BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
BÀI ĐỌC : Cv 9, 1-20
1 Bấy
giờ, ông Sao-lô vẫn còn hằm hằm đe doạ giết các môn đệ Chúa, nên đã tới gặp
thượng tế2 xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu
thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về
Giê-ru-sa-lem.
3 Vậy đang khi ông đi
đường và đến gần Đa-mát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu
xuống bao phủ lấy ông.4 Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với
ông: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? "5 Ông nói:
"Thưa Ngài, Ngài là ai? " Người đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang
bắt bớ.6 Nhưng ngươi hãy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho
ngươi biết ngươi phải làm gì."7 Những người cùng đi với ông
dừng lại, sững sờ: họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai.8
Ông Sao-lô từ dưới đất đứng dậy, mắt thì mở nhưng không thấy gì. Người ta phải
cầm tay dắt ông vào Đa-mát.9 Suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng
chẳng ăn, chẳng uống.
10 Bấy giờ ở Đa-mát có một môn đệ tên là Kha-na-ni-a.
Trong một thị kiến, Chúa phán với ông: "Kha-na-ni-a! " Ông thưa:
"Dạ, lạy Chúa, con đây."11 Chúa bảo ông: "Đứng lên,
đi tới phố gọi là Phố Thẳng, đến nhà Giu-đa tìm một người tên là Sao-lô quê ở
Tác-xô: người ấy đang cầu nguyện12 và thấy một người tên là
Kha-na-ni-a đi vào, đặt tay trên mình để làm cho mình lại thấy được."13
Ông Kha-na-ni-a thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về
tất cả những điều ác người ấy đã làm cho dân thánh Chúa tại Giê-ru-sa-lem.14
Còn ở đây, người ấy được các thượng tế cho quyền bắt trói tất cả những ai kêu
cầu danh Chúa."15 Nhưng Chúa phán với ông: "Cứ đi, vì
người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các
vua chúa và con cái Ít-ra-en.16 Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người
ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta."17
Ông Kha-na-ni-a liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Sao-lô và nói: "Anh
Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giê-su, Đấng đã hiện ra với anh
trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được
đầy Thánh Thần."18 Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi
mắt ông Sao-lô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa.19
Rồi ông ăn và khoẻ lại.
Ông ở lại Đa-mát với các môn đệ mấy hôm, 20
rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giê-su trong các hội đường, rằng Người là
Con Thiên Chúa.
ĐÁP CA : Tv
116
Đ. Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng. (Mc 16,15).
1 Muôn
nước hỡi, nào ca ngợi Chúa,ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!
2 Vì
tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn
năm.
BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
NGƯỜI CHỈ SỐNG
DỒI DÀO TRONG CHÚA GIÊSU
Đức
Giêsu nói : “Ai ăn Thịt tôi và uống Máu tôi, thì có sự sống đời đời và tôi sẽ cho nó
sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6, 54 : Tin Mừng).
* “ĂN THỊT VÀ UỐNG
MÁU” : Đây không phải là ăn miếng thịt hay uống ly máu, nhưng Đức Giêsu có ý
nói rằng khi Ngài bị giết chết, sau ba ngày Ngài sống lại, Ngài trở thành Bánh Hằng
Sống ban cho nhân loại, ai lãnh nhận Bánh Ngài ban là lãnh trọn vẹn Chúa Giêsu
Phục Sinh, vì thế thánh Phaolô nói : “Đấng
tác thánh là Đức Giêsu và những người được thánh hóa cùng một nguồn gốc,cùng
một xương thịt, vì thế Ngài không hổ thẹn gọi họ là anh em” (Dt 2,11.14).
Người
Việt Nam
cũng có kiểu nói tương tự,ví dụ một kẻ ác muốn thống trị A, nó nói : “Phen này
tao sẽ xơi tái mày”, không có nghĩa nó xẻo một miếng thịt của A để ăn, mà nó
cướp mất mạng sống A! Hoặc nó đe dọa tôi: “Tao sẽ lấy huyết mày”, không có
nghĩa là nó chích ít máu của tôi mà nó giết tôi! Có khi ta nghe nói: “Tay này giỏi lắm”, có nghĩa là người đó thật tài giỏi.
Như
vậy nói một phần thân thể có nghĩa là nói toàn thân.
* “AI ĂN BÁNH HẰNG
SỐNG THÌ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI” (rước Lễ) [Ga 6,54a] : Quan niệm về sự sống sau
cuộc đời này giữa Kitô giáo và ngoài Kitô giáo khác nhau. Ví dụ người theo đạo
ông bà, họ tin rằng khi tổ tiên họ qua đời sang một thế giới khác, thì vẫn có
những nhu cầu như khi còn sống ở đời này, do đó họ cúng cho tổ tiên những của
vật chất, của mà họ biết người đã khuất khi còn sống ưa thích, như gởi tiền
“đô” xuống Âm phủ. Như thế, người ngoài Kitô giáo tin rằng khi ra khỏi đời này,
nếu được giải thoát, thì cũng sống hạnh phúc như trên dương thế. Trái lại, sự
sống đời đời của người Công Giáo là thông dự vào sự sống Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Thánh Phaolô nói :
-
“Gieo xuống trong ô nhục”
(1Cr 15,43a). Cụ thể như khi Đức Giêsu bị treo trên thập giá, ông Mattheu ghi
nhận : “Mọi người đều sỉ vả Ngài, cả đến
hai tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Ngài cũng lăng nhục Ngài” (Mt 27,39-44).
+ “Sống lại trong vinh quang” (1Cr
15,43b). Cụ thể người ta mai táng Đức Giêsu trong mồ, chưa đủ ba ngày Ngài đã
sống lại hiển vinh, “danh Ngài vượt trên
mọi danh hiệu, để khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và
trong nơi Âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi
loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (x Pl 2,6-11). Để
minh chứng Chúa Giêsu Phục Sinh làm cho muôn loài, cả kẻ ác, phải tôn vinh
Thiên Chúa: Ông Phaolô khi chưa thuộc về Chúa Giêsu, ông dữ hơn chó sói, vì đi
lùng kiếm những người Công Giáo ở Đamas để triệt hạ. Nhưng khi ông được Chúa
Giêsu cho biết ông làm thế là giết Ngài, nên ông đã hối lỗi và làm theo lệnh
Chúa Giêsu truyền vào thành Đamas, gặp môn đệ của Ngài thụ giáo (x Cv 9,1-20 :
Bài đọc). Sau ông trở thành Tông Đồ xuất sắc, “không thua kém các Tông Đồ thượng đẳng” (2Cr 11,5). Có lần ông say
sưa giảng Tin Mừng suốt đêm, khiến anh Êutykhô ngủ gật nhào đầu từ lầu ba xuống
đất! Ông đến ôm xác cậu và nói với mọi người : “Hồn nó vẫn còn ở trong nó”, rồi ông tiếp tục giảng cho đến sáng.
Khi kết thúc buổi giảng, anh Êutykhô được hồi sinh cùng nhập đoàn với mọi người
ra về (x Cv 20,7t). Anh Êutykhô đã diễn tả sự sống vinh quang và quyền năng của
Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho ông Phaolô, vì ông đã được thông hiệp với Chúa
Giêsu Thánh Thể, đúng như Đức Giêsu nói : “Ai
ăn Thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”
(Ga 6,56 : Tung Hô Tin Mừng).
-
“Gieo xuống trong yếu đuối”
(1Cr 15,43c). Đan cử Đức Giêsu bị giết chết giống tên trộm và được an táng
trong mộ (x Lc 23,33t).
+ “Sống lại trong quyền năng” (1Cr
15,43d). Cụ thể như xác Đức Giêsu được an táng trong mộ, nhưng sau ba ngày Ngài
bật tung tảng đá che cửa mộ bước ra, làm cho các chú lính canh mồ hoảng sợ, và
chạy về báo tin cho những người trong thành (x Mt 27,62t).
Để minh chứng người được thông dự vào sự sống lại
trong quyền năng của Chúa Giêsu, ông Luca ghi lại cuộc trở về của ông Phaolô,
thầy của ông : Khi ông Phaolô chưa được Chúa Giêsu chộp lấy, ông đã lãnh trát
của các thượng tế ở Giêrusalem xông về Đamas để tàn phá Hội Thánh.Trên đường đi
ông được luồng ánh sáng từ trời xô ông xuống đất, làm mắt ông bị mù. Có tiếng
Chúa Giêsu nói : “Hãy vào thành cư ngụ
tại nhà ông Giuđa”, và khi ông được môn đệ Khanania đến đặt tay trên
đầu,Thánh Thần ngự xuống trên ông, tức khắc được sáng mắt trở lại, và Chúa
Giêsu sai ông đi rao giảng Tin Mừng, ông trở thành lợi khí của Ngài làm cho
muôn dân, các vua chúa và cho cả Israel tin vào danh Chúa Giêsu để được cứu! (x
Cv 9,1-20 : Bài đọc).
Lần kia, hai ông Phaolô và Barnaba đến Lystra giảng
Tin Mừng, ở đây có một anh bị bại bẩm sinh chưa đi được bước nào, anh nhìn ông
Phaolô giảng, anh ước mong được cứu, ông Phaolô nói với anh : “Hãy trỗi dậy”, anh liền nhảy lên mà bước
đi. Dân chúng thấy thế, họ gọi Barnaba là thần Jupiter và Phaolô là thần
Hermes, họ đưa bò, vòng hoa đặt trước tam quan cúng tế các ngài. Hai ông Phaolô
và Barnaba xé áo mình nhảy bổ vào đám đông và kêu lên : “Đừng làm như thế, chúng tôi đây chỉ là người như anh em, anh què này
được lành mạnh là do danh Chúa Giêsu, Đấng mà anh em đã giết đi nay Ngài sống
lại”. Nhưng nhiều người Do Thái từ vùng Antiokia và Ikonium kéo đến làm
xiêu lòng dân, họ nhất loại ném đá Phaolô, tưởng ông đã chết nên lôi xác vất
ngoài thành, nhưng sau đó ông Phaolô lại trỗi dậy và đi đến Derbê tiếp tục
giảng Tin Mừng, rồi ông lại quay trở lại Lystra, Antiokia, và Ikonium, nơi
những người trước đây đã ném đá ông, và ông tiếp tục hoạt động cho Tin Mừng như
không có gì xảy ra (x Cv 14,8-23). Nếu ông Phaolô không được thông dự vào quyền
năng của Chúa Giêsu Phục Sinh, chắc chắn ông không thể trở lại nơi mình đã bị
ném đá để hoạt động Tông Đồ tiếp !
- “Gieo xuống trong khí huyết”
(1Cr 15,44a). Đức Giêsu cũng như bao nhiêu người khi còn sống trên dương thế,
một lúc không thể ở nhiều nơi. Cụ thể khi thuyền các Tông Đồ gặp sóng gió trên
biển chỉ vì vắng bóng Thầy Giêsu, Ngài nhìn thấy thuyền của các ông từ xa suýt
bị chìm vì phong ba bão tố, Ngài liền đi trên mặt nước mà đến với họ, thuyền
của Tông Đồ hết bị chao đảo (x Ga 6,16-21).
+ “Sống lại trong thần thiêng” (1Cr
15,44b). Khi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, một lúc Ngài ở khắp nơi như Ngài
muốn, không còn lệ thuộc vào không gian và thời gian. Cụ thể cùng một thời điểm
Ngài đi đường cắt nghĩa Lời Chúa cho hai môn đệ về làng Emmau, cùng lúc đó Ngài
hiện ra với ông Phêrô ở Giêrusalem, và lại hiện ra với Mười Một môn đệ đang
trong căn phòng đóng kín tại Giêrusalem, dù không ai mở cửa (x Lc 24).
* “TA SẼ CHO NÓ SỐNG LẠI TRONG NGÀY SAU HẾT” (Ga
6,54c). Có nghĩa là ai ăn Bánh Hằng Sống, thì dù có chết cách nào, cũng chỉ là
giấc ngủ dài (x Mc 5,39), tới ngày cánh chung, họ được trỗi dậy, sống vinh
quang như Chúa Giêsu Phục Sinh (x 1Ga 3,2). Dù sao niềm tin vào sự sống Phục
Sinh vẫn còn trong hy vọng,cho nên thánh Phaolô nói : “Ơn cứu độ đến với ta như một hy vọng, hy vọng mà thấy được ai còn hy
vọng nữa, nhưng nếu ta hy vọng điều ta không thấy, thì ta cứ kiên vững đợi
trông” (Rm 8,24-25). Do đó “đừng ai
nghĩ mình đã đoạt giải hay đã thành toàn,nhưng ta đang ruổi theo để mà chiếm
đoạt, bởi chưng ta đã được Đức Kitô chộp lấy.Ta hãy quên phía sau mà lao mình
về phía trước, nhắm đích ta chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao
Thiên Chúa đã ban bố trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 3,12-14).
Vậy
khi ta đã được lãnh Bí tích Khai Tâm, là ta trở nên một với Chúa Giêsu Phục
Sinh, đúng như Lời Ngài đã nói : “Kẻ ăn Thịt
Ta và uống Máu Ta, thì lưu lại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha, Đấng
hằng sống đã sai Ta, và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ
Ta” (Ga 6,56-57 : Tin Mừng). Lời này Đức Giêsu đã xác định cho chúng ta tin
rằng: Khi được rước Lễ là, ta được đồng hóa với Chúa Giêsu Phục Sinh. Ai xúc
phạm đến ta, Chúa sẽ ra tay bênh đỡ. Thực vậy, lúc ông Saulô xông về Đamas bách
hại những người Công Giáo, Chúa Giêsu chiếu luồng ánh sáng trên ông, làm ông
ngã vật xuống đất, và hỏi tội ông : “Saulô,
Saulô, sao ngươi bắt bớ Ta? Giơ chân đạp mũi nhọn thì khốn” (Cv 26,14). Mà
ông đã bắt được ai đâu? Nên ông hỏi lại:
“Thưa Ngài, Ngài là ai ?” Tiếng đáp:
“Ta là Giêsu ngươi đang đi bắt”, ông
hiểu ngay rằng xúc phạm đến người Công Giáo là xúc phạm đến Chúa Giêsu ! Nếu
ông không tin như thế, thì ông có lý do để cãi lại Ngài: “Tôi đâu có tham gia vào việc giết Ngài vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh?”
(x Cv 9, 3-5 : Bài đọc).
Để minh chứng cho thế gian biết chúng ta đang sống
nhờ sự sống của Chúa Giêsu Phục Sinh, ta phải :
a/ Ý thức không bao giờ xúc phạm làm hại đồng loại.
Đối với những người không được kết hợp với Chúa Giêsu, họ có đánh nhau thì
giống như hai con gà chọi! Còn người Công Giáo xúc phạm đến nhau, chắc chắn
Chúa sẽ hỏi: “Tại sao ngươi xúc phạm đến
Ta?” Vậy người Công Giáo làm điều ác thì nặng tội hơn lương dân.
b/ Phải vượt qua mọi rào cản bởi đố kỵ, hiềm khích, mà
đến với nhau bằng trái tim của Chúa Giêsu (x Pl 2,5), để chia sẻ sự sống qua
việc phục vụ dưới ánh sáng Tin Mừng và sức mạnh của Chúa Giêsu Thánh Thể, làm
cho người anh em được sống trong bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh, và tích cực
loan báo Tin Mừng không thua kém Tông Đồ Phaolô đã được tình yêu Đức Kitô thúc
bách (2Cr 5,14), làm vang dội Tin Mừng lay động lòng tha nhân đến với Chúa Giêsu,
để chu toàn mệnh lệnh Ngài truyền : “Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” (Mc 16,15 : Đáp
ca).
THUỘC LÒNG
Chúa
Giêsu nói : “Ai ăn tôi nó sống nhờ tôi như tôi sống nhờ Cha tôi” (Ga 6,57).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH