BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI
ĐỌC : Ds 13, 1-2.25 – 14, 1.26-29.34-35
13 1
ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê:2 "Ngươi hãy sai người đi do thám
đất Ca-na-an, đất mà Ta sẽ ban cho con cái Ít-ra-en. Các ngươi sẽ sai đi mỗi
chi tộc một người và tất cả phải là kỳ mục trong dân." 25 Sau
bốn mươi ngày do thám đất, họ trở về.26 Họ đến gặp ông Mô-sê, ông
A-ha-ron và toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en, tại Ca-đê trong sa mạc Pa-ran.
Họ báo cáo với hai ông và toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en, và cho những
người đó xem hoa trái miền ấy.
27
Họ thuật lại với ông Mô-sê rằng: "Chúng tôi đã vào miền đất ông sai chúng
tôi đến. Đúng là miền đất tràn trề sữa và mật, và đây là hoa trái miền ấy.28
Thế nhưng dân cư miền ấy thì mạnh, thành thị lại kiên cố và rộng lớn lắm; ở đó
chúng tôi còn thấy cả con cháu A-nác.29 Có người A-ma-lếch ở miền
Ne-ghép, người Khết, người Giơ-vút và người E-mô-ri ở miền núi, còn người
Ca-na-an thì ở bờ biển và dọc sông Gio-đan."
30 Bấy giờ ông Ca-lếp truyền cho dân đang phản đối ông
Mô-sê phải im lặng, ông nói: "Ta cứ lên chiếm miền ấy, vì chắc chắn ta có
thể thắng được."31 Những người đã cùng lên với ông đáp lại:
"Ta không thể lên đánh dân ấy, vì họ mạnh hơn ta."32 Trước
mặt con cái Ít-ra-en, họ bắt đầu chê bai miền đất họ đã do thám, họ nói:
"Miền đất chúng ta đã đi qua để do thám là đất nuốt những người ở đó, và
tất cả những người chúng tôi thấy ở đó đều là những người cao lớn.33
Ở đó chúng tôi trông thấy những người khổng lồ, con cháu của A-nác thuộc giống
người khổng lồ. Chúng tôi thấy mình chỉ như châu chấu, và họ cũng coi chúng tôi
như vậy."
14 1
Toàn thể cộng đồng lớn tiếng kêu la, dân chúng khóc lóc cả đêm ấy. 26
ĐỨC CHÚA lại phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron:27 "Cho tới bao
giờ cái cộng đồng hư đốn này cứ tiếp tục lẩm bẩm kêu trách Ta? Ta đã nghe thấy
toàn những lời cằn nhằn, đám con cái Ít-ra-en này cứ lẩm bẩm chống Ta.28
Ngươi hãy nói với chúng: Ta thề -sấm của ĐỨC CHÚA- Ta sẽ xử với các ngươi như
lời các ngươi kêu thấu tai Ta.29 Trong sa mạc này, thây các ngươi sẽ
ngã gục: trong các ngươi, tất cả những người đã được kiểm tra đăng ký, từ hai
mươi tuổi trở lên, mà đã cằn nhằn chống Ta. 34 Theo số ngày các
ngươi đã đi do thám đất -bốn mươi ngày- mỗi ngày tính là một năm, các ngươi sẽ
phải gánh chịu tội ác của các ngươi bốn mươi năm, và các ngươi sẽ biết Ta trừng
phạt những kẻ bất tuân như thế nào.
35 Ta, ĐỨC CHÚA, Ta đã phán; Ta quyết sẽ thi hành như thế
cho toàn thể cộng đồng hư đốn này đã cấu kết với nhau chống lại Ta. Trong sa mạc
này chúng sẽ bị tiêu diệt và sẽ chết hết."
ĐÁP
CA : Tv 105
Đ. Lạy
Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài. (c 4a)
6 Cùng các bậc tổ tiên, chúng con đã phạm tội,đã ở bất
công, làm điều gian ác. 7 Xưa bên Ai Cập, tổ tiên chúng con đã không
hiểu những kỳ công của Chúa, đã chẳng nhớ ân huệ vô vàn, và phản loạn ở nơi
Biển Đỏ.
13 Nhưng rồi họ chóng quên công việc của Chúa,chẳng đợi
lệnh Người ban. 14 Trong sa mạc, lòng buông theo dục vọng,chốn hoang
vu, họ thách thức Chúa Trời.
21 Họ quên Thiên Chúa là Vị Cứu Tinh từng làm việc lớn lao
bên miền Ai Cập, 22 việc diệu kỳ trong cõi đất Kham,việc khiếp kinh
giữa lòng Biển Đỏ.
23 Chúa tính chuyện sẽ tiêu diệt họ, nếu người Chúa chọn là
Mô-sê chẳng đem thân cản lối, ở ngay trước mặt Người, hầu ngăn cơn thịnh nộ,
kẻo Chúa diệt trừ dân.
BÀI GIẢNG
A. GIẢI
THÍCH
1- Tại sao Đức Giêsu gọi
người phụ nữ ngoại giáo miền Canaan là chó con
?
Dân
Do Thái tự hào được gọi Thiên Chúa là Cha, họ là con, còn dân ngoại ví như con
chó (Kuon) nuôi trong nhà. Thế nhưng Đức Giêsu không gọi người phụ nữ Canaan là chó, mà Ngài gọi là chó con (Kunarion). Chó con
trong nhà nhiều khi người ta quý nó như người, như thế Đức Giêsu không hạ nhục
dân ngoại, mà Ngài quý mến họ chứ không như những người Do Thái khác coi rẻ dân
ngoại chẳng có giá trị gì, có chăng chỉ như giọt nước bám miệng thùng, hoặc như hạt bụi dính
bàn cân (x Is 40,10-17).
2/
Tại sao Đức Giêsu nói Ngài chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Israel ?
Trong
các dân tộc, Chúa chỉ chọn Israel đem ơn cứu độ cho thế giới.Thực vậy, Đức
Giêsu đã nói với người phụ nữ lạc giáo miền Samari : “Ơn cứu độ phát xuất từ Israel” (Ga 4,22b) ; Vì thế mười người đàn
ông thuộc mọi ngôn ngữ trong các dân tộc sẽ níu lấy áo của một người Giuđa mà
nói : “Chúng tôi muốn đi với các người,
vì chúng tôi biết Thiên Chúa ở cùng các người” (Dcr 8,23), vì Chúa đã chúc
phúc cho tổ phụ dân Do Thái là ông Abraham : “Mọi dân tộc sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau, bởi vì ngươi
đã vâng nghe tiếng Ta”. Ông Abraham được Chúa chúc phúc như vậy, vì ông đã
triệt để thi hành ý Chúa : Bằng lòng sát tế người con duy nhất (x St 22,1-18).
Thế
nhưng dân Israel
đã bị lạc Đức Tin vì hai lý do :
a-Lý do chính trị : Vì tội của vua Salômôn xây Đền Thờ
cho các bà vợ ngoại thờ ngẫu tượng, nên Chúa để cho Giaropam chống lại vua
Salômôn, kéo mười chi họ về phía Bắc lập vương quốc Israel, chỉ còn hai chi họ
lập vương quốc Giuđa ở miền Nam (x 1V 11,26t). Dòng tộc Ephraim thuộc vương
quốc Israel
cho xây Đền Thờ ở núi Garizim. Đúng lý ra dòng giống Abraham chỉ có một Đền Thờ
ở Giêrusalem tại vương quốc Giuđa mà thôi. Bởi đó những người Israel không
thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem đều bị liệt vào loại chiên lạc.
b-Lý do tín lý : Chiên lạc nhà Israel còn hiểu về những người Do
Thái chỉ tin vào việc giữ Luật Môsê thì được nên công chính, được cứu độ. Biệt
phái Phaolô sau khi đã được thuộc về Hội Thánh Chúa Kitô, ông phản đối những
người tin như thế, ông nói : “Kinh Thánh
đã giam hãm mọi sự trong vòng tội lỗi, để nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô, điều
Thiên Chúa đã hứa được ban cho các kẻ tin.Thời của Đức Tin đã
đến. Trước khi Đức Tin đến, chúng ta bị
Lề Luật giam giữ, cho tới khi Đức Tin được mạc khải. Như
thế Lề Luật đã thành người quản giáo dẫn chúng ta tới Đức Kitô, để chúng ta
được nên công chính nhờ Đức Tin.” (Gl 3,22-24). Bởi vì “dưới gầm trời này ngoài danh Chúa Giêsu Kitô
không có danh nào khác đã được ban xuống cho nhân loại, để nhờ vào danh đó mà
chúng ta được cứu độ” (Cv 4,12). Đức Giêsu muốn quy tụ đoàn chiên lạc này,
thống nhất một niềm tin tôn thờ Thiên Chúa, không nhất thiết phải đến Garizim
hay đến Giêrusalem nữa, mà “những người
thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật” (x
Ga 4,22-23). Thần Khí là Lời Chúa (x Ga 6,63), và Sự Thật là Chúa Giêsu (x Ga
14,6). Đây là hai phần hay hai Bàn Tiệc trong Thánh Lễ.
B. GIÁO HUẤN
NGƯỜI
CÔNG CHÍNH SỐNG BỞI ĐỨC TIN
Giáo
Lý Công Giáo dạy rằng: Mỗi người được Chúa cứu độ, bởi ba mãnh lực.
- Tin bởi kết hợp với Chúa Giêsu là Đấng
Cứu Độ duy nhất.
- Tin vào Tín Điều Các Thánh Cùng Thông
Công.
- Tin vào công nghiệp của mỗi người sống
Lời Chúa.
Tin vào Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, là
quan trọng nhất, cũng như tin vào sự hiệp thông với Hội Thánh là Thân Thể Mầu
Nhiệm của Chúa Kitô, gọi là Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công. Bởi thế Chúa
soi sáng cho Biệt phái Gamaliel đứng giữa Công nghị bênh vực các môn đệ Đức
Giêsu, ông nói : “Những gì bởi tự sức
người ta, trước sau sẽ ra tro bụi, những gì bởi Thiên Chúa sẽ tồn tại muôn đời,
không ai chống phá được, kẻ nào chống đối sẽ vô ích lại còn mang họa vì đã
chống Thiên Chúa” (Cv 5,38-39). Cho nên ông Phaolo, môn sinh của Biệt phái
Gamaliel đã lên tiếng dạy : “Giả như tôi
có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu
đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (1Cr 13,3). “Đức Mến là Thiên Chúa” (1Ga 4,8). Kìa
anh trộm suốt đời chỉ làm khổ nhiều người, thế mà trước giờ chết anh biết sám
hối và kêu cầu Đức Giêsu thương xót cho được vào Vương Quốc của Ngài, Ngài đã
cho anh vào Thiên Đàng ngay (x Lc 23,43). Bởi thế, Giáo Lý về ơn cứu độ qua các
Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay không đề cập đến công đức của cá nhân nào, mà
chỉ đề cập đến :
- Tin được cứu độ nhờ kết hợp với Chúa
Giêsu.
- Tin vào Tín Điều Các Thánh Cùng Thông
Công.
1/ TIN ĐƯỢC CỨU ĐỘ NHỜ KẾT HỢP VỚI
CHÚA GIÊSU.
Đức
Giêsu đã thiết lập Hy Tế của Ngài thay thế cho lễ tế của Do Thái giáo. Hy Tế
của Chúa Giêsu là trung tâm ơn cứu độ, và Ngài đã truyền cho Hội Thánh cử hành
(x 1Cr 11,23-27), để qua Hy Tế này, Chúa Giêsu thống nhất một Đức Tin dân Ngài
tuyển chọn, như ngôn sứ Giêrêmia đã nói : “Có
ngày trên núi Ephraim (dân thờ Chúa ở Garizim), người canh gác sẽ hô lớn : Đứng lên nào, chúng ta lên Sion (lên dự
lễ ở Giêrusalem) đến cùng Đức Chúa là
Thiên Chúa chúng ta” (Gr 31,6 : Bài đọc năm chẵn). Vì “Chúa canh giữ ta như mục tử canh giữ đoàn chiên” (Gr 31,10d : ĐC
năm chẵn).
Nhưng
ơn cứu độ không dừng nơi người Do Thái, mà Chúa còn muốn ban phát cho bất cứ
dân tộc nào tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ duy nhất (x Cv 4,12). Đan
cử như bà ngoại giáo xứ Canaan, (x Mt 15,21t :
Tin Mừng), để những người Do Thái nhìn thấy thế phải thèm thuồng đến phát ghen.
Thánh Phaolô nói : “Dân Israel phải phát ghen lên, để ít ra một số người
Israel
được cứu độ, nếu họ bị gạt ra một bên,mà dân ngoại được giảng hòa, thì việc họ
được thâu nhận phải là sự sống từ cõi chết. Vì ơn Chúa đã ban, Lời Chúa đã kêu
gọi, Ngài không hề hối tiếc” (Rm 11,14-15.29).
2/ TIN VÀO TÍN ĐIỀU CÁC THÁNH CÙNG
THÔNG CÔNG.
Em
bé được Đức Giêsu cứu thoát khỏi tay tử thần, không do Đức Tin hay công trạng
gì của em, mà do Đức Tin của người mẹ và các môn đệ (Hội Thánh).
a-
Đức Tin của Hội Thánh : Chính nhờ các môn đệ ngỏ lời với
Đức Giêsu giúp bà : “Xin Thầy giúp bà để
bà ấy về,vì bà cứ kêu gào đằng sau chúng ta”(Mt 15,23: Tin Mừng). Ta biết
Hội Thánh mới thực là đất Chúa hứa chảy sữa và mật, xưa dân Do Thái khiếp sợ
không dám tiến vào miền đất này, vì có những người khổng lồ rất hùng mạnh, thế
là dân trở mặt chống đối ông Môsê. Những kẻ như thế sẽ bị Chúa tiêu diệt (x Ds
13,1-2.25 - 14,1.26-29.34-35 : Bài đọc năm lẻ). Như vậy, chỉ những ai tin vào
sức mạnh Chúa ban cho ông Môsê mà tiến bước, mới được vào đất Chúa hứa. Điều
này đã báo trước vào thời Tân Ước : ai tin theo Chúa Giêsu, Ngài mạnh hơn ông
Môsê, Ngài muốn dẫn đưa mọi người vào Hội Thánh mới thực là đất chảy sữa và
mật. Sữa và mật ở đây, chính là công nghiệp của Chúa Giêsu cùng với Đức Tin và
lòng Mến của các Thánh, gọi tắt là Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công. Vì thế
Thánh Công Đồng Vat.II, trong Hiến Chế Hội Thánh số 9 quả quyết : “Chúa không cứu con người cách riêng rẽ thiếu
liên kết”. Vậy mỗi khi hiệp dâng Lễ với Hội Thánh, ta hãy cầu nguyện cùng
Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến
con, bởi lòng thương dân Ngài” (Tv 106/105,4a : ĐC năm lẻ). Vì “vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng
ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Lc 7,16:Tung Hô Tin Mừng).
b-
Nhờ Đức Tin của người mẹ
: Lúc đầu xem ra Đức Giêsu không để ý tới lời cầu khẩn của bà ngoại giáo, nhưng
bà cứ theo kêu nài mãi, thì Đức Giêsu lại nói : “Không nên lấy bánh của con cái mà
quăng cho chó con”. Bà hiểu ngay được ý của Ngài quý bà hơn những
người Do Thái khác, nên đáp lại : “Thưa
Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ
rơi xuống." Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh
thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.”
(Mt 15,27-28 : Tin Mừng).
Để
minh chứng cũng như nhấn mạnh về giá trị Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công, ta
cứ nhìn vào các vị đại Thánh như
- Ông Phaolô được làm thánh Tông Đồ là
nhờ Đức Tin và lòng Mến của Phó tế Stephanô đã cầu nguyện cho (x Cv 7.8.9).
- Ông Augustin được làm thánh Giám mục
Tiến sĩ, là nhờ Đức Tin và lòng Mến của người mẹ : bà Monica trên 30 năm đêm
ngày thiết tha cầu nguyện cho đứa con hư hỏng sớm trở thành người Công Giáo.
Vậy
ngày nay, mỗi khi đi dự Lễ, ta đừng quên Giáo Lý Hội Thánh dạy : “Trước khi lìa bỏ thế gian về cùng Chúa Cha,
Đức Kitô ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể bảo chứng vinh quang nơi
Người : Việc tham dự Thánh Lễ uốn lòng chúng ta nên giống trái tim Chúa, nâng
đỡ sức lực chúng ta trên đường lữ thứ trần gian, làm cho chúng ta khao khát
cuộc sống vĩnh cửu và ngay từ bây giờ
kết hợp chúng ta với Hội Thánh trên trời, với Đức Trinh Maria Nữ Diễm Phúc và
với tất cả các Thánh” (GLHT số 1419). Nhất là Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, uy
quyền trước tòa Chúa vượt xa bà ngoại giáo xứ Canaan.
Nói cách khác, nhờ Hội Thánh là Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cũng là Hiền Thê
của Ngài hằng cầu khẩn cho ta thoát khỏi mọi sự dữ, hơn hẳn em bé được các môn
đệ và người mẹ ngoại giáo thiết tha xin Đức Giêsu cứu thoát khỏi tay quỷ thần.
Bà ngoại giáo xứ Canaan này đã trở thành mẫu cho tất cả những ai có trách nhiệm
chăm sóc người khác thì, phải thể hiện Đức Tin bằng việc làm, để làm cho những
người thuộc về mình được sống và sống cách dồi dào trong Chúa Giêsu (x Ga
10,10).
THUỘC
LÒNG
Chúa không cứu con người cách riêng rẽ
thiếu liên kết (HCHT số 9).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH