ta dõi
bước theo: “Hoàng hậu – Maria - đứng bên
hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng lộng lẫy. Lòng hoan hỷ đoàn người tiến
bước, vẻ tưng bừng vào tận hoàng cung”
(Tv 45/44,10.16: Đáp ca).
Việc ca tụng Mẹ MARIA
chính là ca tụng Thiên Chúa, cũng như người ta nhìn một pho tượng tuyệt đẹp,
đương nhiên ai cũng khen ngợi tài khéo của nhà điêu khắc. Thế thì Đức MARIA là tuyệt
tác của Thiên Chúa trong muôn loài Ngài dựng nên, để qua Mẹ mọi người tôn vinh
Thiên Chúa, đúng như lời Hội Thánh tung hô: “Đức MARIA được rước lên trời, muôn vàn thiên sứ hoan hỷ mừng vui.”(Lc 1,39-56: Tung Hô Tin Mừng)
THUỘC LÒNG
Mẹ MARIA dạy loài người
chỉ có một câu:“Giê-su
bảo gì cứ làm theo!” (Ga 2,5).
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH