CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH
LÀM HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH SÁNG
TẠO
Điểm
độc đáo của Ki-tô giáo là minh chứng về sự sống lại khởi đi ngay từ đời này, và
chỉ những ai được sống lại với Chúa Giê-su Phục Sinh, mới được Ngài mời gọi
cộng tác để xây dựng Nước Thiên Chúa cho con người dung thân.
I/ PHỤC SINH LÀ MỘT CHÂN
LÝ XÁC THỰC.
Những
kẻ theo Đức Giê-su từ chỗ thất vọng về Ngài đến liều mạng minh chứng Ngài đã từ
cõi chết sống lại:
1-
Những
người thân tín Đức Giê-su thất vọng về
Ngài .
a. Môn
đệ Đức Giê-su sợ hãi chạy trốn, chỉ có hai ông không thuộc Nhóm Mười Hai, đó là
ông Giuse quê tại Arimathia, hằng ngóng đợi Nước Thiên Chúa (x Lc 23, 50-51),
và ông Ni-cô-đê-mô hằng ấp ủ ơn tái sinh, từ lúc ông thụ giáo với Đức Giê-su
suốt đêm (x Ga 3). Hai ông này vẫn hy vọng Đức Giê-su sẽ giải phóng dân Do Thái
thoát ách thống trị Roma. Các ông cũng
muốn làm môn đệ Đức Giê-su, nhưng vì sợ người Do Thái, nên các ông theo Ngài
cách lén lút. Khi các ông thấy Đức Giê-su bị án tử cách bất công, khiến lòng
tin của các ông dao động bàng hoàng. Trong tâm trạng ấy, hai ông rủ nhau đến
xin tổng trấn Phi-la-tô cho hạ xác Đức Giê-su xuống để đem an táng trong mộ.
Đây là hành động tiên tri: Các ông lãnh lấy “một niềm tin” đem chôn vào lòng đất, để hạt giống lúa mì này
nảy mầm sinh nhiều bông hạt, cho loài người được sống cách dồi dào (x
Ga 19,38t ; 12,24).
b. Các
phụ nữ đã từng theo hầu Đức Giê-su biết
rõ cửa mộ đã bị niêm phong, và có lính canh phòng cẩn mật, thì sáng hôm sau,
các bà tò mò ra mộ xem ! (x Mt 27,62-66 ; 28,1). Nhưng tới mộ, họ thấy động đất
lớn và có các thiên thần mặc áo trắng rạng ngời như mặt trời đến đẩy tảng đá
che cửa mộ ra và ngồi trên đó (x Mt 28,2-3). Đây là dấu hiệu Thiên Chúa xuất
hiện như Ngài đã từng tỏ mình ra cho ông Mô-sê ở núi Xi-nai (x Xh 19,18), làm cho
các chú lính canh mồ khiếp đảm, run rẩy ra như chết ! Còn các phụ nữ thì hoảng
sợ và khóc lóc ! (x Mt 28,3-5)
2- Từ là những người
chậm tin, dốt nát, và nhát sợ, trở thành vững tin, sáng suốt, can đảm, làm chứng cho Chúa Giê-su Phục Sinh
Hai
chứng lý xác thực và đáng tin nhất là :
a. Tâm
hồn và Đức Tin của các môn đệ cũng như những người phụ nữ được biến đổi cách lạ
thường, họ từng là những kẻ ngu dốt chậm tin (x Lc 24,25) trở thành những người
thông minh sáng suốt, thậm chí họ nói tiếng Do Thái mà các dân tộc đều hiểu (x
Cv 2).
b. Nhất
là các môn đệ từng là những người run sợ chạy trốn, thủ lãnh thì chối Thầy khi
Thầy bị bắt (x Mt 26,56.69-74), trở thành những người can đảm dám làm chứng cho
Chúa Giê-su đã phục sinh, dù bị ra tù vào khám, với xiềng xích gông cùm, vẫn
hân hoan đón nhận chẳng sợ chết (x Cv 5,17t).
II/ ĐỨC GIÊ-SU PHỤC SINH
MỜI GỌI NHỮNG KẺ TIN NGÀI HÃY RAO GIẢNG VỀ NƯỚC THIÊN CHÚA, NHƯ NGÀI ĐÃ KHỞI ĐI TỪ GA-LI-LÊ ĐẾN
CHẾT Ở GIÊ-RU-SA-LEM.
Ngay
sau khi Đức Giê-su phục sinh, chiến
thắng mọi địch thù, đánh gục thần chết. Ngài không đến ngay với các môn đệ ở
Giê-ru-sa-lem để lấy lại niềm tin cho các ông, mà Ngài lại bảo các ông phải về
Ga-li-lê mới được gặp Ngài, để nhận lệnh đi rao giảng khắp thế gian (x Mt 28,16-20).
Môn đệ chỉ có thể thi hành được nhiệm vụ này khi họ đã được trở nên chi thể
trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Giê-su Phục Sinh, nhờ cử hành Phụng Vụ tại Nhà
Thờ hằng ngày (x Lc 24,53). Từ đó, Ngài gọi môn đệ là “anh em của Ta” (x Mt
28,10), vì nhờ Phụng Vụ Đức Giê-su lập, con người trở thành cùng một nguồn gốc,
cùng một xương thịt, cùng một sự sống với Chúa Giê-su (x Dt 2,11.14 ; Ga 6,57).
III/ NỘI DUNG SỨ ĐIỆP
TIN MỪNG CÁC MÔN ĐỆ RAO GIẢNG.
1- Qua Bài đọc I (St
1,1-2,2): Thiên
Chúa toàn năng sáng tạo muôn vật trong vũ trụ vô cùng tốt đẹp rồi trao tặng cho con người làm
chủ.
a. Ngài
toàn năng, chỉ một Lời Ngài phán ra, muôn vật liền xuất hiện cách tốt đẹp ; cuộc
sáng tạo kỳ diệu đó cũng không sánh bằng nhờ Chúa Giê-su Phục Sinh, ai được
sinh lại bởi Lời, người đó trở nên con Thiên Chúa, một tạo vật mới trong các
loài thụ tạo (x Gc 1,18).
b. Vì
chỉ có Ngài là Chúa Tể vũ trụ, nên muôn vật, kể cả các thần minh (tinh tú) đều
dưới quyền sắp đặt và điều khiển của Ngài ; quyền năng ấy không sánh bằng khi
Đức Giê-su từ cõi chết sống lại, mọi sự trên trời dưới đất Chúa Cha trao cho
Ngài, Ngài lại trao ban cho các môn đệ làm chủ, đến nỗi các ông có quyền đóng
mở cửa Trời (x Mt 28, 16t ; Ga 20,21t).
c. Thiên
Chúa yêu thương loài người, cụ thể muôn vật tốt đẹp Ngài đã dựng nên đều làm quà
tặng trao ban cho con người ; ơn ấy không sánh bằng Chúa Cha đã “thương thế gian đến nỗi ban Con của Người,
ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi nhưng được sống đời đời” (Ga
3,16).
2- Qua Bài đọc II (St
22,1-18): Thiên
Chúa thử thách ta trong tình yêu của Ngài.
a. Thiên
Chúa yêu thương gia đình Abraham, cho ông sinh con trong lúc tuổi già ; không
sánh bằng Thiên Chúa đã chọn Trinh Nữ Maria sinh Con Một Ngài cho thế gian được
cứu độ (x Lc 1,26t).
b. Thiên
Chúa lại thử thách tổ phụ Abraham nặng nề, Ngài bảo ông giết con trai duy nhất
làm hiến lễ ; sự vâng phục ấy không sánh bằng Mẹ Maria dâng Con Một cho Thiên Chúa, Mẹ đau đớn như lưỡi gươm
đâm thâu lòng, nhất là lúc nhìn Con đã chết trên thập giá mà kẻ ác còn đâm nát
tim (x Lc 2,34-35 ; Ga 19,34).
c. Người
con yêu của ông Abraham cuối cùng cũng không chết vì đã có con chiên thế mạng,
nhưng con chiên đó là hình bóng “Con Chiên Thiên Chúa”, Cha trên trời đã không
tha mạng, dù Ngài đã tha mạng cho con một tổ phụ Ab-ra-ham, để trở thành lễ vật
cứu chuộc loài người tội lỗi (x Ga 1,29 ; Rm 8,32).
3- Qua Bài đọc III (Xh
14,15-15,1a): Thiên Chúa, Đấng giải phóng con người khỏi nô lệ ác thần.
Xưa
kia Thiên Chúa đã dùng cánh tay oai hùng của ông Mô-sê để đưa dân Do-Thái thoát
ách nô lệ Ai-Cập, và vùi dập quân Ai-Cập cùng với chiến xa dưới lòng biển ; cuộc
giải phóng ấy không sánh bằng nay Thiên Chúa dùng chính Con Một của Người là
Đức Giê-su Ki-tô giải phóng con người thoát án phạt của Lề Luật, thoát thần
chết, thoát satan, đưa con người vào Hội Thánh (Nước Thiên Chúa), nhờ nước Bí
tích Thánh Tẩy, và nhờ chính Chúa Giê-su Phục Sinh (x Ga 3,5 ; Cv 2,38).
