BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC: Cv 22, 30 ; 23,
6-11
22 30 Hôm ấy, vì muốn biết chắc chắn người
Do-thái tố cáo ông Phao-lô về điều gì, vị chỉ huy tháo xiềng cho ông và ra lệnh
cho các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng họp lại, rồi ông đưa ông Phao-lô
từ đồn xuống, để ra trước mặt họ.
23 6 Ông
Phao-lô biết rằng một phần Thượng Hội Đồng thuộc phái Xa-đốc, còn phần kia
thuộc phái Pha-ri-sêu, nên ông nói lớn tiếng giữa hội nghị: "Thưa anh em,
tôi là người Pha-ri-sêu, thuộc dòng dõi Pha-ri-sêu; chính vì hy vọng rằng kẻ
chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử."7 Ông vừa nói thế,
thì người Pha-ri-sêu và người Xa-đốc chống đối nhau, khiến hội nghị chia rẽ.8
Thật vậy, người Xa-đốc chủ trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ
hay quỷ thần; còn người Pha-ri-sêu thì lại tin là có.9 Người ta la
lối om sòm. Có mấy kinh sư thuộc phái Pha-ri-sêu đứng lên phản đối mạnh mẽ:
"Chúng tôi không thấy người này có gì là xấu. Biết đâu một vị thần hay một
thiên sứ đã nói với ông ấy? "10 Hai bên chống đối gay gắt đến
nỗi vị chỉ huy sợ người ta xé xác ông Phao-lô, nên mới ra lệnh cho lính xuống
lôi ông ra khỏi đám người đó mà đưa về đồn.
11 Đêm ấy Chúa đến bên ông Phao-lô
và nói: "Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở
Giê-ru-sa-lem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rô-ma nữa."
ĐÁP CA: Tv 15
Đ. Lạy Chúa
Trời, xin giữ gìn con, vì bên Ngài, con đang ẩn náu. (c 1)
1 Lạy Chúa Trời, xin giữ gìn con, vì
bên Ngài, con đang ẩn náu. 2a Con thưa cùng Chúa: "Ngài là Chúa
con thờ, 5 Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc
dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ.
7 Con chúc tụng Chúa hằng thương
chỉ dạy, ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con. 8 Con luôn nhớ có
Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
9 Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và
lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn. 10 Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc con
trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ.
11 Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi
sống: trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề, ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề
vơi!
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 17, 21
Hall-Hall: Chúa nói: “Lạy Cha,
xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để thế gian tin
rằng Cha đã sai Con.” Hall.
TIN MỪNG: Ga 17, 20-26
20 Khi ấy, Đức Giê-su ngước mắt lên
trời và cầu nguyện rằng: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng
còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con,21 để tất cả nên một, như
Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế
gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con.22 Phần Con, Con đã ban cho họ vinh
quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một như chúng ta là một:23
Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế
gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương
Con.
24 Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở
đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng
vinh quang của Con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu thương Con
trước khi thế gian được tạo thành.25 Lạy Cha là Đấng công chính, thế
gian đã không biết Cha, nhưng Con, Con đã biết Cha, và những người này đã biết
là chính Cha đã sai Con.26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn
cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương Con, ở trong họ, và Con cũng ở trong
họ nữa."
BÀI GIẢNG
THÁNH THẦN LÀ NGUYÊN LÝ SỰ HIỆP NHẤT
Trước khi về trời,Đức Giê-su tha
thiết cầu nguyện cho Hội Thánh được ơn hiệp nhất. Trong Tin Mừng hôm nay Đức
Giê-su đã ba lần thưa với Chúa Cha: “Xin
cho chúng nên một như Chúng Ta là một” (Ga 17, 21.22.23). Ba lần liên tiếp
Đức Giê-su xin như vậy là Ngài muốn sự hiệp nhất phải theo khuôn mẫu: “Chúng
nên một như Chúng Ta (Ba Ngôi)”.
Sự hiệp nhất trong Hội Thánh là do Chúa
Thánh Thần thực hiện, được diễn tả qua Bài đọc (Cv 23,6-11):
Ông Phaolo lợi dụng sự bất đồng Đức
Tin giữa người Biệt phái và phe Sa-đốc, để ông gây chia rẽ trong họ. Trước tòa
án, ông nói: “Thưa quý vị đồng bào, tôi
là Biệt phái, con của Biệt phái, tôi bị ra tòa vì mối hy vọng, tức là sự sống
lại từ cõi chết”. Ông vừa nói thế thì xô xát liền xảy ra giữa Biệt phái và
phe Sa-đốc, và đám hội bị phân bè. Vì phe Sa-đốc quyết không tin có sống lại,
không có Thiên thần hay ma quỷ gì cả,
còn Biệt phái lại tin tất cả các điều ấy. Tiếng la lối ầm lên, có những Ký lục
thuộc cánh Biệt phái chỗi dậy gây gổ bảo rằng: “Chúng tôi không thấy chút gì trái nơi đương sự. Biết đâu đã có vị linh
thiêng hay Thiên thần phán bảo ông ấy? Cuộc xô xát đã đến độ trầm trọng, viên
trưởng cơ sợ ông Phaolo bị xâu xé, thì sai binh đội xuống giựt ông khỏi đám họ
mà dẫn về đồn” (Cv 23,6-10: Bài đọc).
Như thế, ông Phaolo vận dụng Chân
Lý sống lại mà gây chia rẽ giữa Biệt phái và Sa-đốc. Đó là cách ông Phaolo làm
cho những người tin vào giáo lý của Đức Giê-su để hiệp nhất trong Chân Lý, đem
lại cho họ sự sống hạnh phúc thật và vĩnh cửu. Bởi vì bản chất giáo lý của Chúa
là gây chia rẽ, như Đức Giê-su nói: “Đừng
tưởng Ta đến đem bình an trên mặt đất, Ta đến không phải để đem lại bình an mà
là gươm giáo. Ta đến để chia rẽ người ta với cha mình, con gái với mẹ mình,
nàng dâu với mẹ chồng mình, và kẻ thù của người ta là những người nhà mình”
(Mt 10, 34-36).
Do đó ta không được nói sự thật
một nửa, vì đó là cách nói láo độc hại nhất. Ví dụ: “Hiệp nhất thì sống, chia
rẽ là chết”. Kìa Biệt phái và Sa-đốc hiệp nhất với nhau, nhưng không dựa trên
Chân Lý của Chúa, không bởi Thánh Thần, nên sự hiệp nhất ấy gây ra cái chết cho
ông Phaolo, không đem lại sự sống cho ai.
Vậy phải nói đủ sự thật: “Hiệp nhất không bởi Thánh Thần, không dựa
trên Chân Lý thì chết” ; còn dựa vào
Lời Chúa gây chia rẽ để được hiệp nhất nhờ Thánh Thần mới làm cho sống !”
Người ta tìm thấy giá trị sự hiệp
nhất Chúa đã đặt ngay trong vật chất. Ví dụ:
-
Hai
luồng điện dương và âm hiệp nhất phát sinh ánh sáng.
-
Để
dập tắt lửa phải cần có nước (H2O). Nhưng khi điện giải tách hai khí
Hydro và Oxy ra. Hai loại khí này lại tiếp cho lửa cháy bùng.
-
Phân
tử Clor và Natri kết hợp thành muối, giúp ta sống. Nhưng nếu ta điện giải muối
để tách Clor và Natri, thì khí Clor lại trở
thành chất độc chết người.
Thế thì,
· Trong lãnh vực khoa học, ta phải
hiệp nhất với những người có khả năng chuyên môn. Ví dụ muốn chữa bệnh ta phải hiệp
nhất theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, xây nhà ta phải nghe kỹ sư, kiến trúc sư.
· Trong lãnh vực sinh hoạt xã hội,
ta phải hiệp nhất với ý của tập thể, những người cùng chịu trách nhiệm, nếu
không, ta phải nghe vị thủ lãnh cộng đoàn hướng dẫn.
· Trong lãnh vực Đức Tin, ta phải hiệp
nhất với giáo huấn của Hội Thánh.
Nói như thánh Tôma Tiến sĩ: “Mỗi vấn
đề được giải quyết trong lãnh vực của nó”.
Ngoài ra, ta còn phải nghe tiếng
lương tâm soi sáng biết thế nào là đúng phải làm, thế nào là sai phải tránh.
Muốn được thế ta phải cầu nguyện: “Lạy
Chúa Trời, xin gìn giữ con, vì bên Ngài con đang ẩn náu” (Tv 16/15,1: Đáp
ca).
Vậy để hiệp nhất trong Chân Lý như
ý Chúa muốn, hầu đem lại sự sống hạnh phúc đích thực, ta phải hiệp nhất với lời
cầu nguyện của Chúa Giê-su: “Lạy Cha, xin
cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha, để thế gian
tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21: Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Nhờ Thánh Thần giúp
ta chống lại sai quấy (gây chia rẽ), thì ta lại được hiệp nhất trong Chân Lý để
được sự sống thật (theo Cv 23, 6-10).
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH