BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I: Cv 2,42-47
42
Thời bấy giờ, các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp
thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.
43 Mọi
người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.
44 Tất
cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung.45 Họ
đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. 46 Họ
đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư
gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.47 Họ
ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày
có thêm những người được cứu độ.
ĐÁP CA: Tv 117
Đ. Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa nhân từ, (c 1)
muôn
ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
2 Ít-ra-en hãy nói lên rằng: muôn ngàn
đời Chúa vẫn trọn tình thương. 3 Nhà A-ha-ron hãy nói lên rằng: muôn
ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. 4 Ai
kính sợ Chúa hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
13 Chúng xô đẩy tôi, xô cho ngã, nhưng
Chúa đã phù trợ thân này. 14 Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca
ngợi, chính Người cứu độ tôi. 15 Kìa nghe tiếng reo mừng chiến thắng
trong doanh trại chính nhân:
22 Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên
đá tảng góc tường. 23 Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. 24 Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy
vui mừng hoan hỷ.
BÀI ĐỌC II: 1Pr 1,3-9
3
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Do lượng hải
hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ
Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại,4 để
được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Gia tài
này dành ở trên trời cho anh em,5 là
những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng
ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết.
Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui
mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách.7 Những thử thách đó nhằm
tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù
vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin
đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh
dự.8 Tuy không thấy Người, anh
em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em
được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang,9 bởi đã nhận được thành quả
của đức tin, là ơn cứu độ con người.
BÀI GIẢNG
THIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
Muốn
cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót,
chúng ta phải dựa vào các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay để xác quyết:
-
Chỉ nhờ Chúa Giê-su Phục Sinh, Ngài mới làm hoàn
tất công trình sáng tạo vũ trụ một cách hoàn hảo.
-
Ta phải tích cực loan báo Tin Mừng Chúa Giê-su
Phục Sinh
I- CHỈ NHỜ CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH,
NGÀI MỚI LÀM HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO VŨ TRỤ MỘT CÁCH HOÀN HẢO
Ta
biết trong tuần Sáng Thế thuở ban đầu, Thần Khí Chúa bay lượn trên mặt nước,
mỗi ngày Chúa lần lượt phán: “Hãy có ánh
sáng, hãy có nước, hãy có cây cối, hãy có tinh tú, hãy có mọi loài động vật, và
cuối cùng hãy có loài người giống Ta” (x St 1,1-27), và chỉ khi Ngài dựng
nên loài người phải vất vả như một người thợ gốm, lấy bùn đất nắn tạo ra con
người và thổi sinh khí (thần khí) vào mũi (x St 2,7), sau đó Ngài trao cho con
người làm chủ công trình tay Ngài sáng tạo (x St 1,28t). Vì yêu loài người,
Ngài mời gọi họ tiếp tay với Ngài để canh tác đất đai, làm cho Vườn Địa Đàng
thêm tốt đẹp (x St 2,5t). Nhưng tiếc thay, con người trọng lời satan hơn Lời
Thiên Chúa, nên đã hành động theo ý mình mà hái trái Chúa đã cấm ăn. Hậu quả là
đất đai bị nguyền rủa và gai góc mọc lên (x St 3,17-18).
Như
thế, đáng lẽ con người được phúc cộng tác với Thiên Chúa làm hoàn hảo công
trình sáng tạo, thì con người lại cộng tác với satan làm cho công trình ấy ra
tồi tệ ! Nhưng vì Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót (x Ep 2,4), nên chính
lúc ấy Chúa Cha quyết định sai Con Một giáng trần (x St 3,15), Ngài là Adam
cuối cùng, đã hết lòng thi hành ý Cha trên trời phục vụ phàm nhân, thế mà nhân
loại lại đóng đinh Ngài vào thập giá, nhưng chỉ ba ngày sau Ngài toàn thắng mọi
sự dữ, đánh gục tử thần, Ngài sống lại vinh hiển đến với các kẻ Ngài tuyển
chọn, rồi thổi hơi trao ban Thần Khí cho họ. Nhờ Thần Khí, các môn đệ là thủ
lãnh trong Hội Thánh mới có khả năng làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, để
làm cho vạn vật được tham gia vào vinh quang của con cái Thiên Chúa (x Rm 8,21t).
Nhất là được Chúa trao toàn quyền mở hay
đóng cửa Trời đối với những ai được các ngài tha hay cầm buộc tội đã phạm (x Ga
20,22-23: Tin Mừng).
Vậy
dòng giống Adam thứ nhất, khi còn trung thành với Chúa, họ chỉ được làm chủ vũ
trụ vật chất, thua xa dòng giống Adam cuối cùng (Chúa Giê-su), họ được Ngài
trao mọi quyền năng trên trời dưới đất mà Ngài đã nhận nơi Chúa Cha, để họ đi
khắp thế gian ban Thánh Tẩy và giảng Lời, làm cho muôn dân trở nên môn đệ của
Chúa Giê-su (x Mt 28,18-20). Chúa xót thương chúng ta đến thế, thì ta phải đáp
lại tình thương của Ngài bằng cách tích cực cộng tác với các chủ chăn trong Hội
Thánh để mở rộng và nối dài công cuộc cứu chuộc của Chúa đến với mọi dân tộc.
Thánh
Phê-rô Kim Ngôn nói: “Adam đầu được nhào
nặn từ bùn đất thấp hèn, Adam cuối được sinh ra từ cung lòng cao quý của Đức
Trinh Nữ Maria. Nơi Adam đầu, đất biến thành thể xác ; nơi Adam cuối, xác phàm
được cất nhắc lên thành Thiên Chúa. Adam đầu tiên có khởi đầu, còn Adam cuối
cùng không có tận cùng, vì quả thật, người cuối cùng này mới chính là người đầu
tiên như Người đã nói: “Ta là khởi nguyên và là cùng tận” (Kh 1,8)”.
“Ta là khởi nguyên”: Nghĩa là không có khởi
đầu. “Ta là tận cùng”: Nghĩa là không có kết thúc. Nhưng thánh Phao-lô Tông Đồ
nói: “Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có
sinh khí ; loài có thần khí thì xuất hiện sau đó. Thật vậy, đất đai có trước
hoa trái, nhưng đất đai không quý bằng hoa trái. Đất đai đòi ta phải rên siết
và làm việc vất vả. Còn hoa trái thì cho ta của cải và sự sống. Người thứ nhất
bởi đất mà ra thì thuộc về đất ; còn người thứ hai bởi Trời mà đến thì thuộc về
Trời. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra ; còn những kẻ thuộc
về Trời thì giống như Đấng từ Trời mà đến nhờ được ơn tái sinh” (x 1Cr
15,44-49). Những con người trần tục phát xuất từ bùn đất trong tình trạng khốn
cùng, nay trở thành những con người thuộc Thiên giới, và được nên giống Đấng đã
dựng nên mình”.
II- TA PHẢI TÍCH CỰC LOAN BÁO TIN
MỪNG CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH
Muốn
làm cho công cuộc truyền giáo đạt nhiều kết quả, ta phải :
-
Chuyên cần cầu nguyện.
-
Tận dụng mọi khả năng để đón nhận Đức Tin chính
xác và phong phú hơn.
-
Để đáp lại lòng Chúa thương xót, ta phải chấp
nhận mất mát thiệt thòi ở đời này vì sứ mệnh làm chứng cho Chúa Giê-su Phục
Sinh.
1/ Chuyên cần cầu
nguyện.
Chúng
ta hãy noi gương các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai: “Ngày ngày đến Nhà Thờ, siêng năng cầu nguyện, nhất là hiệp dâng Thánh
Lễ” (x Cv 2,42.46: Bài đọc I).
Như
thế chỉ khi nào ta ưu tiên tham dự Phụng Vụ một cách tích cực, ta mới được Chúa
Giê-su Phục Sinh ban Thần Khí để sống bình an, như Chúa Giê-su đã thổi hơi: trao
ban Thần Khí cho các môn đệ đang hội họp trong ngày Chúa nhật (ngày Hội Thánh dâng Lễ). Nhờ được Chúa Thánh Thần
ở cùng, các ngài mới có thể giúp đồng loại bỏ lối sống gian tà, trở về đường
công chính, nắm chắc được Chúa Giê-su mở rộng cửa Trời đón họ vào (x Ga
20,21-23: Tin Mừng).
Thực
vậy, nếu ông Tô-ma sau một tuần không trở lại với cộng đoàn vào ngày Chúa nhật
để cùng cầu nguyện và hiệp dâng Lễ, thì chắc chắn ông không được phúc gặp Chúa
Giê-su Phục Sinh, không được Ngài ban bình an (x Ga 20,26: Tin Mừng).
2/ Tận dụng mọi khả
năng để đón nhận Đức Tin chính xác và phong phú hơn.
Thực
vậy, ông Tô-ma lên tiếng nói với anh em trong Nhóm Mười Hai đã được thấy Chúa
Giê-su sống lại: “Nếu tôi không nhìn thấy
dấu đinh ở tay Người ; nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không thọc bàn
tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng tin” (Ga 20,24-25: Tin Mừng). Ông Gioan
ghi lại lời ông Tô-ma nói như thế để có lý ông viết thư dạy các tín hữu: “Điều TAI chúng tôi đã từng nghe, điều MẮT chúng
tôi đã từng thấy, điều TAY chúng tôi đã từng rờ đến về Lời sự
sống, chúng tôi đã cung chiêm” (1 Ga 1,1). Như vậy, cả
ông Tô-ma, cả ông Gioan đều muốn nói với chúng ta: Ai cũng được Chúa ban ba cơ
năng để đón nhận đối tượng :
-
TAI để nghe, rất kém chính xác. Bởi thế Đức Giê-su
đã nhắc nhở các môn đệ: “Chúng con coi
chừng điều chúng con nghe” (Lc 8,18).
-
MẮT để nhìn, khá chính xác hơn nghe. Đan cử ông
Nathanael, khi nghe ông Philip nói về Đức Giê-su: “Đấng ông Mô-sê trong Lề Luật cũng như các ngôn sứ đã chép, chúng tôi đã
gặp rồi: Đức Giê-su, con ông Giuse người Nadareth”. Ông Nathanael đáp ngay:
“Tự Nadareth thì nảy ra điều gì tốt được?”
Nhưng ông Philip động viên: “Cứ đến mà
xem”, khi ông Nathanael đến với Đức Giê-su, Ngài thấy ông và ông nhìn Ngài
tận mắt, ông liền tuyên xưng Đức Tin: “Ngài là
Con Thiên Chúa, là Vua Israel” (Ga 1,45-49) ; Cũng thế,
một anh muốn lập gia đình, mới nghe giới thiệu về cô nàng rất hấp dẫn, chắc
chắn anh phải được nhìn thấy nàng. Lúc đó anh mới chịu tiến tới hay tháo lui. Tôi
không quên ngày còn học lớp 12, bạn tôi và tôi cùng đạp xe song hành đến
trường, chúng tôi vừa đi vừa chuyện vãn vui vẻ… Bỗng anh bạn bất ngờ đạp xe
thật nhanh bỏ tôi lại đằng sau, tôi đưa mắt nhìn theo anh, à thì ra vì một bóng
hồng đang đạp xe phía trước, tà áo dài cùng với mái tóc thề bay phất phới theo
làn gió lộng. Bạn tôi khi đuổi kịp cô nàng, quay ngang ngó cô, thế rồi tự nhiên
anh xuồi chân đạpcó ý lùi lại với tôi, anh bạn thở dài nói: “Tớ tưởng đẹp lắm,
ai dè rỗ!” Bởi thế ca dao tục ngữ có câu: “Trông cò ra quạ”.
-
TAY để
nắm bắt, thì chính xác nhất. Ví dụ: Tôi nghe tiếng vù, trợn mắt lên
nhìn thì thấy một vật bay ngang, tôi vẫn chưa xác nhận là cái gì, nhưng nếu tôi
giơ tay
chộp lấy nó, tôi mới biết rõ là vật gì ; Cũng thế, cặp tân hôn, họ không thể
biết rõ nhau, dù đã nhiều lần gặp gỡ, nhưng khi về chung chăn chung gối với
nhau, lúc đó mới biết nhau rõ nhất!
Như
vậy, nếu ta biết tận dụng những cơ năng Chúa ban: Tay mở
Kinh Thánh, mắt nhìn thấy câu mình thích, đến Nhà Thờ mở tai
nghe cha giảng, thì chắc chắn hiểu được Lời Chúa hơn một người
chỉ đem xác đến Nhà Thờ mà không vận dụng các cơ năng để đón nhận. Người như
thế nếu có nghe cũng chỉ như “nước đổ đầu vịt”. Ngày nay, nhờ khoa học tiến bộ,
chúng ta còn nhiều phương tiện khác để đón nhận Lời Chúa, như điện thoại,
computer, radio, cassette, camera… mà ta không biết tận dụng để đón nhận và làm
sáng tỏ Tin Mừng, thì quả là đắc tội! Mà cho dù vận dụng mọi khả năng để nhận
biết Chúa Giê-su Phục Sinh, thì vẫn còn bị giới hạn là đón nhận bằng Đức Tin,
chứ không phải bằng giác quan. Bởi thế ông Pascal nói: “Tâm khám phá ra Thiên Chúa, chứ không phải lý trí, tâm lãnh hội được
chân lý Đức Tin, chứ không phải do suy luận việc làm” ; ông Kierkegaard còn
nói: “Thiên Chúa chúc phúc cho con người
không phải khi nào nó gặp thấy Ngài, nhưng ngay khi nó cất bước đi tìm Ngài”.
Bởi thế mà Chúa Giê-su đã nói với ông Tô-ma: “Phúc cho
ai không thấy mà tin” (Ga 20,29: Tung Hô Tin Mừng).
3/ Để đáp lại lòng
Chúa thương xót, ta phải chấp nhận mất mát thiệt thòi ở đời này vìsứ mệnh làm chứng
cho Chúa Giê-su Phục Sinh.
a-Chấp nhận mất mát của cải vật chất vì Tin Mừng. Như
các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai: Họ để mọi sự làm của chung, họ đem bán nhà
cửa đất đai lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu (x Cv 2,42-44: Bài đọc
I).
b-Thiệt thòi về tinh thần.
Thánh Phê-rô khuyên các tín hữu: “Anh em
còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm
tinh luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội. Vàng là của phù vân
mà còn phải chịu thử lửa. Nhưng anh
em sẽ được hân hoan vui mừng vì chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy
vọng sống động, nhờ Đức Ki-tô Giê-su đã từ cõi chết sống lại, để anh em được
hưởng gia tài không thể vẩn đục tàn phai. Gia tài dành ở trên trời cho anh em
là những người nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng
ơn cứu độ Người đã dành sẵn và sẽ tỏ ra trong ngày sau hết.Tuy anh em không
thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà anh em vẫn kính tin.
Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã
nhận được thành quả của Đức Tin là ơn cứu độ con người” (1Pr 1, 3-9: Bài
đọc II).
Vậy
có siêng năng cầu nguyện, dự Lễ, chia sẻ của cải vật chất, chịu đựng gian khổ
vì Tin Mừng, mới thực là ca tụng Thiên Chúa, được toàn dân thương mến và Chúa
cho Hội Thánh mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (x Cv 2,47: Bài đọc I).
Vì thế chúng ta “hãy cảm tạ Thiên Chúa vì
Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118/117,1: Đáp
ca).
THUỘC LÒNG
Thiên Chúa giàu lòng
thương xót và rất mực yêu mến chúng ta,5 nên dầu chúng ta đã chết vì
sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân
sủng mà anh em được cứu độ! (Ep 2,4-5).
LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH