THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ) BÀI ĐỌC : Cv 17, 15.22-18,1
17 15 Hồi ấy, các người tháp tùng đưa
ông Phao-lô đến A-thê-na rồi từ đó trở về, mang theo lệnh bảo ông Xi-la và ông
Ti-mô-thê phải đến với ông Phao-lô càng sớm càng tốt.
22
Đứng giữa Hội đồng A-rê-ô-pa-gô, ông Phao-lô nói: "Thưa quý vị người
A-thê-na, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết.
23 Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của
quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: "Kính thần vô
danh". Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng
cho quý vị.
24
"Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể
trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên.25
Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn
cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự.26 Từ
một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên
khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho
nơi ở của họ.27 Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò
dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta.28
Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số
thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.
29
"Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh
giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc
hay đá.
30
"Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết
Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối,31
vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà
Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị
này sống lại từ cõi chết."
32 Vừa
nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: "Để khi
khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy."33 Thế là ông
Phao-lô bỏ họ mà đi.34 Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa,
trong số đó có ông Đi-ô-ny-xi-ô, thành viên Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và một phụ nữ
tên là Đa-ma-ri cùng những người khác nữa.
18 1
Sau đó, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô.
ĐÁP CA : Tv
148
Đ. Trời
đất rạng ngời vinh quang Chúa.
1 Ca
tụng Chúa đi, tự cõi trời thăm thẳm, ca tụng Người, trên chốn cao xanh. 2
Ca tụng Chúa đi, mọi sứ thần của Chúa, ca tụng Người, hỡi toàn thể thiên binh!
11 Bậc
vua chúa cũng như hàng lê thứ, khanh tướng công hầu, thủ lãnh trần gian, 12
ai là nam thanh, ai là nữ tú,khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng!
13 Nào
ca tụng thánh danh Đức Chúa, vì thánh danh Người cao cả vô song, và oai phong
vượt quá đất trời.14a Thế lực dân Người, Người đã nâng cao.
14bc Đó
là bài ca tụng của những ai hiếu trung với Chúa, của con cháu nhà Ít-ra-en, dân
gần gũi với Người.
BÀI TIN MỪNG TUNG HÔ TIN
MỪNG : Ga 14,16
Hall-Hall :
Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác,
đến ở với anh em luôn mãi. Hall.
TIN MỪNG : Ga 16, 12-15
12 Thầy
còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu
nổi.13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật
toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe,
Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.14
Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh
em.15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người
lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.
BÀI GIẢNG KIÊU NGẠO
KHÔNG ĐÓN NHẬN ĐƯỢC CHÂN LÝ
Người đời đi tìm Chân Lý nơi các bậc vị vọng như vua
chúa, hay nơi những khoa học gia nổi tiếng, hoặc nơi giới trí thức để nghe được
điều gì có giá trị nâng cao phẩm giá kiến thức con người hoặc làm cho nhiều
người thích thú, thì người ta gọi những vị đó là bậc vĩ nhân nói lời “danh
ngôn”. Nhưng chưa chắc các vĩ nhân ấy đã có chân lý. Thí dụ : Nhiều người say
mê tư tưởng của Mác-Lê, đến nỗi họ ca ngợi “chủ
nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng”. Nhưng nhìn vào thực tế, tư tưởng đó
chỉ được một số người tung hô trên nửa thế kỷ. Nhiều người trước đây sùng bái
tư tưởng Mác-Lê, nay lại oán trách, vì thấy dân tộc nào thi hành tư tưởng này đều
thất bại, đất nước đó tụt hậu, kinh tế xuống dốc, tệ nhất là sinh sản ra nhiều
kẻ gian dối, mất đạo đức!
Duy
Đức Giêsu có quyền nói: “Ai thuộc về Sự
Thật (Chân Lý) thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Đã nhiều lần nhiều
cách Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta biết : Ngài chỉ trao quyền cho Hội Thánh công
bố Chân Lý mà thôi, như Ngài đã nói : “Ai
nghe lời môn đệ là nghe lời tôi ; và ai khước từ môn đệ là khước từ tôi; ai
khước từ tôi là khước từ Đấng đã sai tôi” (Lc 10,16). Vì Chúa Cha chỉ mạc
khải riêng cho ông Phêrô, thủ lãnh Hội Thánh tuyên xưng Đức Tin : “Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống”
(Mt 16,16-17). Và Đức Giêsu cũng chỉ cầu nguyện riêng cho ông Phêrô khỏi mất
Đức Tin, bởi lẽ ông có nhiệm vụ củng cố Đức Tin cộng đoàn (x Lc 22,31-32).
Chính vì vậy, khi thượng tế Caipha tra hỏi Giáo Lý của Đức Giêsu, thì Ngài nói
: “Ai muốn nghe Giáo Lý của tôi cứ vào
Nhà Thờ, vì hằng ngày tôi giảng dạy trong đó” (x Ga 18,19-21). Thánh Phaolô
cũng quả quyết : “Nếu có ai, kể cả chúng
tôi, hoặc một Thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác
với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ
ấy đi !” (Gl 1,8). Nhưng để dẫn đưa Hội Thánh dần dần đến Chân Lý vẹn toàn
là công việc của Chúa Thánh Thần, vì Đức Giêsu đã nói với các môn đệ : “Khi nào
Thánh Thần đến, vì là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa anh em vào tất cả sự
thật ; vì không phải tự mình mà Ngài nói, nhưng nghe gì Ngài sẽ nói ra, và Ngài
sẽ loan báo cho anh em những điều sẽ đến. Ngài sẽ làm cho Thầy được vinh hiển,
vì Ngài sẽ lấy của Thầy mà thông báo cho anh em. Mọi sự của Cha hết thảy là của
Thầy. Vì thế mà Thầy đã nói : Ngài lấy của Thầy mà thông báo cho anh em” (Ga 16,13-15 : Tin Mừng).
Như
thế Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta Chân Lý (Sự Thật) phát xuất từ Chúa Cha theo
hàng dọc từ Trời xuống trái đất :
Thời Giáo Hội sơ khai các Tông Đồ đã thi hành quyền giáo huấn Đức Giêsu trao ban, cụ
thể là các ông quyết định bỏ việc cắt bì theo Luật Môsê. Trong thư các ông gởi
cho các tín hữu ở Antiôkia có viết : “Thánh Thần và chúng tôi quyết định không
chất thêm gánh nặng nào cho anh em (bỏ cắt bì), trừ vài điều cần kíp này : kỵ
hẳn đồ cúng, máu huyết, thịt ngột và dâm bôn. Các điều ấy anh em giữ là phải”
(Cv 15,28-29). Dù khi Đức Giêsu còn ở với môn đệ, Ngài không dạy các ông bỏ
luật Cắt Bì. Nhưng vì nhu cầu Mục vụ, các môn đệ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn
bỏ cắt bì, tạo điều kiện thuận lợi cho dân ngoại gia nhập Hội Thánh. Còn các
điều theo phong hóa như kiêng ăn đồ cúng, máu huyết thịt ngột, sẽ được thanh
tẩy dần dần theo thời gian. Đúng như Lời Đức Giêsu đã nói : “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em,
nhưng hiện giờ anh em không mang nổi. Song, khi nào Thần Chân Lý đến, vì là
Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa anh em vào tất cả sự thật” (Ga 16,12-13: Tin
Mừng). Thần Khí Sự Thật đến ở cùng Hội Thánh là nhờ Chúa Giêsu xin Chúa Cha sai
đến, như Ngài đã hứa: “Thầy sẽ xin Chúa Cha
và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”
(Ga 14,16 : THTM). Nhưng chỉ ai có lòng khiêm nhường mới đón nhận được Chân Lý
của Chúa do Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội Thánh công bố. Đan cử như dân thành
Athena, thủ đô Hy Lạp, là nơi phát xuất nhiều triết gia nổi tiếng. Thành này
vào thời thánh Phaolô là trung tâm văn hóa của nhân loại, là bộ não của loài
người về trí tri, nên dân thành rất kiêu ngạo. Vì thế họ khước từ lời rao giảng
Tin Mừng của ông Phaolô, khi ông nói với họ về sự sống lại do Chúa Giêsu thực
hiện, thì họ cười rộ chế nhạo, và đuổi khéo ông: “Thôi để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói”. Thái độ đó đúng như
lời thánh Tông Đồ nói : “Sự hiểu biết đó
sinh lòng kiêu ngạo” (1Cr 8,1).
Đức cố Giáo mục Phạm Ngọc Chi có kiểu nói hài hước phê
bình tính kiêu căng của các “thầy cả” : “Ở
đời có ba việc làm vô ích : một là bắt ve cho chó, hai là giải tội cho các bà
sơ, ba là giảng cho các Linh mục”. Với trải nghiệm về những người đón nhận
Chân Lý, triết gia Kierkegaard nói : “Tin
Mừng của Chúa chỉ nên trình bày cho người ngoại lệ”. Và “kẻ nào đón nhận Tin Mừng của Chúa mà không
làm đảo lộn cuộc sống, thì nó chỉ là loại Pharisêu bị Chúa chúc dữ!”
Tuy vậy, Tin Mừng ông Phaolô đem đến cho dân thành
này không hoàn toàn vô ích. Vì hôm đó ông Phaolô cũng gặt hái được thành quả :
Ông Điônyxiô, nhân viên pháp đình đồi Arê – đại diện cho giới trí thức – và một
phụ nữ tên là Đamari, cùng một số người khác đã tin theo lời giảng ông Phaolô
(x Cv 17,15-22 : Bài đọc). Ở đây, thánh sử Luca ghi nhận tên hai người xin theo
Đạo : một người đàn ông và một phụ nữ, tưởng đó ông Luca muốn nêu dấu chỉ một
“cặp trống mái” có Đức Tin Công Giáo sẽ sinh ra nhiều con cho Thiên Chúa. Đó là
sức mạnh của Tin Mừng luôn luôn chiến thắng ! Để “trời đất rạng ngời vinh quang Chúa” (Tv 148 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Việc
rao giảng Tin Mừng không bao giờ vô ích. Vì Đức Giêsu nói : “Anh
em hãy đi rao giảng Tin Mừng, nếu nhà nào xứng đáng, thì bình an anh em chúc sẽ
đến trên nhà ấy, nhược bằng nhà ấy không xứng đáng, thì bình an anh em chúc sẽ
trở lại với anh em” (Mt 10,13).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH
|