BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
BÀI ĐỌC :
Cv 14, 19-28
19
Bấy giờ có những người Do-thái từ An-ti-ô-khi-a và I-cô-ni-ô đến, thuyết phục
được đám đông. Họ ném đá ông Phao-lô rồi lôi ông ra ngoài thành, vì tưởng ông
đã chết.20 Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và
vào thành. Hôm sau, ông trẩy đi Đéc-bê cùng với ông Ba-na-ba.
21 Sau khi đã loan Tin Mừng cho thành ấy và nhận khá
nhiều người làm môn đệ, hai ông trở lại Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-ô-khi-a.22
Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai
ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên
Chúa."23 Trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ
mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa,
Đấng họ đã tin.
24 Hai ông đi qua miền Pi-xi-đi-a mà đến miền
Pam-phy-li-a,25 rao giảng lời Chúa tại Péc-ghê, rồi xuống
Át-ta-li-a.26 Từ đó hai ông vượt biển về An-ti-ô-khi-a, là nơi trước
đây các ông đã được giao phó cho ân sủng của Thiên Chúa để làm công việc vừa
mới hoàn thành.
27 Khi tới nơi, hai ông
tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông,
và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin.28 Rồi
hai ông ở lại một thời gian khá lâu với các môn đệ.
ĐÁP CA : Tv
144
Đ. Lạy
Chúa, kẻ hiếu trung phải nói lên rằng :
Triều đại Ngài vinh hiển. (x c
10b.11a)
10 Lạy
Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,kẻ hiếu trung phải chúc tụng
Ngài,11 nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,xưng tụng Ngài là
Đấng quyền năng,
12 để
nhân loại được tường những chiến công của Chúa, và được biết triều đại Ngài rực
rỡ vinh quang.13ab triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,vương quyền
Ngài vạn đại trường tồn.
21 Môi
miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi Chúa, chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh
Danh đến muôn thuở muôn đời!
BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
BÌNH AN CỦA
CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
Đức Giêsu nói với các môn đệ : “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho
anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em
đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27 : Tin Mừng).
Câu
nói trên Đức Giêsu có ý phân biệt hai loại bình an :
- Bình an do thế gian.
- Bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh.
&&&
I. BÌNH AN DO THẾ GIAN.
Một
quốc gia muốn có bình an, thì chính quyền phải dựa vào kinh tế, mưu lược chính
trị và sức mạnh của vũ khí để khuất phục kẻ yếu thế. Hiệu quả chỉ giới hạn
trong đời sống xã hội, mang tính nhất thời, có khi sự bình an ấy chỉ là vỏ là
bề ngoài, cho nên có những người không thích. Đan cử: Sau ngày 30 tháng 04 năm
1975, dân tộc Việt Nam, cả ba miền Bắc, Trung, Nam được coi như là sống trong
bình an, nhờ ơn “Bác và Đảng”, vì không còn ai nghe tiếng súng đạn, đến nỗi
phải bỏ nhà cửa mà tháo chạy! Nhưng từ ngày ấy nếu nhà cầm quyền Cộng sản không
bắt bớ những người vượt biên, chụp cho mũ phản động, thì chắc chắn hầu hết người
Việt chẳng ai muốn ở lại quê hương để hưởng thứ bình an ấy, mà lại muốn chạy
theo đế quốc Mỹ “xin được kìm kẹp”.
II. BÌNH AN CỦA CHÚA GIÊSU PHỤC SINH.
Bình
an này hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa toàn năng, Ngài chính là Tình Yêu (x 1Ga
4,8) chỉ duy Ngài mới có quyền biến dữ ra lành, tội ra ơn, chết ra sống. Ngài
không diệt kẻ yếu thế, chỉ muốn ban ơn cho những kẻ khiêm nhường chạy đến với
Ngài trong tâm tình sám hối vì tội đã phạm, và xin được xót thương tha thứ để
theo Ngài (x Lc 18,13t ; 23, 41t).
Thời điểm Chúa Giêsu ban bình an
Cả đến Đức Giêsu trong tình trạng nhập thể, Ngài nói : “Chúa Cha cao trọng hơn Ta” (Ga 14,29b :
Tin Mừng). Lý do khi Ngài còn sống kiếp người, ngoại trừ tội lỗi, Ngài chỉ làm
và nói như Chúa Cha, thế mà “đến như
chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng
ta” (Rm 8,32a). Đức Giêsu biết rõ điều này, nên nói với các môn đệ : “Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn nó không
làm gì được Thầy” (Ga 14,30b). Chỉ khi Đức Giêsu cho phép chúng, chúng mới
có thể hành hạ Ngài cách nhục nhã, đến nỗi lột hết y phục Ngài và đóng đinh trên
thập giá, cùng với những lời nhạo báng phỉ nhổ (x Pl 2,6-8). Nhưng sự cố ấy xảy
ra “để cho thế gian biết rằng Đức Giêsu
yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền hòng cứu thế gian” (Ga
14,31:Tin Mừng). Và đó lại cách Đức Giêsu ra đi về ngự bên hữu Chúa Cha hằng
chuyển cầu cho những ai đến tham dự Phụng Vụ Hội Thánh theo lệnh Ngài truyền (x
1Cr 11,23-25). Và đây là cách Chúa Giêsu trở lại với những ai tin theo Ngài như,
Ngài đã nói với các Tông Đồ : “Thầy ra đi
và sẽ đến với anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì
Thầy về cùng Chúa Cha” (Ga 14,28ab : Tin Mừng).
·
“Các môn đệ phải vui mừng vì Thầy Giêsu về
cùng Cha”, để Chúa Cha trao cho Ngài mọi
quyền năng trên trời dưới đất (x Mt 28,18), nghĩa là “Thiên Chúa siêu tôn Người và tặng ban danh
hiệu, trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu, để khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả
trên trời dưới đất, và trong nơi Âm Phủ, muôn vật phải bái quỳ ; và để tôn vinh
Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên rằng “Đức Giêsu Kitô là Chúa”
(Pl 2,9-11). Thực vậy “Đức Giêsu Kitô
phải chịu khổ hình và từ cõi chết sống lại, rồi mới được hưởng vinh quang dành
cho Người” (Lc 24,26 : Tung Hô Tin Mừng).
·
“Các kẻ tin theo Đức Giêsu phải vui mừng vì
Ngài sẽ trở lại ban bình an đích thực cho mọi tâm hồn thiện chí”. Đan cử : Ông
Phaolô đến Lystra giảng Tin Mừng bị những người Do Thái từ Antiokia và Ikonio
đến thuyết phục đám đông. Họ ném đá ông Phaolô, rồi lôi ông ra ngoài thành vì
tưởng ông đã chết. Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và vào
thành. Hôm sau, ông trẩy đi Derbe cùng với ông Barnaba. Sau khi đã loan Tin
Mừng cho thành ấy và nhận khá nhiều môn đệ. Rồi hai ông lại trở về Lystra,
Ikonio và Antiokia để khuyên các tín hữu phải chấp nhận gian khổ mới được vào
Nước Thiên Chúa (x Cv 14,19-23 : Bài đọc). Như vậy sự bình an Chúa ban cho ông
Phaolô làm ông không sợ chết, dám liều mạng trở lại nơi những kẻ đã ném đá mình
để tiếp tục rao giảng Tin Mừng.
Dù ông Phaolô chưa thoát kẻ ác tấn công, nhưng tâm
hồn ông vẫn bình an. Đó là cách cho mọi người biết bình an Chúa Giêsu Phục Sinh
ban khác với thế gian. Để hết thảy những ai muốn được sự bình an này, thì phải
thực hành hai điểm giáo lý :
1- Hiệp dâng Thánh Lễ để được
Chúa ban sức mạnh chiến thắng sự dữ đạt bình an. Thực vậy, Chúa Giêsu Phục Sinh
không ban bình an cho các bà gặp Ngài ở gần cửa mộ (x Ga 20,11-18) ; Ngài cũng
không ban bình an khi gặp các môn đệ bên bờ biển lúc ông các đi đánh cá trở về
(x Ga 21,1-19) ; và Ngài cũng chẳng ban bình an khi đồng hành với hai môn đệ về
làng Emmau (x Lc 24,13-24). Mà Ngài chỉ ban bình an cho cộng đoàn đang hội họp
trong ngày Chúa nhật (x Ga 20,19.21.26). Thời Giáo Hội sơ khai chỉ dâng Lễ vào
đêm Chúa nhật. Bởi thế mà thánh sử Luca ghi nhận : “Chúa Giêsu Phục Sinh không hiện ra với toàn dân, nhưng Ngài chỉ hiện ra
với những người cùng ăn cùng uống với
Ngài (dự Lễ) sau khi Ngài từ cõi
chết sống lại”(Cv 10,41).
2- Phải loan báo Tin Mừng, như Đức Giêsu nói : “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng
nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc
ra đi. Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng
đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng,
thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em” (Mt 10,11-13). Loan báo Tin
Mừng không nhất thiết là phải đi tu, mà rao giảng ngay trong cách ăn nết ở của
mình : “Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ
việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).
Việc loan báo Tin Mừng không bao giờ vô ích,nhưng luôn
phát sinh sự bình an, bình an xảy đến cho người biết đón nhận Tin Mừng ; hoặc bằng
không thì sự bình an sẽ trở lại với người rao giảng. Bình an đích thực Chúa
Giêsu ban là kết quả sự thiện chiến thắng sự ác, như Đức Giêsu nói : “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho
trái đất ; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy,
Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con
dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà”
(Mt 10,34-36).
Vậy phải lên đường đồng hành
với Chúa Giêsu đi truyền giáo mà Ngài đã khởi sự từ Galilê và bị giết chết ở
Giêrusalem. Đó là lý do ông Luca ghi lại : “Chúa
Giêsu Phục Sinh chỉ đến với những người đã từng theo Ngài từ Galilê lên Giêrusalem” (Cv 13,31). Vì theo Tin Mừng Nhất Lãm,
ba năm truyền giáo của Đức Giêsu chỉ có một tuyến đường khởi đi từ Galilê miền
Bắc nước Do Thái, qua Samaria miền Trung và bị
giết ở Giuđêa miền Nam.
Khi ấy, Ngài trở nên Hy Lễ mới thay thế cho lễ tế của Do Thái giáo dâng chiên
cừu bò lừa tại đền thờ Giêrusalem theo Luật Môsê. Để nhờ Hy Tế Chúa Giêsu thiết
lập, ai tham dự, thì được Đức Giêsu đưa vào Vương Quốc của Ngài, để cùng cất
lời cầu : “Lạy Chúa, kẻ hiếu trung phải
nói lên rằng : triều đại Ngài vinh hiển” (Tv 145/144,10b.11a : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Hãy đi loan báo Tin Mừng, nếu nhà nào xứng
đáng thì sự bình an sẽ đến trên nhà ấy, nhược bằng nhà ấy không xứng đáng, thì
bình an lại trở về với anh em (Mt 10,11-13). Vậy loan báo Tin Mừng luôn luôn phát sinh sự bình an khởi đi từ Thánh
Lễ (x Ga 20,19.21.26).
http://phaolomoi.net
Lm Giuse Đinh Quang Thịnh