4- Qua Bài đọc IV (Is
54,5-14): Thiên
Chúa, Đấng trung tín trong tình yêu.
Dù dân
Chúa chọn đã được Ngài dẫn dắt, che chở, chăm sóc, hằng ngày Ngài nuôi họ bằng
manna, nước tinh khiết từ tảng đá chảy ra, thế mà họ vẫn làm phiền lòng Chúa
như những người vợ bội tình, nhưng Ngài vẫn không giận, không quở trách, ruồng
rẫy, thậm chí dù núi có dời, đồi có chuyển, tình yêu Thiên Chúa vẫn không đổi thay.
Ngài lấy ân lộc che chở, như lấy ngọc thạch, đá quý xây thành tường lũy bao bọc
họ, để không sự dữ nào ám hại họ được ; Những ân lộc lớn lao ấy không sánh bằng
người Ki-tô hữu mỗi ngày được mặc lấy Chúa Ki-tô khi hiệp dâng Thánh Lễ (x Gl
3,27), vì ta được ở trong vòng tay yêu thương, chăm sóc, gìn giữ của Chúa Cha
và Chúa Con, nên không sự dữ nào giựt ta khỏi vòng tay Thiên Chúa toàn năng
được (x Ga 10,27-30).
5- Qua Bài đọc V (Is
55,1-11): Thiên
Chúa làm cho ta no thỏa sự sống.
Như
một người khát nước, khát sữa, khát rượu, mà được hưởng dùng đầy cao lương mỹ
vị, không phải trả đồng nào ; cao lương
ấy không sánh bằng ta được dự tiệc Thánh Thể, vì ai được ăn Chúa Giê-su, thì
được Ngài biến tội ra ơn (x Rm 5,20), biến chết ra sống (x Ga 6,35-40), nên “ai được ở trong Chúa Giê-su thì không còn bị
lên án nữa, cho dù thân xác họ có chết
vì tội đã phạm, Thánh Thần cũng làm cho họ được sống, vì họ đã được trở nên
công chính trong Chúa Giê-su” (x Rm 8,1.10).
6- Qua Bài đọc VI (Br
3,9-15. 32-4,4): Thiên Chúa chính là sự khôn ngoan.
Người
ta thường nói: “Khôn sống, dại chết !” Ai được kết hợp với Chúa Giê-su Phục
Sinh , chính là kết hợp với “KHÔN NGOAN”, Ngài hướng dẫn cách thi hành Luật
Chúa, như “KHÔN NGOAN” đã sắp đặt vạn vật, và điều khiển muôn loài theo ý Thiên
Chúa. Bởi đó khi ta phải đương đầu với nghịch cảnh vì làm chứng cho Tin Mừng, mà
bị điệu ra tòa án, lúc ấy Chúa Giê-su ban Thánh Thần để Ngài dạy ta nói điều
phải nói trước mặt vua chúa quan quyền (x Lc 12,11-12).
7- Qua Bài đọc VII (Ed
36, 16-17a.18-28): Thiên Chúa quy tụ dân và đổi mới lòng họ.
Chúa
quy tụ những kẻ ngỗ nghịch lại, Ngài ban Thần Khí trên họ, để Thần Khí sẽ đổi
quả tim chai đá của họ bằng quả tim biết yêu thương. Với trái tim ấy, họ biết
lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa ! Đan cử ông Phao-lô vốn dĩ là kẻ hung ác, đi
bách hại người Công Giáo vô tội (x Cv 9), được Chúa chộp lấy, biến ông thành
Tông Đồ xuất sắc, không thua các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr 11,5).
8- Qua Bài đọc VIII (Rm
6, 3-11): Để
cụ thể con người đón nhận được ơn cứu độ, thánh Phao-lô kêu mời tất
cả những ai đã tin vào Đức Giê-su Phục Sinh qua Phép Rửa của Ngài, thì họ không
còn sống cho chính mình nữa, mà là sống nhờ, sống với, sống cùng Đức Ki-tô qua
ba lần họ trầm mình vào nước hay ba lần được đổ nước, tương ứng với ba lần
trong đời Đức Giê-su tự hủy diệt (nhập
thể, phép rửa, thập giá), để một khi họ cùng chịu khổ với Đức Ki-tô, thì cùng được
chia phần vinh hiển với Ngài ! Vì “gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh
quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể
có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr
15,43-44).
THUỘC LÒNG
Nếu Đức Ki-tô không
sống lại, ai tin vào Ngài là kẻ khốn nạn nhất trên đời ! (1Cr
15,17-19)
http://phaolomoi.net
LM. GIUSE ĐINH QUANG THỊNH