BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I :
Is 2,1-5
1
Đây là điều mà ông I-sai-a, con ông A-mốc, đã được thấy về Giu-đa và
Giê-ru-sa-lem.2 Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường
vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa
nhau tới, 3 nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: "Đến đây, ta
cùng lên núi Đức Chúa , lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết
lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh luật
ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Đức Chúa phán truyền.4 Người sẽ
đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc
gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ
sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. 5 Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta
cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường !
ĐÁP CA : Tv
121
Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa. (c.1)
1 Vui
dường nào khi thiên hạ bảo tôi: "Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa! "
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi, 2 cửa nội thành, ta đã dừng chân.
4 Từng
chi tộc, chi tộc của Chúa, trẩy hội lên đền ở nơi đây, để danh Chúa, họ cùng
xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en. 5 Cũng nơi đó, đặt ngai
xét xử, ngai vàng của vương triều Đa-vít.
6 Hãy
nguyện chúc Giê-ru-sa-lem được thái bình, rằng: "Chúc thân hữu của thành
luôn thịnh đạt, 7 tường trong luỹ ngoài hằng yên ổn, lâu đài dinh
thự mãi an ninh."
8 Nghĩ
tới anh em cùng là bạn hữu, tôi nói rằng: "Chúc thành đô an lạc." 9
Nghĩ tới đền thánh Chúa, Thiên Chúa chúng ta thờ, tôi ước mong thành được hạnh
phúc, hỡi thành đô.
BÀI ĐỌC II
: Rm 13,11-14
11
Phải như thế, vì anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh
em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước
kia, khi chúng ta mới tin đạo. 12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy
chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để
chiến đấu.13 Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa
ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ
ghen tương.14 Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng
chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.
BÀI GIẢNG
GÍA TRỊ MỘT NGƯỜI HỆ TẠI Ý
HƯỚNG
Thật là hữu lý, vào đầu năm Phụng Vụ,
Hội Thánh dẫn chúng ta đi vào mùa Vọng để tiến thân đời sống Đạo. Vậy mùa Vọng
là thế nào? Thưa đó là mùa thôi thúc chúng ta hướng về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Nhập
Thể. Vì qua Mầu Nhiệm này, Thiên Chúa đến làm người cho con người được trở nên
giống Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Phục Sinh. Đó là chỉ tiêu Thiên Chúa đã đặt
ra ngay từ lúc Ngài sáng tạo vạn vật trong vũ trụ (x St 1,26).
Có ba lần Con Một Thiên Chúa đến
với loài người :
* Vào ngày cánh chung : Ngài trở lại trần gian để tận diệt sự ác, chỉ còn sự
thiện tồn tại và cho xác hồn mọi người được sống lại để lãnh lấy thành quả đời
họ đã làm hoặc lành hoặc dữ khi còn sống trong thân xác (x 2 Cr 5,10).
* Vào gìơ chết của mỗi người : Chúa đến để chấm dứt nhiệm vụ Ngài đã trao. Kẻ không
chu toàn nhiệm vụ phải khổ muôn đời ; trái lại, ai làm tốt nhiệm vụ Chúa trao,
hoặc biết sám hối tội mình xin Chúa thương xót, thì ngày Chúa quang lâm, xác
hồn họ được hiệp lại và được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa.
* Đặc biệt mỗi ngày ta dự Lễ cách trọn vẹn, chính là lúc Chúa Giêsu Phục Sinh ngự vào lòng ta, cho ta
được nên một với Ngài, để Ngài định hướng cho mọi sinh hoạt đời ta. Bởi vì vào
ngày Chúa đến xét xử loài người, Ngài tách người ta ra làm hai loại: “Hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một
người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì
một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (Mt 24,40-41 : Tin Mừng).
Muốn
hiểu về tình trạng hai loại người được phân ra như trên, ta phải đặt mình vào
hai biến cố : Ngày tàn của nước Do Thái
vào năm 70, và ngày Chúa quang lâm.
A. NGÀY TÀN CỦA NƯỚC DO THÁI VÀO
NĂM 70.
Khi
quân Roma kéo đến vây hãm thành Giêrusalem, do tướng Vespa chỉ huy. Ngày ấy
Chúa đã báo cho người Do Thái biết trước : “Ai
ở Giuđê hãy trốn lên núi ; ai ở trên gác chớ xuống nhà lấy đồ vật ; ai ở ngoài
đồng đừng quay lại đằng sau lấy áo choàng của mình” (Mt 24,16-18).
Như
thế có nghĩa là khi quân Roma tấn công nhằm xóa nước Do Thái trên bản đồ thế
giới, lúc đó ai trốn lên núi thì được thoát chết ; ai lo giữ của sẽ bị quân
Roma tiêu diệt! Tình trạng lúc ấy rất bất ngờ đối với nhiều người : không biết ai
là người thoát tay Roma, không bị giết hoặc không bị bắt đi lưu đày, đó là
người được để lại ; trong khi đó có kẻ bị bắt đi lưu đày hoặc bị giết, đó là kẻ
bị đem đi!
B. NGÀY TÀN CỦA NƯỚC DO THÁI TIÊN
BÁO VỀ NGÀY CÁNH CHUNG.
Sau
bốn mươi năm, Lời Chúa Giêsu tiên báo cảnh hoang tàn của Giêrusalem đã được ứng
nghiệm. Biến cố này đã xảy ra,đúng như Ngài đã nói: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng Lời Ta nói sẽ không bao giờ qua” (Mt 24,35).
Đức Giêsu đã dựa vào biến cố thành Giêrusalem bị sụp đổ mà tiên báo về ngày
Quang Lâm (cánh chung – tận thế), chắc chắn phải xảy đến. Khi ấy, “hai người
đang sinh hoạt giống nhau : cùng làm ruộng hay cùng xay bột, thì có người được
Chúa đến đón về Trời ; có kẻ bị phế bỏ
cho quỷ lôi vào chốn cực hình muôn thuở” (theo Mt
24,40-41).
Lý
do người được Chúa đưa về Trời : Ta biết rằng giá trị của một người
không hệ tại bản chất việc họ làm mà hệ
tại ý hướng.
Thí dụ : A đang lái chạy với vận
tốc 80 km/h, không may bánh xe trước bị nổ tung, xe lao vào một người đang đi
trên lề đường, làm họ chết tại chỗ. Bản chất sự cố quá đau thương. Nhưng A vẫn
vô tội, vì không có ý hướng giết ai! Trái lại, A luôn mơ ước ngày nào giết được
B, hoặc có ai giết B, thì lấy làm vui! Như thế, A đã là kẻ sát nhân, dù chưa
giết được ai, vì đó là ý hướng của A!
Bởi đó, hai người trong cùng một
tình huống lao động : cùng làm ruộng hay cùng xay bột, thì có người được Chúa đến đem về Trời, là vì họ đã có ý hướng sống kết
hợp với Chúa Giêsu qua Bí Tích, để rồi làm bất cứ việc gì cũng nhờ Lời Chúa
hướng dẫn với ý hướng làm vinh danh Chúa, như lời thánh Phaolô nói : “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh
em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31), hoặc như thánh Phêrô
nói : “Ai có nói thì nói Lời Chúa, ai
phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Chúa ban, có thế trong mọi việc chúng ta làm
mới tôn vinh Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô Giêsu” (1Pr 4,11).
Khi đã có ý hướng về mọi sinh hoạt
của mình như trên, thì việc họ làm là việc của Thiên Chúa, có giá trị cứu độ,
không ai có thể cướp mất ! (x Cv 5,39) Trái lại, kẻ bị Chúa loại bỏ vì việc họ làm không có ý hướng kết hợp với Chúa Giêsu cũng chẳng có ý
hướng làm vinh danh Ngài, thì cho dù họ có làm điều tốt, trước mặt Chúa họ cũng
chẳng khác gì con trâu kéo cày, không có giá trị cứu độ, việc ấy trước sau sẽ
ra tro bụi! (x Cv 5,38) Thậm chí, “có
những kẻ nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa trừ quỷ, nhân danh Chúa làm
nhiều phép lạ. Bấy giờ Chúa sẽ tuyên bố với chúng: “Ta không biết các ngươi, hãy xéo đi xa Ta, hết thảy phường tác quái”
(Mt 7,21-23). Vì Đức Giêsu đã khẳng định : “Ai không đi với tôi là chống lại tôi,
kẻ không cùng tôi thu họp là phá hoại!” (Lc 11,23).
Vậy
thánh Phaolô dạy ta phải có ý hướng vừa tránh điều tiêu cực, vừa phải làm điều
tích cực sau.
* Tiêu cực : Bỏ việc làm đen tối. Cụ thể như từ bỏ chè chén say sưa,
xa tránh dâm dật phóng đãng, loại trừ kình địch, ghen tương. Nói tắt đừng lo
toan về xác thịt mình để thỏa mãn các đam mê.
* Tích cực : Mặc lấy Lời Chúa là vũ khí của sự sáng để chiến đấu với
ác thần, cũng như mặc lấy Chúa Kitô để sống đoan trang như giữa ban ngày (x Rm 13,11-14 : Bài đọc II).
Thánh Augustin nhờ đọc đoạn Kinh
Thánh trên, mà ông đã cải hóa cuộc đời :
Xưa kia ông chỉ lo toan thỏa mãn những đam mê xác thịt, nhưng nhờ bà Monica, mẹ
ông cầu nguyện liên lỉ cho ông hơn 30 năm, chỉ xin Chúa cho ông được theo đạo
Công Giáo, nên sau khi ông được lãnh Bí tích Thánh Tẩy, nhờ được nghe Lời Chúa
trong Hội Thánh và được kết hợp với Chúa Giêsu Phục Sinh qua Bí tích Thánh Thể,
thì ông không còn sống trong đêm tối tội lỗi nữa, ông đã xin đi tu, tiến tới
chức Giám mục và được Giáo Hội tôn phong Thánh Tiến Sĩ. Như thế thánh Augustin
đã trở thành mẫu cho chúng ta sống trong mùa Vọng, nhờ ơn thánh Chúa đã cải
biến con người tội lỗi trở nên Đền Thờ cho Chúa ngự, chắc chắn Ngài ưa thích
hơn xưa được thánh Giuse và Mẹ Maria đặt nằm trong máng cỏ hôi tanh, vì hai ông
bà không tìm được nơi xứng đáng trong thành, lý do ai cũng từ chối “không có chỗ cho ông bà” (Lc 2,1-7).
Ta muốn bỏ việc làm đen tối, thì không
phải là hễ muốn là làm được, nhưng muốn mặc lấy Lời Chúa (khí giới của sự sáng),
và mặc lấy Chúa Kitô Phục Sinh qua Bí tích thì quá dễ, chỉ cần chúng ta đầu tư chút
thời giờ để lo việc linh hồn, chứ không dồn hết mọi thời gian lo thỏa mãn những
nhu cầu của xác thịt. Vì Chúa đã dùng ngôn sứ Isaia công bố về thời đại ân sủng
: “Đây là điều mà ông I-sai-a, con ông
A-mốc, đã được thấy về Giu-đa và Giê-ru-sa-lem.Trong tương lai, núi Nhà Đức
Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi.
Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: "Đến
đây, ta cùng lên núi Đức Chúa , lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta
biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xi-on, thánh
luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Đức Chúa phán truyền. Người sẽ
đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc
gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ
sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. Hãy đến
đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường !” (Is
2,1-5 : Bài đọc I).
Thời ân sủng này chỉ được Chúa
Giêsu làm cho ứng nghiệm qua Hy Tế của Ngài, nếu ta ý thức tham dự trọn vẹn, sẽ
được Ngài nâng đỡ ban ơn hướng dẫn mọi sinh hoạt đời ta luôn có ý hướng làm
vinh danh Chúa, để được Chúa biến dữ ra lành, còn hơn vũ khí giết người biến
thành cuốc thành cày, làm phương tiện phục vụ, kiến tạo bình an, không còn gây
chiến bất hòa với nhau. Có nhận ra giá trị Thánh Lễ như vậy, ta mới hân hoan
nói : “Tôi vui mừng trẩy lên đền thánh
Chúa” (Tv 122/121,1 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG.
Hãy mặc lấy Chúa Kitô, và đừng lo toan thỏa mãn về
xác thịt cho thỏa mãn các đam mê ! (Rm 13,14)
http://phaolomoi.net
Lm Giuse Đinh Quang Thịnh