BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
CHÚA GIÊSU LÀ VUA ĐAVID MỚI ;
ĐẤNG GIẢI PHÓNG
Lý do
thánh sử Matthêu đã ghi lại cuộc Truyền Tin cho ông Giuse, chồng Đức Maria (x
Mt 1,18-24 : Tin Mừng), để xác tín rằng :
-
Đức Giêsu vừa là con
của loài người, vừa là Con Thiên Chúa.
-
Đức Giêsu làm ứng
nghiệm lời các ngôn sứ đã báo trước về Ngài.
-
Để người ta gọi con trẻ
là Emmanuel : Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta .
-
Mẹ Maria sinh Con vẫn
là một Trinh Nữ : Khuôn mẫu của Hội Thánh.
***
1/ ĐỨC GIÊSU VỪA LÀ CON LOÀI NGƯỜI, VỪA LÀ CON THIÊN
CHÚA.
Ta
biết 17 câu đầu của Tin Mừng Matthêu viết về gia phả của Đức Giêsu : “Abraham sinh Isaác, Isaác sinh Giacob, Giacob
sinh Giuđa, … sinh Giuse chồng của Đức Maria, bà là Mẹ Đức Giêsu, cũng gọi là
Đấng Kitô” (x Mt 1,1-17).
Nếu
ông Matthêu chỉ viết như thế thì độc giả hiểu Đức Giêsu là con của ông Giuse và
bà Maria theo nghĩa xác thịt ! Do đó trình thuật Thiên thần Truyền Tin cho ông
Giuse nhằm xác định : Đức Giêsu là Con bởi xương thịt của Đức Maria, đồng thời là
Con Thiên Chúa. Bởi vì Maria có thai là do quyền năng Chúa Thánh Thần,chứ không
phải do ý muốn xác thịt của ông Giuse và bà Maria. Ông Giuse chỉ là cha nuôi, người
cha theo pháp luật, để Con Thiên Chúa sinh ra thuộc dòng tộc vua Đavid, vì ông
Giuse thuộc dòng Đavid. Và như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia đã báo
trước : “Ta sẽ làm nảy sinh cho nhà Đavid
một chồi non chính trực. Vị vua lên ngôi trị vì sẽ là người khôn ngoan tài
giỏi, danh hiệu là “Đức Chúa Sự Công Chính Của Chúng Ta”. Ngài giải phóng dân
Ngài như ông Môsê đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập ; như vua Cyros giải phóng
cho dân Chúa khỏi ách nô lệ Babylon
trở về tái thiết đền thờ Giêrusalem”
(Gr 23,5-8 : Bài đọc). Để “triều đại
Người đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị đến muôn đời” (Tv 72/71,7 : Đáp ca).
2/ ĐỨC GIÊSU
LÀM ỨNG NGHIỆM LỜI CÁC NGÔN SỨ ĐÃ BÁO TRƯỚC VỀ NGÀI.
Thực
vậy,cuộc Truyền Tin thứ nhất của sứ thần Gabriel báo cho Đức Maria sinh Con
Thiên Chúa,do quyền năng Chúa Thánh Thần. Nếu sứ thần Gabriel không Truyền Tin cho
ông Giuse, thì Con Thiên Chúa không thể sinh vào đời cách tốt đẹp được ! Bởi vì
lúc ấy ông Giuse “định tâm bỏ Maria trốn
đi một cách kín đáo” (Mt 1,19-20 : Tin Mừng). Vì trước khi ông Giuse được
giao phó trách nhiệm, ông rất lúng túng khi thấy Maria có thai. Sự lúng túng
của ông Giuse trước bào thai của Đức Maria đã diễn tả sự bất lực của Lề Luật :
*
Nếu ông Giuse không biết Thai Nhi do Chúa Thánh Thần, thì theo Luật ông phải tố
cáo Maria đã ngoại tình và ly hôn (x Dnl 22,13-27). Điều này ông không dám, vì
ông biết Maria là người rất nhân đức.
*
Nếu ông biết Thai Nhi đó là do Chúa Thánh Thần, cứ theo Luật ông nhận Maria,
thì đương nhiên ông là cha Đấng Cứu Thế,nhiệm vụ cao cả này, khi chưa được trao
trách nhiệm, làm sao ông dám nhận ?
*
Nếu ông âm thầm trốn đi, thì đó là cách gián tiếp tố cáo Maria ngoại tình,chắc
chắn sẽ bị dân ném đá! Làm sao ông dám trốn ? Nhất là khi ông đã biết rõ Maria
có thai là do Chúa Thánh Thần !?
Rõ
ràng ông Giuse hành động cách nào cũng có hại cho người vợ hiền và Thai Nhi vô
tội! Qủa thật, Luật bất lực giải quyết cho lương tâm của ông ! Bởi thế thánh
Phaolô qủa quyết : “Luật giam chúng ta
trong tội!” (Gl 3,22). Trong lúc còn đang bối rối như thế thì chính tiếng
Chúa nói qua lương tâm ông (được mộng báo), soi sáng cho ông phải quyết định
đón Maria về, để Con Thiên Chúa thuộc dòng Đavid theo pháp luật, vì “Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh bởi một
người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu
chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4). Nghĩa là nhờ ông Giuse theo
lệnh Chúa truyền đã đón Maria về, nhờ vậy Maria không bị Luật lên án, để qua đó
Đức Maria cũng theo Lệnh Đức Giêsu nhận ta, cho ta khỏi bị án của Lề Luật (x Ga
19,27 ; Gl 3,24), nhờ Hy Tế của Chúa Giêsu mà ông Giuse đã báo trước, vì ông
được gọi là “người công chính” (x Mt 1,19), có nghĩa là ông đã dâng hiến Maria
người yêu của ông cho Thiên Chúa. Như thế, sự dâng hiến của ông Giuse khác nào
ông Abel dâng con chiên cho Thiên Chúa và được Người chấp nhận (x St 4,4). Bởi
lẽ hình ảnh con chiên mà ngôn sứ Nathan đã dùng để ám chỉ về một người vợ (x
2Sm 12). Nói cách khác, ông Giuse dâng hiến người vợ cho Thiên Chúa, báo trước
Hy Tế của Chúa Giêsu, Ngài chính là Con Chiên, là Của Lễ trong Hy Tế mới được
Chúa Cha chấp nhận. Đó là lý do mà chỉ có thánh sử Matthêu gọi ông Giuse và ông
Abel là “người công chính” (x Mt 1,19 =
Mt 23,35).
3/ LÝ DO
NGƯỜI TA GỌI CON TRẺ LÀ EMMANUEL.
Người
ta gọi Đấng Cứu Thế là Emmanuel, viết
tắt là Noel, nghĩa là “Thiên Chúa Ở Cùng
Chúng Ta” (x Mt 1,23 : Tin Mừng),báo trước sự Phục Sinh của Ngài.Vì chỉ khi
Chúa Giêsu sống lại, Ngài mới nói với các Tông Đồ : “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (x Mt 28,20), đồng
nghĩa với “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”.
Như vậy, tác giả Matthêu có ý nói: Con Thiên Chúa được sinh ra an toàn nhờ ông
Giuse tùng phục ý Chúa, làm cho Con Thiên Chúa ở cùng loài người để cứu chuộc
nhân loại. Đúng như ý nghĩa tên Giêsu mà Thiên thần đã báo Đức cho Maria và ông
Giuse đặt cho Con Trẻ (x Lc 1,31 ; Mt
1,21 : Tin Mừng) [Giêsu phiên âm bởi tiếng Hy Bá là Yehôshua, hoặc Yéshua có
nghĩa Giavê là sự cứu độ], và Ngài chỉ thực sự cứu độ khi tự quyền từ cõi chết
sống lại.
4/ MẸ MARIA
SINH CON VẪN LÀ MỘT TRINH NỮ : KHUÔN MẪU CỦA HỘI THÁNH.
Ta
biết truyền thống Do Thái thời Cựu Ước không mong Đấng Cứu Thế sinh ra bởi một
trinh nữ. Đối với họ, “trinh” là một sự tủi nhục, như con gái ông Giéptê than
khóc suốt hai tháng vì cô còn trinh, không xứng đáng để cha sát tế làm hiến vật
tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cha cô thắng quân thù ! (x Tp 11, 29-40).
Thực ra, lời ngôn sứ Isaia (7,14)
theo nguyên bản bằng tiếng Hipri chỉ nói người nữ ấy là “Almah” có nghĩa là cô
vợ trẻ hay một thiếu nữ (không xác định là còn hay mất trinh) ; nhưng Bản 70, viết
bằng tiếng Hy Lạp lại xác định người nữ ấy là “Parthenos” (trinh nữ). Đức Giêsu
và các Tông Đồ dùng bản văn này để giảng dạy, và sau này thánh Giêrônimô dịch
bản văn này sang tiếng La Tinh, gọi là bản văn Vulgata (bản Phổ Thông), ông
cũng xác định là Trinh Nữ như bản
70, bản này được Hội Thánh dùng trong Phụng Vụ.
Vậy
đức đồng trinh của Mẹ Maria báo trước về Hội Thánh là Trinh Nữ, Hiền Thê của
Chúa Kitô (x Mt 25,1t ; 2 Cr 11,2).
Tới
đây, người Công Giáo có dịp đối thoại với anh em Tin Lành, khi họ dựa vào ba
chứng từ trong Thánh Kinh để phủ nhận việc Đức Maria sau khi sinh Con không còn
đồng trinh. Điều này nghịch với Giáo Lý Công
Giáo, chúng ta phải trả lời thế nào?
*
“Đức
Giêsu đang giảng dạy, Mẹ Ngài và ANH EM đến tìm” (Lc 8,20). Anh em Tin
Lành hiểu đó là anh em ruột của Đức Giêsu.
Giáo Lý Công giáo trả lời : Từ “ANH EM”
trong tiếng Hipri (Do Thái) là Ăch hoặc trong tiếng Hy Lạp là Adelphoi, vừa có
nghĩa là anh em ruột, cũng có nghĩa là anh em họ, giống như tiếng Việt Nam, con
chú gọi là em, con bác thì gọi là anh. Ông Lót là cháu của ông Abraham, và
Abraham là chú của Lót, thế mà ông Abraham gọi cháu Lót bằng từ Adelphoi (x St
13,8 ; 14,12 ; 29,10).
Nếu
Đức Giêsu còn những người anh em khác, thì không lẽ trước giờ chết Ngài không
để cho anh em ruột đưa Mẹ về nhà mình, mà Ngài lại phải nhờ ông Gioan? (x Ga 19,25-27).
Về
mặt Tín Lý, Đức Maria là khuôn mẫu của Hội Thánh, là hình ảnh Hội Thánh vẹn
toàn thời cánh chung, mà Hội Thánh được Đức Giêsu ví như những cô trinh nữ đi
đón chàng rể vào dự tiệc cưới (x Mt 25,1-13). Do đó, Hội Thánh tin Đức Maria là
hiện thân những cô trinh nữ khôn ngoan theo chàng rể vào dự tiệc cưới. Hội
Thánh được gọi là Trinh Nữ giống Đức Maria, có nghĩa là Đức Maria sinh Đức
Giêsu là Đầu của Hội Thánh, Mẹ không liên hệ tới một người khác phái, thì Hội
Thánh sinh các Kitô hữu là chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Phục
Sinh : Cả Đức Maria, cả Hội Thánh đều sinh Chúa Giêsu Phục Sinh cách mầu nhiệm,
mà không liên hệ với một người trần thế nào.
* Anh em Tin Lành lại vịn vào câu : “Bà Maria
đã sinh CON ĐẦU LÒNG” (Lc 2,7), mà đã sinh con đầu lòng thì có nghĩa là
còn sinh những người con khác
Giáo Lý Công Giáo trả lời : Ông Luca ghi
người con đầu lòng của Đức Maria là có ý nhấn mạnh : Gia đình Nadareth rất cẩn
thủ giữ Lề Luật Chúa (x Lc 2,22-40). Do đó nói đến con đầu lòng chỉ có ý nhấn
mạnh: Maria dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa theo Luật Do Thái quy định (x Xh
13).
* Anh em Tin Lành lại dựa vào câu: “Giuse
và Maria không ăn ở với nhau CHO ĐẾN KHI
bà sinh con” (Mt 1,25). Có nghĩa là anh em Tin Lành vẫn tin Đức Giêsu
được sinh ra là do quyền năng Chúa Thánh Thần, lúc ấy Đức Maria vẫn còn là một
trinh nữ. Nhưng sau đó lại ăn ở với ông Giuse và sinh nhiều người con khác !
Giáo Lý Công Giáo trả lời: Thành ngữ “CHO
ĐẾN KHI” trong Thánh Kinh sử dụng có ý công bố một điều đã có, đang có
và không bao giờ mất, như Đức Giêsu nói với các môn đệ : “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho
đến tận thế” (Mt 28,20), thì không có nghĩa là Chúa chỉ ở với Hội Thánh
cho đến ngày tận thế là thôi ! Mà
phải hiểu rằng Chúa đã ở với Hội Thánh,đang ở với Hội Thánh và ở với Hội Thánh
mãi mãi ! Do đó, “Giuse và Maria không ăn
ở với nhau cho đến khi bà sinh con”
thì phải hiểu theo nghĩa này.
Sau
khi chúng ta đã tìm hiểu và suy niệm cuộc Truyền Tin cho Đức Maria và thánh
Giuse, để chúng ta phải xác quyết : Dù Thiên Chúa thương chúng ta đến thế, và
dù Ngài là Đấng toàn năng và giàu lòng xót thương (x Ep 2,4), nhưng Ngài vẫn
cần đến Mẹ Maria và thánh Giuse cộng tác : Thánh Giuse và Mẹ Maria đã hy sinh
hưởng đời sống vợ chồng, để hoàn toàn làm theo ý Chúa : Mẹ Maria là Evà mới
không giống như Evà xưa, Mẹ hoàn toàn xin vâng nghe Lời Chúa, để quyền năng Lời
Chúa hoạt động nơi Mẹ (x Lc 1,38), còn thánh Giuse, ba lần ông mau mắn trỗi dậy làm theo ý Chúa, để Con Thiên
Chúa hai lần thoát chết, trở thành Môsê mới giải phóng cho muôn dân thoát Satan,
thoát tử thần .
a. Mt 1,24 : Được mộng báo, ông Giuse đã mau mắn trỗi dậy rước Maria về nhà, để hai Mẹ -
Con khỏi bị ném đá, khỏi chết nhục vì Luật !
b. Mt 2,13 : Được mộng báo, ban đêm ông Giuse trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Ngài trốn
qua Ai Cập, thoát khỏi bàn tay độc ác của vua Hêrôđê.
c. Mt 2,20 : Được mộng báo, ông Giuse lại trỗi dậy đưa mẹ con Maria trở về quê
nhà, để thực hiện sứ mệnh cứu dân như ông Môsê.
Ba lần ông Giuse trỗi dậy làm theo ý Chúa là báo
trước : Đức Giêsu con ông Giuse sau ba ngày được an táng trong mồ,Ngài cũng trỗi dậy (Phục Sinh), để đưa cả loài
người thoát sự dữ vào cõi sống hạnh phúc vĩnh hằng, giống như ông Giuse trỗi dậy thực thi ý Chúa để làm cho Đức
Maria và Hài Nhi Giêsu thoát sự dữ, hầu cả hai Mẹ-Con cũng đưa cả loài người
thoát sự dữ vào sự sống hạnh phúc vĩnh hằng.
Nhưng Chúa không chỉ trao trách nhiệm cho thánh Giuse
và Mẹ Maria, mà còn muốn trao cho cả chúng ta nữa, “những kẻ đã được hiệu triệu theo Đức Kitô để giảng truyền sự vâng phục Đức
Tin cho mọi dân tộc”(x Rm 1,6). Vì Emmanuel không chỉ ứng nghiệm nơi Thánh
Gia Thất, mà còn ứng nghiệm nơi tâm hồn mọi người. Ơn này đã được tiên báo qua
hình ảnh tấm lông chiên của ông Ghêđêôn :
Ông Ghêđêôn khi làm thủ lãnh dân Do Thái, đang bị áp
lực của quân Mêđian. Ông lo lắng không biết có nên xuất chinh đánh Mêđian hay
xin hàng? Ông đã cầu nguyện xin Chúa cho ông một dấu: Nếu tấm lông chiên đặt
ngoài sân,qua một đêm mà tấm lông chiên đẫm sương, còn chung quanh đất khô ráo,
thì đó là dấu Chúa ủng hộ ông xuất quân. Qủa nhiên, sáng hôm sau, ông vắt được
cả tô nước từ tấm lông chiên, đất xung quanh vẫn khô ráo! Đó là dấu chỉ lần thứ
nhất Thiên Chúa chiếm đoạt Maria – trong cuộc Truyền Tin – để Maria trở nên
nguồn ơn cứu độ cho muôn dân.
Hôm sau, ông lại đặt tấm lông chiên ngoài sân, và cầu
xin : Nếu Chúa ủng hộ ông xuất binh, thì cho tấm lông chiên khô ráo, còn đất
chung quanh thì ướt đẫm.Qủa đúng như lời ông xin. Thế là ông hạ lệnh xuất quân
chinh phạt Mêđian trong chiến thắng lẫy lừng ! (x Tp 6,36-40) Đó là dấu chỉ lần
thứ hai,Thiên Chúa chiếm đoạt ông Giuse – trong cuộc Truyền Tin cho ông – để
ông Giuse làm cho mọi người nhận biết Lời Đức Giêsu cứu độ muôn dân. Thực vậy,
từ khi Đức Giêsu bắt đầu giảng ở đền thờ Giêrusalem (Hội Thánh) lúc lên 12 tuổi,
thì sau đó không còn ai biết đến ông Giuse nữa, vì ông đã hoàn tất nhiệm vụ của
mình ! (x Lc 2,41t).
Mùa Vọng nào trong các Giáo đường cũng vang lên tiếng
ca: “Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hãy
đổ mưa, mưa đức công chính” (x Is 45,8) trong niềm xác tín:
-
Sương trời là
Ngôi Hai.
-
Tấm lông chiên
là Đức Maria (thấm sương trời).
-
Đất là thánh Giuse
và mọi người trong Hội Thánh (cũng thấm sương trời).
Vậy Đấng Emmanuel đã ở cùng Đức Maria, ở cùng thánh
Giuse (sương đẫm lông chiên) chưa đủ bảo đảm chắc chắn ơn cứu độ cho ta, mà
Đấng Emmanuel còn phải ở với tâm hồn mọi người (đất đẫm sương trời), đặc biệt
nhất là lúc ta rước Lễ, mới đảm bảo ơn cứu độ cho người được Chúa thương ! Ta
hãy cầu nguyện : “Lạy Chúa là Thủ Lãnh
nhà Israel,
Ngài đã ban Lề Luật cho ông Môsê trên núi Sinai, xin ngự đến mà ra tay cứu
chuộc loài người” (Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG.
Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hãy đổ
mưa, mưa đức công chính! (Is 45,8)
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH