Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài giảng
THỨ BA SAU CN 12 TN NĂM LẺ: CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG (Hãy qua cửa hẹp mà vào...)
Âm thanh
Video
[ Bấm play 2 lần liên tiếp để xem video. Vui lòng chờ chút nếu kết nối mạng chậm ]
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC: St 13, 2.5-18
2 Ông Áp-ram rất giàu, ông có nhiều súc vật và vàng bạc.
5 Ông Lót, người cùng đi với ông Áp-ram, cũng có chiên bò và những chiếc lều.6 Đất ấy không đủ chỗ cho họ ở chung: họ có quá nhiều tài sản nên không thể ở chung với nhau được.7 Một cuộc tranh chấp xảy ra giữa những người chăn súc vật của ông Áp-ram và những người chăn súc vật của ông Lót. Thời bấy giờ người Ca-na-an và người Pơ-rít-di đang ở trong miền ấy.8 Ông Áp-ram bảo ông Lót: "Sao cho đừng có chuyện tranh chấp giữa bác và cháu, giữa người chăn súc vật của bác và người chăn súc vật của cháu. Vì chúng ta là anh em họ hàng với nhau!9 Tất cả xứ chẳng ở trước mặt cháu đó sao? Cháu hãy xa bác đi. Nếu cháu đi về bên trái thì bác sẽ đi về bên phải; nếu cháu đi về bên phải thì bác sẽ đi về bên trái."
10 Ông Lót ngước mắt lên và nhìn cả Vùng sông Gio-đan: chỗ nào cũng có nước. Trước khi ĐỨC CHÚA tiêu diệt thành Xơ-đôm và thành Gô-mô-ra, thì vùng đó, cho đến tận Xô-a, giống như vườn của ĐỨC CHÚA, giống như đất Ai-cập.11 Ông Lót chọn cho mình cả Vùng sông Gio-đan và đi về hướng đông. Thế là họ xa nhau.12 Ông Áp-ram ở đất Ca-na-an, còn ông Lót ở trong các thành Vùng sông Gio-đan, và di chuyển lều đến tận Xơ-đôm.13 Người Xơ-đôm xấu xa và mắc tội nặng đối với ĐỨC CHÚA.
14 ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram sau khi ông Lót xa ông: "Ngước mắt lên, từ chỗ ngươi đang đứng, hãy nhìn về phía bắc, phía nam, phía đông, phía tây,15 vì tất cả miền đất ngươi đang thấy đó, Ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi mãi mãi.16 Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều như bụi trên mặt đất; nếu người ta đếm được bụi trên mặt đất, thì mới đếm được dòng dõi ngươi!17 Đứng lên! Hãy đi ngang dọc khắp miền đất này, vì Ta sẽ ban nó cho ngươi."18 Ông di chuyển lều và đến ở cụm sồi Mam-rê, tại Khép-rôn. Tại đây, ông dựng một bàn thờ để kính ĐỨC CHÚA.
ĐÁP CA: Tv 14
Đ.        Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa ? (c 1a)
2 Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói vậy, 3a miệng lưỡi chẳng vu oan.
3bc  Không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã. 4ab Coi khinh phường gian ác, trọng ai kính CHÚA TRỜI,
5 Cho vay không đặt lãi, chẳng nhận quà hối lộ mà hại đến người ngay. Phàm ai làm những điều này, không hề nao núng chuyển lay bao giờ. 
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 8,12
Hall-Hall: Chúa nói: Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống. Hall.
TIN MỪNG: Mt 7, 6.12-14
6 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
12 "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.
13 "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó.14 Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” 
BÀI GIẢNG
CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG
Để được vào con đường sự sống, Đức Giê-su dạy: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7,13-14: Tin Mừng).
Trong thực tế, không ai ngu dại đi vào đường hẹp, ai cũng chọn đường rộng rãi, thênh thang, vừa an toàn, vừa đạt vận tốc cao, sớm tới đích. Bởi thế đường hẹp và cửa chật Đức Giê-su dạy ở đây, ta phải hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa tín lý và nghĩa luân lý đạo đức.
I. NGHĨA TÍN LÝ:
Cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống phải hiểu cụ thể là chỉ tôn thờ, cậy trông, yêu mến duy một Thiên Chúa. Chân lý này đã được diễn tả qua Đức Tin của ông Khít-ki-gia, vua nước Giu-đa:
Vua nước At-sua ngạo nghễ và thách thức Thiên Chúa của Israel, vì mỗi lần ông xuất quân là bách chiến bách thắng, chẳng có thần thánh nào làm ông sợ. Ông muốn tàn phá nước nào là quyền của ông, thậm chí ông còn quăng các tượng thần của họ vào lửa. Bởi thế, ông viết thư sai người đem đến cho vua Khít-ki-gia, nước Giu-đa và đe rằng: Khít-ki-gia tin vào Thiên Chúa là vô ích, Chúa của Khít-ki-gia nói dối: Sẽ bảo vệ Giê-ru-sa-lem không bị nộp vào tay vua At-sua. Hãy nhớ rằng rồi đây Giê-ru-sa-lem cũng cùng một số phận bị diệt như các nước dưới bàn tay vua Át-sua.
Đọc thư xong vua Khít-ki-gia chỉ còn ngước mắt cầu khẩn Thiên Chúa, vì danh dự của Ngài xin gìn giữ dân Ngài đã tuyển chọn, đừng để Xan-khê-rít, vua Át-sua, đặt Giê-ru-sa-lem chung số phận với các nước khác.
Chúa đã nhận lời cầu của vua Giu-đa, nên nội một đêm thiên thần Chúa đến sát hại 185 ngàn quân Át-sua, làm vua và toàn quân phải nhổ trại rút lui về hướng Ni-ni-vê (x 2V 19,9-36: Bài đọc năm chẵn). Thật đúng với lời cầu của dân: “Thiên Chúa củng cố thành đến muôn đời muôn thuở” (Tv 48/47, 9d: Đáp ca năm chẵn).
Trong đời sống Đức Tin của người Công Giáo hôm nay, cũng cần phải xét lại nhiều hình thức tôn thờ đã không biểu lộ Đức Tin đúng giáo lý Hội Thánh, mang tính cách  mê tín. Đan cử: Có nhiều giáo dân đến Nhà Thờ thắp nến dâng bông nơi đặt tượng Đức Mẹ và các Thánh nhiều hơn Nhà Tạm đặt Mình Thánh Chúa ; hoặc người ta đọc đủ thứ kinh, nhưng chẳng quan tâm tham dự Kinh Phụng Vụ, dù có điều kiện. Trong khi đó giáo lý Công Giáo dạy rằng: Đức Mẹ và các Thánh chỉ bầu cử cho ta trước mặt Chúa khi ta sống như các ngài đã sống, chứ không phải sống đạo kiểu dân ngoại, rồi cầu khẩn với Mẹ và các Thánh, thì thật là vô ích!
II. NGHĨA LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC :
Cửa hẹp, đường chật dẫn đến sự sống chính là khó với mình, nhưng quảng đại với Chúa và tha nhân (x 2 Cr 6,12t).
Cách xử của ông Abram với cháu Lot đã minh chứng chân lý này. Vì ông Abram tuy là bác của Lot, nhưng ông đã không lấy quyền “bác cũng như cha” mà nạt nộ cháu, nhưng để cháu tự chọn lấy phần đất mầu mỡ! Ông nói với Lot: “Sao cho đừng có chuyện tranh chấp giữa bác và cháu, giữa người chăn súc vật của bác và người chăn súc vật của cháu, vì chúng ta là anh em họ hàng với nhau! Tất cả xứ chẳng ở trước mặt cháu đó sao? Cháu hãy xa bác đi. Nếu cháu đi về phía trái, thì bác sẽ đi về bên phải ; nếu cháu đi về bên phải, thì bác sẽ đi về phía trái”. Ông Lot đã chọn cho mình cả vùng sông Gio-đan và đi về hướng đông”.
Lòng nhân ái của ông Abram đối với cháu Lot như thế. Nên Chúa phán với ông: “Hãy ngước mắt lên nhìn từ chỗ ngươi đang đứng về phía bắc, phía nam, phía đông, phía tây, vì tất cả miền đất ngươi đang thấy đó, ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi mãi mãi. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều như bụi trên mặt đất” (x St 13,5-18: Bài đọc năm lẻ).
Như thế ông Abram đã nên mẫu mực cho những người sống giáo huấn Đức Giê-su dạy: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12: Tin Mừng).
Nếu trong lời kinh ta đọc: “Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong Nhà Chúa” (Tv 15/14, 1a: ĐC năm lẻ), đó chính là những người chỉ biết tôn thờ, trông cậy nơi Chúa như ông Khít-ki-gia, vua Giu-đa, và có tấm lòng quảng đại như tổ phụ Abram đối với cháu Lot.
Chân lý con đường sự sống mà Đức Giê-su dạy như trên, chỉ dành cho người tin và sống Lời Ngài nói: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12: Tung Hô Tin Mừng). Đối với dân ngoại và những kẻ theo ma quỷ không thể đón nhận được giáo lý của Đức Giê-su, bởi thế Ngài dạy: “Của thánh đừng quăng cho chó, châu ngọc chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân rồi còn quay lại cắn xé anh em” (Mt 7,6: Tin Mừng). “Chó” ám chỉ dân ngoại (x Mt 15,26) ; “heo” chỉ về ma quỷ (x Mt 8,30t). Bởi vậy, triết gia Kierkegaard nói: “Chân lý Tin Mừng chỉ trình bày cho người ngoại lệ
THUỘC LÒNG
*     Vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ. (Cv 4,12).
*     Muốn người ta làm gì cho mình, thì mình làm điều đó cho người ta (Mt 7,12)
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH
  

Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: