BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI
ĐỌC : 1Ga 5, 5-13
Anh
em thân mến, 5 ai là kẻ thắng được
thế gian, nếu không phải là người tin rằng
Đức Giê-su là Con Thiên Chúa ? 6 Chính Đức
Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu ; không phải chỉ trong nước mà
thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân,và Thần Khí
là sự thật. 7 Có ba chứng nhân : 8 Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một
điều. 9 Chúng ta vẫn nhận lời chứng của người
phàm, thế mà lời chứng của Thiên Chúa còn cao trọng hơn, vì đó là lời chứng của
Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. 10
Ai tin vào Con Thiên Chúa, người đó có lời chứng ấy nơi mình. Ai
không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, vì kẻ ấy không tin vào
lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người.11 Lời
chứng đó là thế này : Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự
sống ấy ở trong Con của Người. 12 Ai có Chúa
Con thì có sự sống ; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống. 13 Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những
người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời
đời.
ĐÁP
CA : Tv 147
Đ. Giêrusalem
hỡi, nào tôn vinh Chúa ! (c 12a)
12 Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh CHÚA !Này Xi-on, hãy ca ngợi
Thiên Chúa của ngươi !13 Then cửa nhà
ngươi, Chúa làm cho thêm chắc, con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân.
14
Cõi biên cương, Người thiết lập hoà
bình, và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo. 15 Người
tống đạt lệnh truyền xuống đất, lời phán ra, hoả tốc chạy đi.
19
Chúa bày tỏ lời Người cho nhà
Gia-cóp, chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en. 20 Chúa
không đối xử với dân nào như vậy, không cho họ biết những điều luật của Người.
BÀI GIẢNG
CHÚA GIÊSU LÀ ÔNG MÔSÊ MỚI
GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Đọc
lại lịch sử dân tộc Do Thái trong sách Xuất hành cho thấy dân tộc này thời còn
cư trú tại đất Ai Cập dưới sự bảo trợ của ông Giuse,họ là dân tộc vĩ đại nhất,
nhưng khi ông Giuse qua đời đế quốc Ai Cập sợ dân Do Thái trổi vượt hơn họ nên
vua Pharaon ra sắc lệnh thẳng tay trừng trị bắt dân Do Thái phải lao động cật
lực, dù dân không có điều kiện để làm việc, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ
những sản phẩm cho đế quốc, làm cho đế quốc thêm giàu mạnh. Đàn bà Do Thái sinh
con trai phải ném con xuống sông cho chết, riêng ông Môsê được mẹ đặt vào cái
thúng và buông trôi sông Nil, rất may chú bé Môsê được công chúa vua Pharaon
vớt lên từ nước đem về nuôi trong cung điện. Sau này ông Môsê được Chúa dùng
lãnh đạo tổ chức đưa dân vượt qua biển Đỏ thoát nô lệ Ai Cập, tiến về miền đất
chảy sữa và mật, để được tự do thờ phượng Thiên Chúa. Sứ mệnh của ông Môsê đúng
với tên của ông theo ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là được vớt lên từ nước .
Theo
Tin Mừng Mt 2,12 : “Từ Ai Cập, Ta đã gọi
Con Ta về”. Ông Mt ghi nhận câu này trong hoàn cảnh Hài Nhi Giêsu là Vua
người Do Thái mới sinh, bị vua Hêrôđê truy lùng để diệt. Nhưng sau khi cha mẹ
Ngài bồng Con trốn qua Ai Cập, rồi Ngài được trở về quê hương,để trở thành ông
Môsê Mới, vì từ dòng sông Giođan nơi ông Gioan Bt làm phép rửa cho, Ngài được
Chúa Cha vớt lên từ nước để lãnh đạo
muôn dân giải thoát khỏi nô lệ satan, thoát tay tử thần. Bởi đó ông Phêrô rao
giảng về Phép Rửa của Đức Giêsu được môn
đệ Marco ghi lại : “Hồi
ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa
dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và
thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán
rằng : “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.” (Mc 1, 9-11 : Tin
Mừng).
Điều
ta cần lưu ý nhất là “Đức Giêsu vừa lên khỏi nước, Ngài thấy các
tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa như chim bồ câu ngự xuống trên mình”.
Ở đây Mạc Khải muốn nhắc lại những hình ảnh trong thời Cựu Ước nói về lịch sử
Chúa cứu dân Israel
:
- “Đức
Giêsu vừa lên khỏi nước” : Ngài chính là ông Môsê Mới được Chúa Cha
tuyển chọn vớt lên từ nước sông Giođan, để cứu cả loài người thoát nô lệ satan hơn
xưa ông Môsê được vớt lên từ nước, Chúa đã dùng ông để cứu dân Do Thái thoát nô
lệ Ai Cập.
- “Ngài
thấy các tầng TRỜI XÉ ra” : Làm cho ta nhớ đến cảnh lầm than khốn nạn
của dân Israel, vì dân này không nghe lời các ngôn sứ, nên Chúa để cho đế quốc
Babylon bắt làm nô lệ, trong cảnh tủi nhục đau khổ này, ngôn sứ Isaia lên tiếng
an ủi họ, ông thưa cùng Chúa : “Từ lâu
rồi, chúng con là những kẻ không còn được Ngài cai trị,không còn được cầu khẩn
danh Ngài. Phải chi Ngài XÉ TRỜI mà
ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan. Người ta chưa nghe nói đến bao giờ,tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy
có vị thần nào, ngoài Chúa ra, đã hành động như thế đối với ai tin cậy nơi
mình. Ngài đón gặp kẻ sống đời công chính mà lấy làm vui và nhớ đến Ngài khi
theo đường lối Ngài chỉ dạy. Kìa, Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con,nhưng khi
mải đi theo các đường lối của Ngài, chúng con sẽ được cứu thoát. Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm
uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ.Tất cả chúng con héo
tàn như lá úa, và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con
đi.Không có ai cầu khẩn danh Chúa, cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài,vì
Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến, và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành
hạ chúng con. Thế nhưng, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài là Cha chúng con ; chúng con là đất
sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con” (Is 63,19
; 64,2b-7).
Ngôn sứ Isaia thưa với Chúa như thế rất
thích hợp với tâm trạng của loài người đang đắm chìm trong tội lỗi, ước mong
được Chúa thương giải cứu khởi đi từ Bí tích Khai Tâm (Thánh Tẩy, Thêm Sức,
Thánh Thể). Quả thật, nếu ta không được kết hợp với Chúa Giêsu như cành nho dại
được tháp vào cây nho thật, thì đời ta chẳng có gì giá trị, người khiêm tốn ai
cũng phải thú nhận rằng : “Hết thảy chúng
tôi đã nên như kẻ mắc uế, công đức của chúng tôi tất cả đều như cái tã nhơ,
chúng tôi hết thảy như lá úa tàn” (Is 64,5 : Bản dịch NTT). Đúng như Đức
Giêsu đã nói : “Thầy là cây nho, anh em
là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh
nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
- “Thần
Khí Chúa tựa như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài” : Ta lưu ý ông Marco
không viết “Thánh Thần là chim câu đậu trên Đức Giêsu”, mà viết “Thánh
Thần tựa như chim câu ngự xuống trên Đức Giêsu”, nghĩa là
Thánh Thần là Thần Khí của Đức Kitô xuất hiện gây tiếng động tựa như tiếng chim
câu bay đến. Hình ảnh này Kinh Thánh muốn chúng ta hiểu :
a- Đức Giêsu xuống sông Giođan thông
cho nước tự nhiên ý muốn cứu độ loài người. bởi đó ai được tái sinh bởi nước và
Thần Khí (x Ga 3,5), người ấy trở nên Hiền Thê của Đức Kitô (x 2Cr 11,2). Hiền
thê trong sách Diễm ca được ví như chim câu (x Dc 1,15). Đặc tính của chim câu
là trung tín, vì nó là loài động vật duy nhất khi một con trong cặp trống mái
chết, con còn lại không thể ghép với con khác được. Bởi đó người đã được lãnh
nhận Bí tích Thánh Tẩy phải trung tín tôn thờ Thiên Chúa duy nhất.
b- Chim câu lại làm cho chúng ta nhớ
đến ông Noe, khi nước lụt Hồng Thủy cạn, từ trong tầu ông thả con chim câu ra,
khi nó bay trở về mỏ nó công ngành ô liu non (x St 8,8). Ông Phêrô xác nhận lụt
Hồng Thủy đó là dấu chỉ về Bí tích Thánh Tẩy (x 1Pr 3,20t) : Hội Thánh là Tầu
Noe Mới ; Đức Maria như chim câu đưa Con Thiên Chúa là Mầm Sống cho Hội Thánh
hơn con chim câu đưa ngành ô liu non về tầu Noe báo hiệu sự sống đã bắt đầu
khai diễn.
c- Chim câu cũng để diễn tả một đoàn
dân Israel được Chúa dùng
vua Cyros giải phóng khỏi ách nô lệ Babylon
trở về quê hương tái thiết Đền Thờ, như ngôn sứ Isaia nói : “Họ như đàn chim câu bay về tổ” (Is
60,8). Như thế, nhờ nước Bí tích Thánh Tẩy, ta được Chúa Giêsu giải phóng toàn
diện con người trở thành người tự do thuộc về Con Thiên Chúa, để được ở trong
Nhà Cha mãi mãi, không còn là kẻ nô lệ cho satan, không được ở trong Nhà Cha (x
Ga 8,34-36).
d- Chim câu theo ngôn ngữ Do Thái là “Shakynah”,
cũng có nghĩa là áng mây, gợi nhớ dân Do Thái từ khi thoát nô lệ Ai Cập tiến về
miền đất Hứa, họ luôn đi theo cột mây là dấu chỉ Chúa che chở và hướng dẫn họ
(x Xh 13,21-22). Nay ta được chính Chúa Giêsu, Ngài như ô dù che chở dẫn dắt ta
đi vào con đường sự thật dẫn đến sự sống (x Ga 14,6). Ngài như “người mục tử tập họp đoàn chiên dưới cánh
tay, lũ chiên con Ngài ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ cũng tận tình chăm sóc”
(Is 40,11).
Tất cả những dấu chỉ về ơn cứu độ
trong thời Cựu Ước như trên, thì vào thời Tân Ước chỉ còn giản lược vào ba
chứng : “Nước – máu – và Thần Khí sự thật” (x 1Ga 5,6 : Bài đọc).
† Nước
chỉ về Bí tích Thánh Tẩy.
† Máu
chỉ về Bí tích Thánh Thể.
† Thần
Khí chỉ về Bí tích Thêm Sức.
Như vậy nước – máu – Thần Khí là ba
dấu chỉ về Bí tích Khai Tâm, mà thánh Gioan Tông Đồ gọi là ba chứng nhân, cùng
làm chứng về một điều, để ai tin vào Con Thiên Chúa, người ấy có lời chứng nơi
mình. Lời chứng đó là thế này : “Thiên
Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống ấy ở trong Con của Người,
ai có Chúa Con thì có sự sống, ai không có Chúa Con thì phải chết” (1Ga
5,5-12 : Bài đọc). Chân lý này xảy đến khi “các
tầng trời mở ra, và có tiếng Chúa Cha phán dạy : “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy
vâng nghe Lời Người” (x Mc 9,7 : Tung Hô Tin Mừng).
Nhưng trong thế gian đâu có được mấy
người nghe Lời Con Thiên Chúa để tin nhận Ngài là Đấng cứu độ duy nhất (x Cv
4,12), vì thế Đức Giêsu lên tiếng trách : “Tôi
đã đến nhân danh Cha tôi, nhưng các ông không đón nhận. Nếu có ai khác nhân
danh mình mà đến, thì các ông lại đón nhận. Các
ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy
nhất, thì làm sao các ông có thể tin được ?” (Ga 5,43-44).
Vậy chỉ những ai tin nhận Chúa Giêsu
: nghe Lời và đem thực hành, người ấy
mới cất lời tung hô : “Giêrusalem hỡi,
nào tôn vinh Chúa!” (Tv 147,12a : Đáp ca).
THUỘC
LÒNG
Ai có Chúa Giêsu thì sống, kẻ không có Chúa
Giêsu thì chết! (1Ga 5,12).
http://phaolomoi.net
Lm
GIUSE ĐINH QUANG THỊNH