BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : 1
Cr 4, 1-5
1
Thưa anh em, vậy chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô,
những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.2 Mà người ta chỉ
đòi hỏi ở người quản lý một điều, là phải chứng tỏ lòng trung thành.3
Đối với tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì. Mà
tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình.4 Quả thật, tôi không thấy
lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công
chính. Đấng xét xử tôi chính là Chúa.5 Vậy xin anh em đừng vội xét
xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng
những gì ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ý định trong thâm tâm con
người. Bấy giờ, mỗi người sẽ được Thiên Chúa khen thưởng đích đáng.
ĐÁP CA : Tv
36
Đ. Người
công chính được Chúa thương cứu độ. (c 39a)
3 Cứ tin
tưởng vào CHÚA và làm điều thiện,thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. 4
Hãy lấy CHÚA làm niềm vui của bạn,Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng.
5 Hãy ký
thác đường đời cho CHÚA, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. 6
Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh,công lý bạn, Người sẽ cho huy
hoàng như chính ngọ.
27 Hãy
làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời.28 Bởi vì CHÚA yêu
thích điều chính trực,chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung.Quân bất chính sẽ hoàn
toàn bị tiêu diệt, dòng giống ác nhân rồi cũng phải tru di.
39 Còn
chính nhân được CHÚA thương cứu độ và bảo vệ chở che trong buổi ngặt nghèo. 40
CHÚA phù trợ và Người giải thoát,giải thoát khỏi ác nhân và thương cứu độ, bởi
vì họ ẩn náu bên Người.
BÀI GIẢNG
ĂN CHAY ĐỂ
CÓ CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN
Tôn
giáo nào cũng có hình thức ăn chay để biểu lộ lòng đạo đức, nhưng ý nghĩa và
hình thức thì khác nhau :
- Phật Giáo ăn chay không nhịn đói, mà kiêng ăn thịt động vật,
vì họ tin rằng ai chết chưa được siêu thoát thì phải đầu thai vào một con vật
nào đó. Cho nên ăn thịt động vật là cách “ăn thịt người”, hoặc xúc phạm đến hồn
tiền nhân.
- Người Công
Giáo ăn chay là bớt phần ăn để có
thêm tiền của lo việc phát triển Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh, đồng thời còn
chia sẻ cho những người không có khả năng tự kiếm sống. Chia sẻ của cải như thế
nhằm biểu lộ Đức Ái, hầu đưa đồng loại về cho Chúa Giêsu, Ngài gọi họ là những
“kẻ bé nhỏ” (x Mt 25,31-46).
- Người Do
Thái giáo có nhiều lý do để ăn chay
:
a-
Khi có biến cố như :
·Có người qua đời. (x 1Sm 31,13)
·Vì goá bụa. (x Gd 8,5-6)
·Tai họa xảy đến cho đất nước. (x 2V 25,1-4)
b- Khi đứng trước một sứ mệnh quan trọng :
·Sắp đi giao chiến (1Sm 14,24)
·Chuẩn bị gặp Chúa hay thi hành mệnh lệnh Chúa trao (x
Is 58,2-3 ; Lv 16,29 ; Ds 29,7)
Hình
thức ăn chay là nhịn ăn như Đức Giêsu (x Mt 4,1-11), hoặc theo truyền thống
hình thức của người Do Thái : Ăn chay phải mặc áo vải thô ngồi trên đống tro,
hay rắc tro lên đầu mà cầu khẩn cùng Thiên Chúa (x Gn 3,5t ; Gr 6,26 ; Gd 8,4 ;
Es 4,17k).
Nhưng tiếc rằng nhiều người Do Thái lạm dụng ngày ăn
chay, “họ ăn chay mà vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức những kẻ làm công
cho mình, vẫn đôi co cãi vã, đánh đập đồng loại thật bạo tàn. Trong khi đó các
ngôn sứ lên tiếng giáo dục : ăn chay
phải là mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị
áp bức, chia cơm áo cho người đói rách, rước vào nhà những người nghèo không có
nơi cư ngụ. Có thế công lý mới đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa bao bọc
ngươi trước sau. Họ nhếch miệng kêu van, Chúa nhận lời ngay” (x Is
58,1-9a).
Dù người ta
thực hành giáo huấn ăn chay của ngôn sứ Isaia như trên, thì vẫn còn dừng lại
trong lãnh vực nhân bản.
Đức Giêsu đòi người ta phải đi xa hơn : Ngài muốn mọi
người chẳng những giữ đúng Luật ăn chay như ngôn sứ Isaia đã dạy để có nhân
cách, mà còn phải tìm lại sự hiện diện của Tân Lang Giêsu trong tâm hồn. Tân Lang Giêsu chỉ hiện diện trong tâm hồn,
khi ta còn là “trinh nữ thanh khiết đã được đính hôn với Tân Lang Giêsu trong
Bí tích Thánh Tẩy” (2Cr 11,2). Vì thế, Đức Giêsu nói : “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng
rể còn ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay.”
(Lc 5,34-35 : Tin Mừng).
“Chàng rể bị đem đi”, chính là lúc ta
có điều kiện phục vụ người anh em mà lại khước từ ; và khi ta không còn tin yêu
Chúa Giêsu, còn cứ nán lại trong tội trọng, giống như những kẻ đem Ngài đi đóng
đinh trên thập giá ! Vậy ta muốn mời tân Lang Giêsu trở lại tâm hồn như ngày
mới lãnh Bí tích Thánh Tẩy, thì có hai cách :
a- Giảm bớt nhu cầu chi tiêu của mình (ăn chay), để có
của chia sẻ cho những người không có khả năng tự kiếm sống. Nhưng hãy nhớ rằng
ý hướng chia sẻ làm cho người anh em thuộc về Hội Thánh Chúa Kitô, mà Đức Giêsu
gọi họ là những “kẻ bé nhỏ”, có thế mới là làm cho Chúa (x Mt 25,31-46).
b- Giảm bớt công việc trần thế, để có thời giờ cầu
nguyện, nghe và học hỏi Lời Chúa, lãnh các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể.
Cách ăn chay như thế mới là đúng Luật Hội Thánh. Vì
thế Hội Thánh dạy : Muốn được rước Lễ, phải nhịn ăn trước một giờ, trừ nước lã
và thuốc chữa bệnh. Đối với người già yếu hay bệnh tật thì không cần giữ chay
(x Giải Thích Giáo Luật số 919).
Đó là Giáo Lý
Mới về việc ăn chay của Đức Giêsu dạy. Ta biết trong tiệc cưới Cana, chủ tiệc khen “rượu
mới Đức Giêsu ban thì ngon hơn rượu cũ” (x Ga 2,1-10). Đó là dấu Giao Ước
Mới Đức Giêsu thiết lập, ai tuân giữ thì được cứu độ vì đã được kết hợp với
Chúa Giêsu, hơn hẳn Giao Ước cũ, kẻ nào thi hành vẫn còn cảm thấy mình bị giam
trong tội (x Gl 3,22). Để nhận ra giá trị Giao Ước Mới trổi vượt và làm hoàn
hảo giá trị Giao Ước cũ (x Mt 5,17), tác giả thư Do Thái viết : “Chúa Giêsu là trung tâm Giao Ước Mới, lấy
cái chết của mình mà chuộc tội lỗi những người đã vi phạm Giao Ước cũ, Giao Ước
Mới của Chúa Giêsu còn trở thành Di Chúc (Chúc Thư). Thật vậy, di chúc chỉ có
giá trị khi người làm di chúc đã chết. Giao Ước cũ ông Môsê đã công bố cho toàn
dân Do Thái, mọi điều đã ghi chép trong sách Luật, thì ông lấy máu các con bê,
con dê mà hòa chung với nước, rồi dùng cành hương thảo rảy trên sách Luật cũng
như trên toàn dân và nói : “Đây là máu giao ước, Thiên Chúa đã truyền cho anh
em tuân giữ, để hết thảy mọi sự được thanh tẩy bằng máu, vì không có đổ máu
không có ơn cứu độ. Nhưng máu con vật
ông Môsê rảy trên dân chỉ là dấu Chúa Kitô Giêsu đã tự hiến tế chỉ một lần, để
xóa bỏ tội lỗi muôn người hầu cứu độ những ai trông đợi Người” (Dt
9,15-20). Bởi thế Đức Giêsu nói : “Không
ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra
và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Cũng không ai uống rượu
cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ ngon hơn." (Lc
5,37-39 : Tin Mừng).
Mục
đích của Giao Ước Mới là cho ta được “mặc
lấy Chúa Kitô” (x Gl 3,27). Ta mặc lấy Chúa Kitô mới được trở nên công
chính, cho dù thân xác ta có chết vì tội đã phạm (x Rm 8,10). Nhìn cách ăn mặc
của một người, ta biết phần nào về nhân cách của người đó, thì chẳng ai đủ nhân cách bằng được mặc lấy
Chúa Kitô. Có thế mới làm trọn ý nghĩa xưa Chúa lột da thú may áo mặc cho
nguyên tổ Adam, Eva (x St 3,21), thay cho những chiếc lá họ lấy che thân (x St
3,7). Cho nên Đức Giêsu dạy : “Không ai
xé áo mới (Giêsu) lấy vải vá vào áo cũ (da thú), vì hai miếng vải không hợp
nhau” (x Lc 5,6 : Tin Mừng). Ai được “mặc
lấy Chúa Kitô”, thì “con người cũ đã
qua đi, con người mới được thành sự” (2Cr 5,17). Vì “trong Chúa Giêsu, muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu
hình với vô hình, để tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh ; Người là
khởi nguyên, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong
mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn
hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà
giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Cl 1,15-20 : Bài đọc năm
lẻ). Chân lý này chỉ xảy đến cho ta lúc ta được hiệp dâng Thánh Lễ với Hội
Thánh, để ta thúc giục mọi người : “Hãy
vào trước thánh nhan Chúa giữa tiếng hò reo” (Tv 100/99,2b : ĐC năm lẻ).
Vậy khi được mặc lấy Chúa Kitô là ta được Ngài ở
cùng. Ai đã được Chúa ở cùng, thì người ấy được Ngài trao cho nhiệm vụ vượt khả
năng của họ, nhưng họ vẫn chu toàn cách hoàn hảo. Cụ thể như ông Môsê không có
khả năng lãnh đạo dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, nhưng Chúa nói với ông : “Cứ đi, có Ta ở cùng ngươi”, thế là ông
làm tròn sứ mệnh Ngài trao (x Xh 3,13-14) ; Hoặc như Chúa Giêsu Phục Sinh trao
cho các môn đệ sứ mệnh làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, thì thật là
vượt khả năng của các ông, vì các ông bị liệt vào hạng thất học (x Cv 4,13),
tinh thần lại bạc nhược (x Mt 26,56). Nhưng khi các ông được Chúa Giêsu ở cùng,
các ông dồi dào khả năng chẳng những làm được các việc như Chúa Giêsu mà còn
làm được nhiều việc lớn lao hơn thế nữa (x Mt 28,19-20 ; Ga 14,12), để quy tụ
muôn loài muôn vật tôn vinh Thiên Chúa (x 1Cr 3,21-23), đó là niềm vinh dự của
những người được Chúa cứu độ, xứng đáng là Hiền Thê của Tân Lang Giêsu khởi đi
từ Bí tích Thánh Tẩy (x 2 Cr 11,2 ; Ga 3,29), nên chẳng còn gì phải sợ hãi,
giống như Tông Đồ Phaolo đã nói : “Đối
với tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì. Mà tôi,
tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình. Quả thật, tôi không thấy lương tâm áy náy
điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công chính. Đấng xét
xử tôi chính là Chúa” (x 1Cr 4,3-4 : Bài đọc năm chẵn). Bởi vì Chúa Giêsu
đã nói : “Tôi là ánh sáng thế gian, ai
theo tôi sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12 : Tung Hô Tin
Mừng). Có theo Chúa Giêsu là “ánh sáng
ban sự sống” ta mới là “người công chính
được Chúa thương cứu độ” (Tv 37/36,39a : ĐC năm chẵn).
THUỘC LÒNG
Mục đích ăn chay là phải tìm lại được sự
hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn (x Mt 9,15).
Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng
tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng
là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ (Is 62,5).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH