BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC :
Dt 8, 6-13
6
Thưa anh em, hiện nay, Đức Giê-su được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người
là trung gian của một giao ước tốt đẹp hơn; giao ước này căn cứ vào những lời
hứa tốt đẹp hơn.7 Thật vậy, giả như giao ước thứ nhất đã hoàn hảo
rồi, thì chẳng cần phải tìm giao ước thứ hai để thay thế.8 Quả thật,
Thiên Chúa khiển trách Dân rằng: Đức Chúa phán: Này sắp đến những ngày Ta hoàn
thành một Giao Ước Mới với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa.9 Giao ước đó
sẽ không như giao ước Ta đã thiết lập với cha ông của chúng, trong ngày Ta cầm
tay dẫn chúng ra khỏi Ai-cập. Bởi vì chúng đã không trung thành với giao ước
của Ta, nên Ta cũng đã bỏ mặc chúng, Đức Chúa phán:10 Đây là giao
ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó, Đức Chúa phán: Ta sẽ ghi vào
lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa
của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta.11 Không ai còn phải dạy đồng
bào mình, không ai còn phải dạy anh em mình rằng: "Hãy học cho biết Đức
Chúa", vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta.12
Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của
chúng nữa.
13 Khi
Thiên Chúa nói đến Giao Ước Mới, Người làm cho giao ước thứ nhất hoá ra giao
ước cũ; và cái gì cũ kỹ, lỗi thời, thì sắp tan biến đi.
ĐÁP CA : Tv
84
Đ. Tín
nghĩa ân tình nay hội ngộ. (c
11a)
8 Lạy
CHÚA, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho
chúng con. 10 Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa, để
vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.
11 Tín
nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. 12 Tín
nghĩa mọc lên từ đất thấp,công lý nhìn xuống tự trời cao.
13 Vâng,
chính CHÚA sẽ tặng ban phúc lộc và đất chúng ta trổ sinh hoa trái. 14
Công lý đi tiền phong trước mặt Người, mở lối cho Người đặt bước chân.
BÀI GIẢNG
KHÔNG GÌ
THÀNH SỰ VÀ TỒN TẠI NGOÀI CHÚA GIÊSU
Từ muôn thuở Thiên Chúa quyết ý tái sinh và chọn con người trong Chúa
Giêsu. Thánh Tông Đồ nói : “Trong Đức
Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan
Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người” (Ep
1,4), nhằm quy tụ cả loài người trở thành chiên của Mục Tử Giêsu được giáo dục
dưỡng nuôi trong một chuồng chiên duy nhất là Hội Thánh Ngài thiết lập (x Ga
10).
Tuy
nhiên không phải hết thảy mọi người được đưa vào Hội Thánh đều đạt hạnh phúc,
có khi trái lại. Vì người Chúa chọn gọi được hạnh phúc hay bất hạnh còn tùy
thuộc và Đức Tin và lòng Mến của người ấy. Để hiểu rõ vấn đề này dựa vào các
Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, cho chúng ta những xác tín :
- Ơn cứu độ là ơn Chúa
tiền định cho mọi người.
- Làm việc lành để thể
hiện lòng sám hối là đạt đỉnh cao ơn cứu độ.
- Gạt Lời Chúa đi mà lỳ
lợm sống trong tội thì muôn đời bất hạnh.
I. ƠN CỨU ĐỘ LÀ ƠN CHÚA TIỀN ĐỊNH CHO MỌI NGƯỜI.
Kinh
Thánh viết : “Có gì tồn tại được nếu Chúa
không muốn? Làm sao nó được bảo tồn, nếu Chúa không gọi đến tên nó” (Kn
11,25 – Bản dịch NTT).
Thực
vậy,Tin Mừng hôm nay (Mc 3,13-19) ghi nhận sau khi Đức Giêsu đã cầu nguyện suốt
đêm (x Lc 6,12), rồi Ngài lên núi gọi 12 ông đến với Ngài và sai các ông đi rao
giảng với quyền trừ quỷ, tên các ông là Simon, Giacôbê, Gioan, Anrê, Philip
….Tên từng người trong Nhóm Mười Hai này rất quen thuộc như tên của bao nhiêu
người : Xoài, Ổi, Mít, Cam, Chanh, Cột, Kèo, Mũn, Tẽo, Bi… Nói tắt : sinh ra
đời ai cũng có tên cho người khác gọi. Thế mà “có những người không còn ai nhớ nữa, họ qua đi như chẳng bao giờ có, họ
sinh ra mà như chẳng chào đời con cháu của họ cũng thế thôi ! Nhưng các vị sau
đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.
Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn
con.Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước ; nhờ các ngài, con cháu cũng
một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn
tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các
ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế.Dân dân sẽ kể lại
đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn
vang tiếng ngợi khen” (Hc 44,9-15).
Vì
vậy mà thánh Tông Đồ nói : “Theo ý muốn
và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức
Giêsu Kitô” (Ep 1,5).
II. LÀM VIỆC LÀNH ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG SÁM HỐI LÀ ĐẠT
ĐỈNH CAO ƠN CỨU ĐỘ.
Dĩ
nhiên Đức Giêsu muốn đặt ông Phêrô làm thủ lãnh Giáo Hội (Giáo hoàng tiên khởi)
là vì Ngài có tự do. Nhưng dầu sao trong truyền thống ơn gọi, Thiên Chúa luôn
chọn người mà thế gian coi chẳng ra gì. Thực vậy
-Chúa không nhận lễ vật
của Cain dâng,mà Ngài nhận của Abel, em ông (x St 4).
-Trong gia đình ông
Giesê có tám người con, Chúa bảo ông Samuel đừng xức dầu cho bảy người anh làm
vua, mà chỉ xức dầu cho Đavid, cậu em út trong gia đình (x 1Sm 16,1-13).
-Chúa chọn Simon, em ông
Anrê, thì quả là đúng với truyền thống Chúa vẫn từng làm. Nhất là Simon là một
trong số 12 môn đệ, thú nhận mình bất xứng trước mặt Thầy Giêsu, không xứng
đáng được Thầy gọi (x Lc 5,8). Tội nặng nhất nơi ông Phêrô là Thầy đã tín nhiệm
đặt ông làm thủ lãnh Nhóm Mười Hai, thế mà ba lần ông chối không biết Thầy!
Nhưng khi ông vừa nghe tiếng gà gáy, ông giật mình nhớ lại Lời Thầy báo trước
ông là người phản bội, nên ông bật khóc thảm thiết ! (x Mt 26,75). Thậm chí dân
gian còn đồn vì khóc nhiều đến nỗi thành rãnh trên má ông. Nhưng ông đã biết
sám hối và sẵn lòng theo Thầy Giêsu bởi chút tình yêu còn lại thúc bách ông đến
mất mạng như Thầy, hầu chuộc lại phần nào tội lỗi của ông (x Ga 21,18-19).
Để minh chứng Hội Thánh thời sơ khai, cộng đoàn dân
Chúa luôn tôn trọng vai trò thủ lãnh của ông Phêrô, nên bốn danh sách các môn
đệ trong Tân Ước ghi lại, thì ông Phêrô luôn đứng đầu (x Mt 10,1-4 ; Mc 3,13-19
; Lc 6,12-16 ; Cv 1,13), để ai hiệp thông với thủ lãnh Phêrô mới làm nên Hội
Thánh Chúa Kitô, được Chúa trao sứ mệnh hòa giải giữa nhân loại tội lỗi với
Thiên Chúa tình thương. Vì thế thánh Tông Đồ nói : “Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người, và
trao cho chúng tôi quyền công bố Lời hòa giải” (2Cr 5,19 : Tung Hô Tin
Mừng), hầu làm ứng nghiệm Lời kinh : “Tín
nghĩa ân tình nay hội ngộ” (Tv 85/84,11a : ĐC năm lẻ).
Ông Phêrô được Chúa cất nhắc lên hàng khanh tướng như
vậy, vì ông là hiện thân của tác giả thư Do Thái viết : “Đức Giêsu được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là trung gian của
một Giao Ước tốt đẹp hơn ; Giao Ước này căn cứ vào lời hứa tốt đẹp hơn. Chúa
phán : “Đây là Giao Ước Ta lập ra với nhà Israel sau những ngày đó. Chúa phán
: “Ta sẽ ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc
vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta ; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ
là dân của Ta” (Dt 8,6.10 : Bài đọc năm lẻ).
III. GẠT LỜI CHÚA ĐI MÀ LỲ LỢM SỐNG TRONG TỘI THÌ
MUÔN ĐỜI BẤT HẠNH.
Đọc
lại danh sách các Tông Đồ mà Tin Mừng Nhất Lãm đã ghi lại, thì tên Giuđa phản
Thầy luôn đứng chót! Bởi vì Giuđa lỳ lợm trong tội ác, hắn thuộc dòng dõi vua
Saolê : Chúa đã sai ngôn sứ Samuel xức dầu tấn phong Saolê làm vua, để chăm sóc
dân Ngài, thế mà ông lại vô ơn và phản bội Đavid (người tiếp tay với sứ mệnh
của ông là đã diệt quân Philitinh bảo vệ dân tộc và ngôi vua Saolê). Vua Saolê
đã đem 3.000 quân truy nã Đavid. Chính trong lúc ấy, Đavid vẫn cư xử tốt với
Saolê, cụ thể như lúc vua Saolê đi việc “cần” trong hang, Đavid đã lén cắt đuôi
áo của vua, mà vua không hay, khi cả hai cùng ra khỏi hang, lúc đó Đavid gọi
vua Saolê và nói : xin vua hãy nhìn phía sau đuôi áo của vua đã bị cắt, minh
chứng cho lòng dạ Đavid không có ác ý hại vua (x 1Sm 24,3-21 : Bài đọc năm
chẵn). Lòng trung thành và sự kính trọng của Đavid đối với vua như thế, mà
chẳng bao lâu sau, vua lại đưa 3.000 quân tìm giết Đavid cho bằng được (x 1Sm
26,2t).
Lòng
độc ác của vua Saolê đối với Đavid chẳng khác nào ông Václam trong phim “Sám
Hối” : Ngày ông Václam đăng quang nhận chức Thị trưởng của thành phố, ông đã
vểnh râu hét lên trong bài diễn văn đọc trước nhân dân : “Tôi có khả năng bắt được con mèo đen trong phòng tối, cho dù trong
phòng tối không có mèo đen !” Hoặc ông Mao Trạch Đông dùng đủ mọi thủ đoạn
dã man để chiếm đoạt của người khác mà lấy làm hãnh diện, như lời ông nói : “Đầu tôi không có một mảnh ngói để che, chân
tôi không có một cọng rơm để đạp, tôi không có gì để mất, nhưng tôi có tất cả
để chiếm !”
Quả
thật Giuđa rất lỳ lợm trong tội ác, dù hắn đã được Thầy Giêsu nhắc nhở và khiển
trách:
- “Chẳng phải Thầy đã
chọn anh em là Nhóm Mười Hai sao ? Thế mà một người trong anh em lại là quỷ !”
Người muốn nói về Giuđa, con ông Simôn Iscariốt ; thật thế, chính y, một môn đệ
trong Nhóm Mười Hai, sẽ nộp Người” (Ga 6,70-71).
- “Đã hẳn Con Người ra đi
theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người : thà nó
đừng sinh ra thì hơn !” Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi : “Rabbi, chẳng lẽ con sao
?” Người trả lời : “Chính anh nói đó !” (Mt 26,24-25).
Giuđa chọn sống trong tội ác, thì chẳng bao giờ hắn
cất lời cầu : “Xin thương xót con cùng,
lạy Thiên Chúa” (Tv 57/56,2 : ĐC năm chẵn).
Bởi vì Giuđa không trung thành với Giao Ước của Thầy
Giêsu, nên Thầy bỏ mặc nó (x Dt 8,9).
THUỘC LÒNG
Cả người
bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót
đạp con (Tv 41/40,10).
Ai yêu mến
Thiên Chúa, thì Ngài đồng công cộng tác biến mọi sự, kể cả sự dữ xảy đến cũng
trở nên tốt đẹp (Rm 8,28).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH