BÀI GIẢNG
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
DỰ LỄ ĐỂ TẬP HỌP MỌI SỰ CHO CHÚA
Thánh
Phaolô đã tóm tắt chương trình cứu độ của Thiên Chúa : “Mọi sự thuộc về anh em, dù là thế gian, dù là sự sống hay sự chết, dù
là hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, còn anh em thuộc về Đức
Kitô, Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1Cr 3,22b-23).
Đức Giêsu đã hoàn tất chương trình ấy vào
giờ Tử Nạn của Ngài. Thực vậy, trong lúc hấp hối trên thập giá, Ngài nói : “Mọi sự đã hoàn tất’’ (Ga 19,30). Nhưng
Hy Tế của Ngài không độc diễn, Ngài muốn mọi người cộng tác, như Ngài đã mượn
bánh cá của các môn đệ để nuôi một đoàn người đông vô số kể tuốn đến với Ngài (x
Mt 14,13-21). Vì thế Đức Giêsu muốn mọi người Công Giáo phải cộng tác với Ngài bằng
cách tập họp mọi sự làm nên một Hy Tế để dâng lên Chúa Cha. Vì lẽ đó mà thánh
Tông Đồ nói : “Tôi vui mừng được chịu đau
khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang
lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (x Cl
1,24). Bởi thế, chính ông Gioan Bt. và các môn đệ Đức Giêsu cùng đi chung đường
phục vụ với Ngài (x 1Ga 2,6). Cụ thể :
- Ông Gioan Tẩy Giả dọn
đường cho Đức Giêsu rao giảng, cuối cùng ông bị vua Hêrôđê lấy mất cái đầu (x Mc
6,17t), làm ông “nhỏ lại” (x Ga 3,30b).
+ Đức
Giêsu vì thi hành ý Cha trên trời đã bị ông Philatô treo lên thập giá (x Ga 19,16) làm cho Ngài “lớn lên” (x Ga
3,30a).
- Môn đệ của Đức Giêsu
muốn làm Tông Đồ cho Ngài để tập họp nhiều người vào Hội Thánh, thì người Tông
Đồ cũng phải chịu cho người ta thắt lưng lôi đến nơi không muốn, nghĩa là phải
chết như Thầy Giêsu (x Ga 21,19-22).
Như thế ông Gioan và các môn đệ đã thống nhất đời
phục vụ giống Thầy Giêsu. Vì mở đầu lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả, giống
lời mở đầu rao giảng của Đức Giêsu, và các Tông Đồ cũng rập khuôn lời giảng mở
đầu ấy: “Hãy hối cải vì Nước Trời đã gần
bên’’ (x Mt 3,2 = Mt 4,17 : Tin Mừng = Mt 10,7).
“Nước Trời đã
gần bên”, chính là Hy Tế của Chúa Giêsu sắp được khai sinh vào ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh, lúc Đức Giêsu bị đâm, nước và máu chảy xuống khơi nguồn ơn cứu độ (x
Ga 19,34).
Mầu nhiệm Hy Tế thập giá của Đức Giêsu, Ngài gọi đó
là“đồng lúa chín vàng chờ gặt’’ (Ga
4,35c). Đức Giêsu nói với các Tông Đồ câu ấy ngay sau khi Ngài giải thích cho
chị lạc giáo xứ Samari về thể thức cầu nguyện :“Giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích
thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm
những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ
phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật.’’ (Ga 4,23-24).
· Thần Khí là Lời
Chúa (x Ga 6,63).
· Sự Thật là Chúa Giêsu
(x Ga 14,6).
Đây là hai phần chính, hay hai bàn tiệc của Thánh Lễ
(x HCPV số 56). Vì thế, Đức Giêsu nói với các môn đệ : "Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt. Nhưng
này, Thầy bảo anh em : Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ
ngày gặt hái ! Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời,
và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. Thật vậy, câu tục ngữ
" người này gieo, kẻ khác gặt " quả là đúng ! Thầy sai anh em đi gặt
những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất
vả ; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ " (Ga
4,35-38)
- "Bốn tháng nữa mới tới mùa gặt"
(Ga 4,35a) : Người Do Thái xuống giống từ tháng 11 đến tháng 12, và mùa gặt vào
tháng tư. Rất hợp với Phụng Vụ Công Giáo : Gieo giống : Mùa Vọng và mùa Giáng
Sinh : tháng 11 và 12 ; Mùa gặt : Mùa Phục Sinh vào tháng 4.
-
"Hãy
nhìn đồng lúa chín vàng chờ ngày gặt" (Ga 4,35b) : Chúa Giêsu khao
khát hằng ngày có nhiều người đến dự Lễ để thu hoạch sự sống vĩnh cửu. Thực
vậy, trong đời Chúa Giêsu, Ngài chỉ dùng động từ nhớ và động từ khát khi
nói về Thánh Thể :
·
Cr 11,23-25 : “Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh,
dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em ; anh
em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến
Thầy.” Cũng thế, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói : “Chén này là Giao
Ước Mới, lập bằng Máu Thầy ; mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”
·
Lc 22,15 : “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ
hình.” : Lễ Vượt Qua ở đây chính là tiệc Thánh Thể.
·
Ga 19,28 : Khi
Đức Giêsu dâng Lễ trên đồi Sọ, Ngài thốt lên : “Ta khát!”
-
"Ai
gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời" (Ga
4,36a) : Ai gia nhập Hội Thánh, họ được hiệp dâng Thánh Lễ, là được gặt lúa
chín, thu hoa lợi, lại được “chủ trả công
một đồng” (x Mt 20,43) để sống muôn đời.
-
"Người
này gieo kẻ khác gặt đều vui mừng" (Ga 4,36b) : Chúa Cha đã gieo
Ngôi Lời là Con Chí Ái của Ngài vào thế gian, nhưng thế gian đã giết Con Ngài,
thì Ngôi Lời lại trở thành Hy Tế sinh ơn cứu độ muôn dân. Đây là đồng lúa chín
vàng, ai đến gặt hoa trái sự sống này thì người ấy được vui mừng và làm cho
Chúa Cha mừng vui.
-
"Thầy
sai anh em đi gặt điều anh em không vất vả làm ra, người khác làm lụng vất vả,
còn anh em được hưởng kết quả công lao của họ" (Ga 4,38) : Các môn
đệ cũng như các Kitô hữu đều được hưởng hoa trái Hy Tế thập giá Chúa, nhờ Chúa
Giêsu và rất nhiều người đã vất vả, thậm chí mất mạng vì Chân Lý như ông Gioan
Bt và các thánh Anh Hài bị chết oan để bón tưới lên hạt giống Lời mà Đức Giêsu đã gieo (x Mt 2 ; 14,3-12). Còn
các môn đệ Đức Giêsu thì đi gặt lúa chín (hiệu quả của Bí Tích Thánh Thể), để
ban phát cho hết những ai đến dự tiệc này, tất cả đều vui mừng.
Mùa
gặt ơn cứu độ này Chúa Giêsu muốn ưu tiên ban cho người Do Thái, để chia cho
muôn dân (x Ga 4,22), nhưng họ chỉ bám víu lấy Luật Môsê, mà không bám lấy Chúa
Giêsu, thì họ là "chiên lạc nhà
Israel" (x Mt 9,6 : Tin Mừng), Chúa Giêsu đã sai môn đệ đến với họ để
mời gọi họ vào dự tiệc của Ngài, nhưng nhất loạt đều từ chối, nên các môn đệ đi
đến với dân ngoại (kẻ tàn tật, đui mù) mà mời tất cả mọi loại người, bất luận
người lành hay kẻ ác vào dự tiệc (gia nhập Hội Thánh) [x Lc 14,15t]. Và như vậy
Chúa cũng muốn kêu gọi những người Công Giáo đang sống trong tội lỗi, họ là
những chiên lạc, hãy trở về với Ngài qua Bí Tích Hòa Giải để được hiệp thông
Thánh Thể, đừng để Chúa phải kêu mời lương dân đến dự tiệc Nước Trời, còn dân
Ngài thì bị đuổi ra ngoài (x Lc 14,21-24).
Ngôn
sứ Isaia đã báo trước về giá trị tiệc Thánh Thể (x Bài đọc Is 30,19-26).
·
"Chúa ban cho ngươi ăn bánh trong lúc ngặt
nghèo và uống nước trong cơn khốn quẫn”
: Chúng ta đang vất vả lầm than mà vẫn tranh thủ thời giờ để dự Lễ.
· “Đấng dạy dỗ
ngươi không còn lánh mặt, và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ” : Trong Thánh Lễ ta được trực tiếp nghe
Lời Đức Giêsu dạy dỗ – Dt 1,1-2).
· “Khi ngươi
không biết quẹo phải hay trái, thì ngươi được nghe tiếng nói phía sau :
"Đây là đường cứ đi theo đó” : Nhờ dự Lễ ta được kết hợp với Chúa
Giêsu Phục Sinh, “Ngài là đường, và là sự
thật, sự sống” (Ga 14,6).
·
“Chúa sẽ làm
mưa trên hạt giống ngươi gieo trồng”: Dự Lễ là ta được Chúa Giêsu ở
cùng,Ngài làm cho mọi công việc của ta trở thành việc của Thiên Chúa, có giá
trị vĩnh cửu để tôn vinh Thiên Chúa (x Cv 5,39).
·
“Chúa băng bó vết thương cho dân Ngài và chữa
lành những chỗ bị bầm dập” : Dự Lễ
ta được Chúa tha tội, vì Bí Tích Thánh Thể là trung tâm ơn tha tội.
· “Chúa là ánh
sáng hơn mặt trời soi dẫn cho ngươi” : Nhờ tham dự tiệc Thánh Thể, ta được
đón nhận Lời ban sự sống, như lời kinh ta vẫn đọc : “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”
(Tv 119/118,105).
Vì “Đức Chúa là Vị Thẩm Phán của chúng ta, là
Nhà Lập Pháp của chúng ta và là Vua của chúng ta, chính Người sẽ cứu chúng ta”
(Is 33,22 : Tung Hô Tin Mừng).
Vậy
Chúa dạy chúng ta : "Lúa chín đầy
đồng, mà thợ gặt lại ít. Anh em hãy xin chủ mùa sai thợ ra gặt lúa về."
(Mt 9,37-38 : Tin Mừng). Câu này Đức Giêsu nói trong hoàn cảnh dân lũ lượt kéo
nhau đến với Ngài, chỉ để có bánh ăn và được chữa lành mọi bệnh tật, chứ không
phải họ khao khát đi tìm nguồn sống dồi dào nơi Bí Tích Thánh Thể, mới làm cho
cả hồn xác họ được no thỏa và hết tật nguyền bởi tội gây ra. Như thế Lời Đức
Giêsu dạy “hãy xin chủ mùa sai thợ ra gặt
lúa về” là ta hãy xin cho mình và đồng loại được Chúa mở mắt Đức Tin nhìn
thấy nguồn sống dồi dào trong Bí Tích Thánh Thể mà đến gặt hái thu lượm về để
trở nên người giàu sự sống. Đây cũng là lý do tác giả Luca ghi : Khi Chúa Giêsu
về Trời, các Tông Đồ không đi khắp thế gian giảng Tin Mừng, như ông Mattheu ghi
(x Mt 28,19-20), mà các Tông Đồ hằng ngày ở trong Đền Thờ chúc tụng Thiên Chúa
(x Lc 24,53). Thực vậy, càng có nhiều người gia nhập Hội Thánh (vào Nhà Thờ) để
hiệp dâng Thánh Lễ, mới thực là chúc tụng Chúa vì đã trở thành lễ vật được Chúa
Cha ưng nhận (x Ga 4,23). Vậy
- Nếu các Tông Đồ chỉ đi
khắp thế gian rao giảng Tin Mừng trước, cầu nguyện sau, thì đó là tốt thôi.
- Nếu các Tông Đồ chỉ ở
Nhà Thờ dâng Lễ, thì tốt hơn.
- Nhưng Chúa muốn các
Tông Đồ sống tốt nhất là phải dâng Lễ cầu nguyện trước để được lãnh nhận ơn
không do công nghiệp của mình, như Đức Giêsu nói : “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt
10,8b : Tin Mừng), rồi ra đi làm việc truyền giáo không tính toán lợi nhuận thủ
thân, mà vẫn hân hoan chia sẻ ơn cứu độ đã nhận từ Hy Tế Thập Giá của Đức Giêsu.
Nhờ vậy việc loan báo Tin Mừng mới sinh hiệu quả .
Ước gì người Công Giáo nào cũng siêng năng dự Lễ để
gặt ơn Chúa trước, nhờ đó Chúa giúp ta
chu toàn bổn phận trần thế, thì công việc ấy mới tôn vinh Thiên Chúa (x Rm
11,36). Nếu không kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, chỉ dựa tài sức mình mà làm,
thì công việc ấy là việc của loài người, chẳng hơn gì con trâu kéo cày, thì làm
sao khuyên dụ người ngoài vào Hội Thánh để gặt "lúa chín"? Hết những ai đến gặt "đồng lúa đã chín", thì không còn "lầm than vất vưởng như chiên không có người chăn" (Mt 9,36 :
Tin Mừng), để có thể cất tiếng hát : "Hãy
ca ngợi Chúa đi! Đàn hát mừng Thiên Chúa chúng ta, thú vị dường nào! Được tán
tụng Người, thoả tình biết mấy!Chúa là Đấng xây dựng lại Giêrusalem, quy tụ dân
Israel
tản lạc về. Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho
lành." (Tv 147/146,1-3). Đúng là “hạnh
phúc thay mọi kẻ chờ đợi Chúa” (Is 30,18 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Chúa Giêsu kêu gọi : “Hãy ngước mắt nhìn đồng lúa chín vàng đang chờ gặt. Anh em hãy đi gặt
những gì anh em không vất vả làm ra, vì đã có những người vất vả rồi, để người
gieo và kẻ gặt đều vui mừng” (Ga 4,35-38).
http://phaolomoi.net
Lm Giuse
Đinh Quang Thịnh