CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM C
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ) BÀI ĐỌC I :
Dnl 30,10-14
10 Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân
Ít-ra-en rằng : “Anh (em) hãy nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), mà
giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh
(em) trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ.
11 Quả thế, mệnh lệnh tôi truyền cho anh (em) hôm nay
đây, không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh (em).12 Mệnh lệnh đó không ở
trên trời, khiến anh (em) phải nói: "Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng
tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành? 13
Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh (em) phải nói: "Ai sẽ
sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi
đem ra thực hành?14 Thật vậy, lời đó ở rất gần anh (em), ngay trong
miệng, trong lòng anh (em), để anh (em) đem ra thực hành.”
ĐÁP CA : Tv
18B
Đ. Huấn
lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng,
Làm
hoan hỷ cõi lòng. (x c.9a)
8 Luật
pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn.Thánh ý Chúa thật là vững chắc,
cho người dại nên khôn.
9 Huấn
lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.Mệnh lệnh Chúa xiết bao
minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời.
10 Lòng
kính sợ Chúa luôn trong trắng, tồn tại đến muôn đời. Quyết định Chúa phù hợp
chân lý, hết thảy đều công minh,
11 Thật
quý báu hơn vàng, hơn vàng y muôn lượng,ngọt ngào hơn mật ong, hơn mật ong
nguyên chất.
BÀI ĐỌC II
: Cl 1,15-20
15
Đức Giê-su Ki-tô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi
loài thọ tạo,16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời
cùng dưới đất,hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc
quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho
Người. 17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại
trong Người.18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội
Thánh ; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết
sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.19 Vì Thiên Chúa đã muốn
làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, 20 cũng như muốn
nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên
thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên
trời.
BÀI TIN MỪNG TUNG HÔ TIN
MỪNG : x Ga 6,63c.68c
Hall-Hall
: Lạy Chúa, Lời Chúa là thần khí và là sự sống ; Chúa có những Lời đem lại sự
sống đời đời. Hall.
TIN MỪNG :
Lc 10,25-37
25 Một
hôm, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng:
"Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26
Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? "27
Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng,
hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như
chính mình." 28 Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng
lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
29 Tuy
nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng:
"Nhưng ai là người thân cận của tôi? "30 Đức Giê-su đáp:
"Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay
kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa
sống nửa chết.31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường
ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.32 Rồi cũng
thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.33
Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và
chạnh lòng thương.34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết
thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình,
đưa về quán trọ mà săn sóc.35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền,
trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm
bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác."36 Vậy theo
ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi
vào tay kẻ cướp? "37 Người thông luật trả lời: "Chính là
kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta:
"Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
BÀI GIẢNG CON ĐƯỜNG
DẪN ĐẾN SỰ
SỐNG ĐỜI ĐỜI !
Con đường Đức Ái dẫn đến sự sống đời đời khởi đi từ lúc
ta lãnh Bí tích Thánh Tẩy và hoàn tất khi ta dự Lễ, để phẩm giá của ta được trở
nên hoàn hảo trong Chúa Giêsu Phục Sinh, nhờ đó ta có khả năng tập họp đồng
loại vào Hội Thánh để được chăm sóc chu đáo.
I. TA DÂNG THÁNH LỄ NHỜ VỚI TRONG CHÚA GIÊSU, MỚI LÀ
YÊU CHÚA THỰC.
Đức Giêsu trả lời cho một Luật sĩ đến hỏi thử Ngài :
“Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự
sống đời đời làm gia nghiệp”(Lc 10,25 : Tin Mừng). Để được sự sống đời đời
làm gia nghiệp, Đức Giêsu dạy : “Ngươi
phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức
lực và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình” (Lc
10,27-28 : Tin Mừng). Đức Giêsu đã diễn tả Giới răn Yêu này trong ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh chính là lúc Ngài dâng Lễ :
- “Yêu hết sức lực” : Đức Giêsu không
đủ sức vác thập giá lên đồi Sọ, người ta phải nhờ ông Simon vác giúp (x Lc
23,26).
- “Yêu hết trí khôn” : Đức Giêsu bằng
lòng hiến mạng cho kẻ ác vì muốn cứu phàm nhân. Dưới con mắt người đời người ta
cho Ngài là kẻ điên dại (x 1Cr 1,18t).
- “Yêu hết linh hồn” : Trên thập giá
người ta đã cướp hết những gì thuộc thân xác Ngài, chỉ còn linh hồn Ngài dâng
cho Chúa Cha : “Lạy Cha, Con phó linh hồn
Con trong tay Cha” (Lc 23,46).
- “Yêu hết lòng” : Đức Giêsu đã tắt
thở, nhưng kẻ ác vẫn lấy giáo đâm thủng tim Ngài, nước và máu từ tim Ngài dốc
ra hết (x Ga 19,34).
Như thế bốn hành động thể hiện tình yêu Chúa trên đây,
chính là lúc ta dâng Lễ nhờ với trong Chúa Giêsu. Đây là Luật của Chúa và Hội
Thánh dạy ta phải tuân giữ. Luật này ông Mô-sê đã nói tiên tri : “Luật đó không ở trên trời khiến anh em phải
nói : “Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực
hành? Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh em phải nói : “Ai sẽ
sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi, và nói cho chúng tôi nghe để chúng tôi
thực hành? Lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, ngay trong lòng để anh em
đem ra thực hành” (Dnl 30, 11-14 : Bài đọc I).
“Lệnh truyền không quá sức lực hay ngoài tầm
tay” : Vì mỗi khi ta đi dâng Lễ, chính Chúa Giê-su sẽ nâng đỡ bổ sức
cho. Do đó Ngài nói “ách tôi êm, gánh tôi nhẹ” (x Mt 11,28-30).
“Luật không ở xa để phải đi tìm kiếm đem về
thực hành” : Vì Luật Hội Thánh không buộc ta khi ở quá xa Nhà Thờ phải
đi dâng Lễ. Trường hợp ấy ta làm việc lành phúc đức bù lại cũng có giá trị như
đi dâng Lễ. Như thế, người ở gần hay ở
xa Nhà Thờ quả thật giữ Luật dâng Lễ không còn sợ xa xôi phải đi tìm kiếm.
“Luật ngay trong miệng trong lòng” : Việc
đi dâng Lễ phát khởi từ trái tim yêu mến, như thánh Phaolô nói : “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2 Cr
5,14).
Vậy yêu Chúa chính là hiệp dâng Thánh Lễ để làm trọn
Giới răn và có khả năng hy sinh cho đồng loại, tập họp nhiều người về cho Chúa,
như Đức Giêsu nói về hiệu quả Hy Tế của Ngài : “Một khi Ta được giương cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lại với Ta”
(Ga 12,32).
II. PHẨM GIÁ CỦA TA TRỞ NÊN HOÀN HẢO TRONG CHÚA GIÊSU
PHỤC SINH.
Thánh
Phaolô nói : “Thánh Tử Giêsu là hình ảnh
Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi loài thụ tạo, vì trong Người
muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình… Người
có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Vì Người là Đầu
của thân thể, nghĩa là Đầu của Hội Thánh… Thiên Chúa muốn cho tất cả sự viên
mãn hiện diện ở nơi Người, nhờ Người mà muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ
máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đem lại bình an cho mọi loài dưới đất
và muôn vật trên trời” (Cl 1,15-20 : Bài đọc II).
Ta có thể tóm tắt tư tưởng của thánh Phaolô về Chúa
Kitô qua Bài đọc II theo hình vẽ sau :
Nhìn vào lược đồ trên, cho ta thấy Chúa Kitô lôi kéo
vạn vật lên với Ngài, kết hợp cùng Ngài để được tồn tại trong Ngài. đúng như
lời thánh Tông Đồ tóm gọn chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thiết lập : “Mọi sự thuộc về anh em, anh em thuộc về Chúa
Kitô, Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1Cr 3,22-23).
III. ĐỈNH CAO ĐỨC ÁI KITÔ GIÁO LÀ DÌU ĐỒNG LOẠI VÀO
HỘI THÁNH ĐỂ ĐƯỢC CHĂM SÓC CHU ĐÁO, BẢO ĐẢM
ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI LÀM CƠ NGHIỆP.
Để
diễn tả chân lý này, Đức Giêsu đã dùng dụ ngôn người Samari nhân hậu, để ta noi
theo bắt chước. Ta hãy so sánh người Samari nhân hậu với Đức Giêsu :
Vậy sống đức ái Kitô giáo phải đi ba bước
:
1.Luôn kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể,
để ta được đồng hóa với Ngài, Ngài sẽ giúp ta sống : “Luật yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn” (x Lc 10,27).
2.Chăm sóc đồng loại, bất chấp gian khổ :
Không thua ông Samari giúp người bị cướp đánh! (x Lc 10,33-34)
3.Đưa đồng loại vào Hội Thánh còn hơn
người Samari đưa nạn nhân vào quán trọ, nhờ chủ quán cộng tác chăm sóc nạn nhân
(x Lc 10,34). Vì Chúa không muốn cứu con người cách riêng rẽ thiếu liên kết
(HCHT số 9).
Bởi
thế nếu hai ông tư tế và Lêvi có dừng lại chăm sóc người bị cướp đánh, thì đó
chỉ là nhân bản, các ông cũng chưa có Đức Ái Kitô giáo, vì mọi tôn giáo,kể cả
người vô thần cũng dạy thương giúp người lâm nạn. Tệ nhất, hình ảnh ông Tư tế
và Lêvi là đại diện cho giới chống
đối Đức Giêsu (x Ga 7,45-52) ; chống đối dự tiệc Thánh Thể (x Ga 6,53-66) và
chống đối việc đưa người vào Hội Thánh (x Ga 11,47-48 ; Cv 9,1t). Mà ai không
thuộc về Thiên Chúa thì người đó không có Đức Ái (x 1Ga 4,8), thì việc tốt họ
làm trước mặt Chúa không sinh ơn cứu độ (x 1 Cr 13,3).
Qua những
Lời giáo huấn của Đức Giêsu trên đây, ai cũng nhận ra “Luật Pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn” (Tv 19/18, 8a
: Đáp ca).
Truyện kể :
Sáng ngày 13-07-1970, ông Đinh Văn S., một
cảnh sát viên ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, đang chạy chiếc xe vespa đến nhà thờ dự lễ
Chúa nhật (XV năm C). Ông có thói quen đọc Phúc Âm ở nhà trước khi dự Lễ, trên
đường đi, ông đang suy nghĩ về đoạn Phúc Âm “Người Samari nhân hậu”(Lc
10,25-37), chiếc xe ông đang đổ dốc, thình lình ông nhìn thấy một cô gái nằm
bất tỉnh cạnh chiếc xe đạp bên vệ đường! Ông sợ quá rồ ga chạy nhanh hơn, nhất
là gần đến giờ Lễ rồi, mà Nhà Thờ chỉ có một Lễ sáng. Chạy một quãng dài, hình
ảnh “Người Samari nhân hậu” tra vấn lòng ông. Thế là ông quay xe trở lại chỗ cô
gái lúc nãy, ông tiến lại gần và thấy cô nằm bất động, máu me đẫm ướt quần cô
gái. Ông vội vực cô đưa lên xe chở vào nhà thương cấp cứu.
Người
ta chẳng biết nguyên nhân thế nào, cứ tạm giữ ông để điều tra, vì biết đâu
chính ông là người đã gây ra ?!
Từ
ở bệnh viện ông nhắn tin về nhà cho vợ biết. Bà vợ nghe tin, vội đi ngay đến
xem sự gì đã xảy ra với chồng? Khi nghe ông kể đầu đuôi câu chuyện, thay vì an
ủi, bà lại xỉa xói ông :
-
Sao ông ngu thế! Ông làm thế bây giờ người ta cứ cột tội vào cổ ông. Nếu cô ta
chết, ai làm chứng cho ông đây? Ở nhà tôi đã đủ thứ việc, bây giờ lại mắc của
nợ này, ông giết tôi cho rồi !
Ông
chỉ còn biết cắn răng với nhân đức chịu vậy suốt ba ngày, trước sự cằn nhằn của vợ về sự “dại dột” của mình !?
Nhưng
rất may, cô gái ấy tỉnh lại và kể rõ mọi việc: “Nguyên nhân là vì hôm ấy tôi đang đổ dốc với chiếc xe đạp đi hái trà,
chẳng may xe bị đứt thắng sau, chiếc xe lao xuống quá nhanh, tôi hoảng hốt bóp
thắng trước, tức thì chiếc xe lộn ngược quật tôi xuống đất, chiếc ghi-đông đâm
vào háng tôi, từ bấy giờ tôi không biết gì nữa !Tôi rất biết ơn người đã đưa
tôi vào bệnh viện.”
Lúc
ấy người vợ cảm thấy ân hận vì đã đay nghiến chồng! Và dĩ nhiên sau đó người ta
cho ông S. tự do.
Một
tháng sau, gia đình cô gái đem quà đến nhà hậu tạ ông, vì nhờ ông mà cô gái giữ
được mạng sống! Nhưng ông nói với gia đình cô gái :
-
Có chi đâu, tôi chỉ chịu một chút phiền hà để cứu một mạng người ; còn thua xa
Chúa Giêsu đã chết để cứu tôi khỏi tội, và Ngài đã dạy tôi là phải bắt chước
“Người Samari nhân hậu”.
Vậy
“Ai không yêu thương người anh em mà họ
trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa Đấng nó không thấy” (1Ga
4,20b).
THUỘC LÒNG.
Vạn vật chỉ được cứu độ,khi nó được tập họp
trong Chúa Giêsu (x Cl 1,15-20).
LM GIUSE ĐINH QUANG THỊNH phaolomoi.net
|