Hai lương thỰc cỦa THÁNH LỄ
ta đến dự tiệc Thánh Thể, Chúa không chỉ nuôi ta bằng “Bánh Hằng Sống” ( Ga 6, 51: Tin
Mừng) mà Ngài còn nuôi và giáo dục ta bằng “Lời Hằng Sống”, vì “hết thảy mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo” (Ga 6,45: Tin Mừng).
Hai Lương Thực:
Lời Chúa ta được đón nhận nơi Giảng đài (gồm các Bài đọc, bài giảng và kinh Tin
Kính), và Bánh Hằng Sống ta được đón nhận nơi Bàn Thờ (từ lúc dâng bánh rượu tới khi rước Lễ)
Giáo huấn của
Công đồng Vat II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 56 dạy:“ Thánh Lễ gồm hai phần, phần Phụng Vụ Lời Chúa và phần Phụng vụ Thánh Thể. hai phần này được liên
kết chặt chẽ đến nỗi tạo thành một hành vi phụng thờ duy nhất. do đó, Thánh Công đồng tha thiết khuyến dụ nhựng mục tử
chăn dắt các linh hồn, trong khi dạy Giáo lý, phải nhiệt thành dạy dỗ các tín
hữu biết tham dự trọn vẹn Thánh Lễ , nhất là ngày Chúa nhật và các ngày lễ Trọng”.
Để nhận ra hai Lương
Thực của tiệc Thánh Thể Chúa ban tặng cho ta quan trọng thế nào, Đức Giê-su
nhắc đến manna Chúa đã ban cho dân Do Thái suốt 40 năm trong sa mạc, mỗi ngày
họ phải lượm mà ăn nhưng rồi ai cũng phải chết (Ga 6, 49: Tin Mừng ).
Ta hãy so sánh
giá trị Manna và bánh Hằng sống
Chúa Giê-su ban :
MANNA
(Xh 16)
1.
Chúa ban riêng cho
dân Do Thái.
2.
Mỗi ngày người Do Thái
phải lượm manna ăn, nếu để manna qua ngày hôm sau sẽ nảy bọ, trừ ngày thứ sáu
được lấy cho ngày thứ bảy, vì ngày thứ bảy Chúa không mưa manna.
3.
Manna chỉ nuôi thân
xác con người.
4.
Manna không thanh
tẩy tội lỗi ai.
5.
Ai ăn manna không
được ơn tái sinh.
6.
Manna cho dân Do Thái
sự sống của một sinh vật.
7.
Ăn manna không tạo
sự hiệp thông với đồng loại.
8.
Người Do Thái phải ăn
manna mỗi ngày mới được
sống mà về đất Chúa hứa
|
BÁNH
HẰNG SỐNG (Ga 6)
1)
Chúa ban riêng cho
người Công Giáo khắp hoàn vũ.
2)
Ta được rước Lễ mỗi
ngày, nhất là lễ Chúa nhật, hoặc lễ Trọng. như
vậy, thời Cựu Ước, ngày thứ bảy Chúa không mưa manna, có ý nhấn mạnh vào thời
Tân Ước, việc rước Lễ ngày Chúa nhật rất quan trọng, vì đó là Bánh Hằng Sống
cần thiết hơn bánh vật chất, không làm cho ai trường thọ.
3)
Bánh Hằng Sống nuôi
cả hồn lẫn xác.
4)
Bánh Hằng Sống là
nguồn thanh tẩy mọi tội lỗi ta. Vì không có Bí tích Thánh Thể thì chẳng Bí tích
nào có ơn tha tội.
5)
Ai ăn Bánh Hằng Sống,
người ấy được tái sinh bởi Chúa Giê-su
(x Cv 2,38 )
6)
Bánh Hằng Sống cho ta sự sống của Thiên Chúa.
7)
Ai ăn Bánh Hằng Sống, họ được hiệp thông với
Thiên Chúa và tất cả các Thánh là chi thể của Chúa Giê-su .
8)
Ai ăn Bánh Hằng Sống
mỗi ngày mới được đủ sức thắng tội lỗi mà tiến về Quê Trời.
|
Rước Lễ quan
trọng như thế, nên Đức Giê-su đã nói: “Tôi là Bánh Hằng
Sống từ Trời xuống, ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51: Tung
Hô Tin Mừng).
Tuy nhiên người
Do Thái trên đường tiến về đất Hứa còn gặp nhiều kẻ thù, phải nhờ Lời Chúa ghi
trên hai bia đá, để mỗi khi xuất trận, chỉ cần đưa “Hòm Bia Thiên Chúa” tiến về
phía trước là họ vượt mọi rào cản, đạt chiến thắng vinh quang (x Gs chương 3).
Như thế, nếu
người Do Thái chỉ ăn manna, mà không có Lời Chúa giúp họ chiến thắng kẻ thù, họ
đã bị đánh gục dọc đường ! Thế thì hôm nay, nếu ta chỉ được ăn Bánh Hằng Sống mà
ta không được Lời Chúa giáo dục và hướng dẫn, ta cũng bị chết bởi đi vào con
đường lầm lạc! Bởi thế thánh Phao-lô nói: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng,
và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công
chính.Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm
mọi việc lành.” (2Tm
3,16-17)
Dĩ nhiên xét về
mặt Bí tích, thì không thể tách rời Lời Chúa khỏi Bánh Hằng Sống, vì hai phần này
đã trở nên một hành vi phụng thờ duy nhất, như Hiến Chế Phụng Vụ số 56 vừa mới
nhắc trên đây. Nhưng xét về mặt Mục vụ, Lời Chúa quan trọng hơn Bánh Hằng Sống,
vì :
§
Lời Chúa thay đổi trong mỗi Thánh Lễ , ta đến dự không
chán.
§
Lời Chúa dạy ta biết việc tốt để làm và điều xấu phải
tránh.
§
Lời Chúa cũng thanh tẩy tâm hồn ta (x Ga 15, 3 ), để ta bớt
bất xứng trước khi rước Lễ.
Ta biết lương
thực cho ta được sống có 4 nguồn:
¨
thân xác cần KHÍ thở thế nào, thì
linh hồn cần Thần Khí hơn nữa, mà Thần Khí chính là Lời Hằng Sống (x Ga 6, 63
).
¨
Thân xác cần NƯỚC ; linh hồn cần Lời Chúa để có sự sống thật,
như ngôn sứ Isaia nói: nước thấm xuống đất quyết định phát sinh sự sống, thì
Lời Chúa thấm vào lòng người không trở lại với Chúa cách hư luống, nhưng thực hiện điều Chúa muốn (x Is 55, 10-11). Vì
“người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,
nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4b).
¨
Thân xác cần ÁNH SÁNG mặt trời; linh hồn cần Lời Chúa soi
sáng để ta bước đi đường ngay nẻo chính (x Tv 119/118 ,105 ).
¨
Thân xác cần BÁNH vật chất, ăn rồi cũng chết ; linh hồn cần
bánh Hằng Sống làm cho thân xác
ta dù có chết cũng sẽ được sống lại vinh quang như Thiên Chúa (x Ga 6,27t).
Như vậy, bánh
vật chất chỉ nuôi thân xác, còn bánh
Hằng sống nuôi cả xác hồn. Nhưng
Bánh Hằng Sống chỉ ban cho người Công Giáo không mắc tội trọng khi có thể xưng
tội. Trong khi đó lương thực Lời Chúa thì ban cho hết mọi loại người, cả người
Công Giáo lẫn người ngoại, người vô tội cũng như kẻ có tội, đúng là“hết
thảy mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” (Ga 6,45). Do đó ai có điều kiện
dự Lễ để nghe Lời Chúa mà không đến, họ ở nhà không thể xin rước Lễ được, trừ bệnh nhân.
Đức Hồng y Yves
Congar, một Thần Học gia, Chuyên Viên của Công Đồng Vat.II đã so sánh: Một cộng
đoàn suốt 30 năm chỉ dự Lễ mà không được nghe giảng, thì thua xa Đức Tin và
lòng Mến một cộng đoàn chỉ được nghe giảng mà không được rước Lễ trong suốt 30
năm. Như vậy dĩ nhiên phải hiểu rằng nếu được nghe Lời Chúa và rước Lễ, thì Đức
Tin và lòng Mến mới tuyệt vời.
Chính vì Lời
Chúa quan trọng như trên mà Thánh Phaolo xác quyết: “Đức
Kitô đã không sai tôi đi ban thanh tẩy,
mà là rao giảng Tin Mừng” (1Cr 1,17a). Mặc dù trong thực tế thánh Phao-lô
ban Bí tích Thánh tẩy cho nhiều người trong
các giáo đoàn. Thánh Tông Đồ nói như thế với hàm ý: Khi có điều kiện giảng Lời
thì phải giảng trước khi cử hành Bí tích. Chính vì vậy mà Công Đồng Vat.II khi
canh tân Phụng Vụ đã khuyên các chủ chăn phải công bố Lời Chúa trước khi cử
hành bất cứ Bí tích nào.
Để nhận ra tầm
quan trọng Lời Chúa trong Phụng Vụ, nếu ta cần thêm thời giờ để nghe và tìm
hiểu Lời Chúa thì ta phải quảng đại. Đức Giê-su đã làm gương cho chúng ta trong
việc này. Cụ thể: khi Đức Giêsu lên 12 tuổi , Ngài đi dự Phụng Vụ tại đền thờ Giê-ru-sa-lem,
cuộc lễ kéo dài cả một tuần, vậy mà khi đã kết lễ mọi người ra về, Đức Giêsu
trốn cha mẹ ở lại Đền Thờ giảng dạy Lời cho các bậc tấn sĩ, nếu sau ba ngày cha
mẹ Ngài chưa gặp được Ngài, thì chắc chắn Đức Giêsu còn tiếp tục giảng (x Lc.2,
41-52 ). Biến cố này chỉ có ông Luca ghi, do đó ông còn ghi tiếp những chứng từ
sau, để nhấn mạnh Lời Chúa rất quan trọng trong đời sống.
-
Đức Giê-su khen chị Maria nghe Lời Chúa là việc tốt nhất,
không bị ai giựt mất ! (x Lc 10, 38-42).
-
Ông phú hộ xin tổ phụ Abraham cho Ladaro đã chết hiện về
dạy cho người sống, nhưng ông Abraham
nói: nó đã có Mô-sê và các tiên tri (đã có Kinh Thánh) nó phải nghe (x Lc
16,27-29).
-
Chúa Giê-su Phục Sinh không trách môn đệ cứng tin vào lời
các phụ nữ loan báo Đức Giê-su đã sống lại, mà Ngài trách họ tại sao không tin
vào Kinh Thánh (x Lc 24,25-27).
-
Cũng vì vậy mà trong sách Công Vụ Tông Đồ, ông Luca ghi: Cả
đến người ngoại, một hoạn quan nước Á, sau khi trẩy lên lễ Đền Thờ tại
Giêrusalem, lúc trở về ông còn tiếp tục mở Kinh Thánh ra, ông đọc mà không
hiểu, nhưng vẫn cứ đọc. Chúa thấy lòng thành của ông, Ngài đã sai Phó tế
Phi-lip-phê đến cắt nghĩa cho ông, nhờ đó ông đã tin vào Chúa Giê-su, và ngay
trên đường tới chỗ có nước, ông dừng xe
lại, và Phó tế Phi-lip-phê đã ban Bí tích Thanh Tẩy cho ông, lòng ông tràn ngập
vui sướng tiếp tục cuộc hành trình ( x Cv 8, 26-40: Bài đọc ).
Thế thì hôm nay
có ai sau Thánh Lễ còn ở lại hỏi Linh mục những điểm giáo lý chưa thông suốt,
hoặc có ai sau khi đi dự Lễ về, còn mở Sách Thánh ra đọc bắt chước ông hoạn
quan nước Á hay không?
Vậy chắc chắn
Hội Thánh muốn cho con cái mình khi đi dự Lễ phải biết quý trọng Lời Chúa thể
hiện bằng quảng đại thời giờ để lắng nghe tìm hiểu. Chính vì vậy mà Giáo huấn
Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 24 nói: “Trong việc cử hành Phụng
Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng”.Do đó chỉ khi nào chúng ta ý thức để hết tâm, hết
thời giờ nghe Lời Chúa trong Phụng Vụ, ta mới “làm cho cả trái đất tung hô Thiên Chúa” (Tv 66/65, 1: Đáp ca ).
THUỘC LÒNG
-
Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng trong Phụng Vụ . (HCPV
số 24).
-
Phải có thời gian thích hợp để giảng dạy. (HCPV
số 35).
-
Phải dựa vào các bản văn Kinh Thánh trong Phụng Vụ mà trình bày các
mầu nhiệm đức tin và các quy tắc cho đời sống Ky-tô hữu (x HCPV
số 52).
LM. GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH