BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : 1 Cr 12,12-14.27-31a
12
Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà
các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô
cũng vậy.13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô
lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên
một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
14 Thật
vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi.
27 Vậy
anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận.28
Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ
hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm
phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị,
để nói các thứ tiếng lạ.29 Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai
cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ,30
ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng
giải thích được các tiếng lạ sao?
31 Trong
các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất.
ĐÁP CA : Tv
99
Đ. Ta
là dân Chúa, là đoàn chiên Người dẫn dắt. (c 3c)
1 Hãy
tung hô CHÚA, hỡi toàn thể địa cầu, 2
phụng thờ CHÚA với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.
3 Hãy
nhìn nhận CHÚA là Thượng Đế, chính Người dựng nên ta, ta thuộc về Người, ta là
dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.
4 Hãy
vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn, tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi,
tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người.
5 Bởi vì
CHÚA nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một
niềm thành tín.
BÀI GIẢNG
ĐỨC MARIA, MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC
Danh hiệu Đức Maria là “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc”, xuất hiện từ thế kỷ
thứ 15, ở Áo quốc có một bản kinh bằng tiếng La Tinh : “Khi được cứu chuộc, Mẹ đã trở thành “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc”. Tuy
nhiên các nhà Thần học chỉ dùng tước hiệu này sau năm 1939, vì Đức Pio XI đã
công bố ngày 28 tháng 04 năm 1935 : Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, bởi
lẽ thời Cựu Ước, Eva từ Adam thứ nhất
được sinh ra (x St 2,21). Do đó Adam thứ nhất phải chịu trách nhiệm về người vợ
đã bất tùng phục Lệnh Chúa ; thì vào thời Tân Ước, Adam cuối cùng (Đức Giêsu),
được sinh ra từ Đức Maria, thì Maria là Eva mới phải được chia phần đau khổ và
vinh quang bởi Adam cuối cùng hoàn toàn tùng phục Lời Chúa Cha. Công Đồng
Vat.II không dùng tước hiệu này, chỉ vì không muốn tranh cãi với anh em Tin
Lành. Với sứ mệnh của Đức Maria là “Đấng Đồng Công Cứu Chuộc” loài người, dựa
vào Tin Mừng Luca đã được diễn tả qua Đức Tin và lòng Mến của bà góa thành
Sarepta và bà Lớn thành Shunem. Tuy nhiên, Đức Maria trổi vượt hơn hai bà này.
Ta muốn được Chúa cứu chuộc, thì phải biết lắng nghe và thực hành giáo huấn của
Hội Thánh,cũng là nghe và thực hành lời Mẹ Maria dặn, vì Mẹ là khuôn mẫu Hội
Thánh viên mãn.
I. ĐỨC MARIA HƠN BÀ GÓA THÀNH SAREPTA VÀ CÒN HƠN BÀ LỚN
THÀNH SHUNEM.
Thánh
sử Luca ghi lại cho chúng ta Lời Chúa
Giêsu xác định về sứ mệnh phổ quát của Ngài chiếu theo sứ mệnh của ngôn sứ Êlya
và Êlysê (x Lc 4,25t). Do đó phép lạ Đức Giêsu phục sinh con trai bà góa thành
Naim (x Lc 7,11-17 : Tin Mừng), có ý thể hiện giá trị phép lạ của ngôn sứ Êlya
cứu sống con trai bà góa thành Sarepta (x 1V 17,7t) ; cũng như ngôn sứ Êlysê
phục sinh con trai bà Lớn thành Shunem (x 2V 4,8t). Và như vậy ông Luca có ý
cho độc giả hiểu : dù ở hoàn cảnh nghèo khó như bà góa, hay được giàu sang như
bà Lớn,ta cũng phải có bổn phận cộng tác với Đức Giêsu, cũng như các chủ chăn
trong Hội Thánh. Nhưng hai bà dù có giúp đỡ các vị ngôn sứ của Chúa, thì vẫn
còn thua xa Mẹ Maria đối với Đức Giêsu :
1/ Bà góa thành Sarepta và bà Lớn
thành Shunem chỉ là dân ngoại giáo.
1’
Bà góa Maria là người Chúa chọn, là Mẹ Thiên Chúa, đó mới thật là Bà Lớn.
2/ Bà góa thành Sarepta và bà Lớn
thành Shunem giúp đỡ ngôn sứ Êlya và
Êlysê, hai vị này chỉ là người phàm.
2’
Mẹ Maria sinh, dưỡng, dục Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.
3/
Ngôn sứ Êlysê báo cho bà Lớn thành Shunem biết : Chúa sẽ cho bà sinh con
bởi ông chồng.
3’
Sứ thần Gabriel báo tin cho Bà Lớn Maria biết : Bà sẽ sinh Con Đấng Tối Cao bởi
quyền năng Chúa Thánh Thần.
4/ Bà góa thành Sarepta chỉ giúp
ngôn sứ Êlya một chiếc bánh ; và bà Lớn thành Shunem mời ngôn sứ Êlysê nghỉ tại
nhà bà mỗi khi ông có dịp ngang qua.
4’
Đức Maria sinh, dưỡng, dục Con Thiên Chúa suốt 33 năm.
5/ Khi con trai bà góa thành Sarepta
qua đời, bà nói với ngôn sứ Êlya : “Giữa
tôi với ông có liên quan gì” (x 1V 17,18a).
5’
Trong tiệc cưới Cana, khi Đức Maria trình bày
với Đức Giêsu về việc thiếu rượu, thì Đức Giêsu nói với bà góa Maria, Mẹ Ngài :
“Giữa tôi và Bà có liên quan gì” (x
Ga 2,4).
6/ Bà góa thành Sarepta vì làm theo
Lời Chúa dạy qua miệng ngôn sứ Êlya, nên hũ bột nhà bà không vơi.
6’
Đức Maria dặn dò người ta : “Đức Giêsu
bảo gì cứ làm theo”, nên họ đã có sáu chum rượu ngon hơn rượu cũ (x Ga 2).
7/ Con trai bà Lớn thành Shunem
chết, mà bà lại nói với ngôn sứ Êlysê : “Tôi vẫn bình an”.
7’
Con Một Bà Lớn Maria bị giết mà Bà vẫn đứng trụ (bình an) dưới chân thập giá
nhìn Con chết treo.
8/ Bà Lớn thành Shunem dù có chồng,
nhưng bà nói với ngôn sứ Êlysê : “Tôi không xin cho tôi có con”.
8’
Bà Lớn Maria dù có chồng, nhưng không xin cho mình sinh con, vì không ăn ở với
chồng.
9/ Hai ngôn sứ Êlya và Êlysê đều nằm
trên thi thể của hai đứa bé con các bà góa và bà Lớn, miệng kề miệng, mắt kề
mắt, tay kề tay, mà cầu xin Thiên Chúa cho các cậu hồi sinh.
9’
Mỗi khi chúng ta dự tiệc Thánh Thể, Con Đức Maria “chui” vào lòng ta, bảo đảm
cho ta dù có chết vẫn được sống lại vinh hiển.
II.ĐỨC MARIA LUÔN CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG TA CHO ĐẾN
NGÀY CÁNH CHUNG.
Trong
các phép lạ Đức Giêsu làm, chỉ có ông Luca ghi lại cho chúng ta phép lạ Đức
Giêsu phục sinh con trai duy nhất của bà góa thành Naim, lúc người ta đang
khiêng đi chôn, dù không có ai ngỏ ý xin Ngài điều ấy. Ta lại biết thành Naim
nằm kề cận thành Shunem. Như thế ông Luca muốn độc giả hiểu rằng đây là phép lạ
tiên báo thời cánh chung. Ngày ấy chẳng có ai kêu cầu Chúa cứu sống mình, chỉ có
Đức Maria ở trên trời hằng chuyển cầu cho con cái Mẹ là những người Công Giáo,
dù họ có chết vì tội đã phạm, cũng sẽ được sống lại vinh hiển cả hồn lẫn xác
như Chúa Giêsu Phục Sinh. Uy tín của Mẹ
Maria trước mặt Thiên Chúa còn trổi vượt hơn uy tín của bà góa thành Sarepta,
cũng như bà Lớn thành Shunem, nhất là khi con bà Lớn chết, bà vội chạy lên núi
ôm lấy chân ngôn sứ Êlysê và nói : “Nào
tôi có xin ngài cho tôi được đứa con đâu? Tôi đã chẳng nói : “Xin đừng đánh lừa
tôi đó sao”. Vì thế ngôn sứ Êlysê phải cầu xin cho con bà sống lại (2V
4,27-28). Thì Đức Maria thấy chúng ta chết vì tội đã phạm, Mẹ cũng nói với Chúa
: “Tôi đâu có xin làm Mẹ các Kitô hữu, chính tôi đã được lãnh nhận chúng làm
con từ đồi Sọ, xin đừng để con tôi phải chết vì tội!” Chân lý này đã thể hiện
khi Đức Giêsu tự ý cho anh thanh niên con bà góa thành Naim sống lại, thì Ngài
không thể nào mà không cho chúng ta, cũng là con bà góa Maria được thoát tay tử
thần vì tội đã phạm.
Chúng
ta biết Đức Maria không chỉ xin với Thiên Chúa nhân danh cá nhân, mà Mẹ còn dựa
vào sứ mệnh Đồng Công Cứu Chuộc loài người với Giêsu, Con Mẹ. Mẹ lại được Chúa
tôn trọng và yêu mến,vì Mẹ là Hiền Thê (Evà Mới) của Chúa Giêsu (Adam cuối
cùng), như lời giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số 61.63
dạy :
- Đức Maria đã
cộng tác một cách hoàn toàn độc nhất vô nhị vào công trình Đấng Cứu Thế, bằng
lòng vâng phục bởi Đức Tin, Đức Cậy, Đức Ái nồng nhiệt, để hoàn trả sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy,trên bình
diện ân sủng, Mẹ thật là Mẹ của chúng ta.
- Vì thế trong Hội
Thánh, Đức Maria được kêu cầu qua các tước hiệu : Trạng Sư, Vị Bảo Trợ, Đấng
Phù Hộ, Đấng Trung Gian. Vai trò trung gian của Đức Maria không làm lu mờ hay
suy giảm vai trò Trung Gian duy nhất của Chúa Kitô chút nào.Vì mọi ảnh hưởng có
sức cứu độ của Đức Maria trên nhân loại,đều bắt đầu từ công nghiệp dư tràn của
Chúa Kitô.
- Do đó Mẹ là một
chi thể trổi vượt và độc đáo nhất của Hội Thánh, có thể nói : Mẹ là kiểu mẫu
của Hội Thánh.
- Ngày nay Mẹ Chúa
Giêsu đã được vinh hiển hồn xác lên Trời, là hình ảnh và khởi thủy của Hội
Thánh sẽ hoàn thành đời sau thế nào, thì cũng thế, dưới đất này cho tới ngày
Chúa đến, Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ của lòng cậy trông vững vàng, và niềm an ủi
cho dân Chúa đang lữ hành (sách GLCG số 964-972).
Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng mà Ngài còn
muốn Mẹ cộng tác trong công cuộc cứu chuộc loài người, Mẹ không phải là ôsin,
cũng không phải là đầy tớ vô dụng của Thiên Chúa, dù Mẹ tự xưng mình là tôi tớ
Chúa (x Lc 1,38), nhưng người Tôi Tớ Maria được sánh với các tổ phụ Chúa đã
chọn như Abraham, Giacob, David…, họ đều là các tôi tớ của Thiên Chúa. Thậm chí
Đấng Cứu Thế cũng là Tôi Tớ của Thiên Chúa (x Is 42 ; 49 ; 50 ; 52 ; 53).
Là người Công Giáo ai cũng là con Mẹ Maria, thì phải
nghe và thực hành Lời Chúa, để được Đức Giêsu gọi họ là mẹ của Ngài (x Lc
8,21). Với nhiệm vụ của người tôi tớ Thiên Chúa, thì ta phải tập sống các nhân
đức của người thủ lãnh mà thánh Tông Đồ đề cập tới :
* “Làm giám quản thì phải sống tiết độ, chừng
mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, không được nghiện rượu, không
được hiếu chiến, nhưng phải hiền hòa, không gây sự, không ham tiền, biết điều
khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh, vì
ai không biết điều khiển gia đình mình, thì làm sao có thể lo cho Hội Thánh của
Thiên Chúa được”.
* Làm người trợ tá phải là người đàng hoàng biết giữ
lời hứa,không say xỉn, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, phải bảo toàn mầu nhiệm
Đức Tin trong một lương tâm trong sạch.
* Các bà phải là người đàng hoàng,không nói xấu, nhưng
tiết độ, đáng tin cậy mọi bề.
(1Tm 3,1-13 : Bài đọc năm lẻ).
Nói tắt : Người Công Giáo nào cũng phải hứa với Chúa
và Mẹ Maria : “Con sẽ sống theo lòng
thuần khiết” (Tv 101/100, 2b : ĐC năm lẻ).
Bởi vì hết thảy những ai đã lãnh Bí tích Thánh Tẩy
đều là chi thể trong Thân Mình của Đức Giêsu Kitô.Thánh Tông Đồ nói : “Thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có
nhiều bộ phận. Chúng ta đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một
thân thể thì phải bổ túc lẫn cho nhau. Bởi vì, tay không thể nói : tôi không
thuộc về thân thể, hoặc : tôi không phải là mắt, tôi không thuộc về thân thể.
Vậy anh em đã là thân thể của Đức Giêsu Kitô, và mỗi người là một bộ phận :
người làm Tông Đồ, người làm ngôn sứ, người làm phép lạ, kẻ khác làm việc quản
trị. Trong tất cả những ân huệ Thiên
Chúa ban, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất” (1Cr
12,12-14.27-31a : Bài đọc năm chẵn).
Vậy khi đã ý thức sống điểm giáo lý “ta là
chi thể trong Thân Mình Đức Giêsu Kitô”, thì ta tham dự vào sứ mệnh
“Đồng Công Cứu Chuộc” của Đức Maria, để cùng với Mẹ tuyên xưng Đức Tin: “Ta là dân Chúa,là đoàn chiên Người dẫn dắt”
(Tv 100/99,3c : ĐC năm chẵn), do đó người Công Giáo phải cùng với Mẹ Maria làm
cho thế giới nhận biết Chúa Giêsu là “Vị
Ngôn Sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân
Người” (Lc 7,16 : Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Mẹ Maria dạy loài người một lời duy nhất:
“Giêsu bảo gì cứ làm theo” (Ga 2,5)
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH