Kinh Thánh
Thời kỳ
Sách
Chương
 
      Lm. Trịnh Ngọc Danh
Bài giảng
THỨ 3 SAU CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN NĂM LẺ
Âm thanh
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

BÀI ĐỌC : Rm 8,18-25

            18 Thưa anh em, tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta.19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.20 Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.22 Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở.23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.24 Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi?25 Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ.

ĐÁP CA : Tv 125

Đ.        Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !   (c 3a)

1 Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. 2ab Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.

2cd Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: "Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay! "  3 Việc Chúa làm cho  ta, ôi vĩ đại! ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

 4 Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. 5 Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.

BÀI TIN MỪNG
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

TUNG HÔ TIN MỪNG : x Mt 11,25

            Hall-Hall : Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Hall.

TIN MỪNG : Lc 13,18-21

            18 Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng : "Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì?19 Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được."

            20 Người lại nói: "Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì?21 Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men."

 

 

BÀI GIẢNG
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

MẦU NHIỆM NƯỚC THIÊN CHÚA

            Tin Mừng hôm nay (Lc 13,18-21), Đức Giêsu dùng ba hình ảnh để diễn tả về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa :

            - Hạt cải : Diễn tả sứ mệnh của Hội Thánh là ô dù.

            - Men : Diễn tả sứ mệnh của Hội Thánh là cảm hóa lòng người.

            - Ba đấu bột : Diễn tả đức ái trong niềm hy vọng cứu độ.

 

1/ HẠT CẢI NHỎ BÉ DIỄN TẢ SỨ MỆNH CỦA HỘI THÁNH LÀ Ô DÙ.

            Đức Giêsu dùng hình ảnh hạt cải nhỏ bé, khi gieo xuống đất nó mọc lên thành cây lớn, trở thành nơi nương ẩn cho chim trời (x Lc 13,19 : Tin Mừng).

            HỘI THÁNH ĐƯỢC COI LÀ NHỎ BÉ vì :

            a- Số lượng nhỏ bé : Đức Giêsu có ý chọn 12 môn đệ để đặt làm nền tảng Hội Thánh, vậy mà Ngài huấn luyện họ suốt ba năm, trong số đó không nảy sinh mà còn mất đi một tên Giuđa, cho nên lúc Đức Giêsu về trời, chỉ có 11/12 người được sai đi tiếp nối sứ mệnh của Ngài (x Mt 28,16).

            Ngày hôm nay số lượng chủ chăn đã ít, mà phẩm chất chủ chăn xứng đáng làm môn đệ Chúa lại càng ít hơn nữa, nếu căn cứ vào bản chất của người xứng đáng làm môn đệ Chúa, thì số người lại càng ít hơn nữa, khiến Đức Giêsu phải rên lên : “Mùa màng nhiều, thợ gặt ít !” (Mt 9,37)

            b- Lòng đạo nhỏ bé :

- Đức Tin không vững : Suốt ba năm Chúa huấn luyện Nhóm 12 để sai họ đi loan báo Tin Mừng, thế mà khi Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài sai họ đi làm chứng cho Ngài, trong số đó có người còn hồ nghi (x Mt 28,17).

- Tội lỗi bản thân : Vị Tông Đồ nổi danh nhất trong Hội Thánh là ông Phaolô, đã phải thú nhận sự yếu hèn của ông trước đòi hỏi nên thánh trong sứ mệnh, ông nói : “Sự lành tôi muốn, tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,18-19).

- Tranh quyền ham lợi : Nhiều người bề ngoài xem ra từ bỏ mọi sự theo Thầy Giêsu (x Mc 10,28), nhưng trong lòng họ vẫn mang tính sôi thịt, tranh nhau quyền bính, lợi nhuận : Không phải chỉ có từ thời Đức Giêsu, họ đã tranh nhau ngồi bên phải bên trái Thầy trong Nước Thiên Chúa (x Mt 20,20t), mà tật xấu ấy còn di căn đến các thế hệ sau, thậm chí vào thời trung cổ,từ năm 1378 – 1417, có ba vị tranh ngôi Giáo hoàng, thủ đô Hội Thánh mỗi ông đặt theo ý mình : Một ở Roma, một ở Pháp, một ở Bỉ. Sự cố này kéo dài gần 1/2 thế kỷ.

c- Văn hóa kém: Các môn đệ Chúa chọn là những người thuộc giới lao động, có lẽ chỉ biết đọc biết viết, nên người thời ấy liệt họ vào những kẻ vô học thức (x Cv 4,13).

d- Quyền bính yếu : Những vị xây dựng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa từ Thủ Lãnh là Đức Giêsu và những kẻ theo Ngài không có một tấc sắt để bảo vệ, các môn đệ bị đánh đòn và ra tù vào khám như cơm bữa, mà chẳng ai bênh vực (x Cv 12).

Thế nhưng HỘI THÁNH VẪN LÀ Ô DÙ CHE CHỞ CHO CẢ THẾ GIỚI. Cụ thể :

-     Về âm nhạc, nhờ thầy Dòng Guion có sáng kiến định dấu 7 nốt nhạc, lấy từ âm một bản Thánh ca trong tiếng La Tinh.

-     Thống nhất lịch dùng chung trên thế giới, trước thế kỷ thứ 15, mỗi nước tự đặt niên biểu cho mình, mãi đến thời Đức Giáo hoàng Grégorio XIII (1505-1583), ngài lấy ngày Chúa Giáng Sinh làm mốc thời gian, lúc đó thế giới mới thống nhất lịch cần thiết cho những giao dịch và các quy ước giữa loài người.

-     Chữ quốc ngữ ở Việt Nam, nếu Hội Thánh không có mặt trên đất nước này, thì dân Việt vẫn còn dùng chữ Nôm, rất lạc hậu.

-     Ảnh hưởng của Đức Giáo hoàng Pio XII trong Thế chiến thứ hai :  Nếu ngài không lên tiếng ngăn cản ông Marconi chế ra vũ khí tiêu diệt biển người, thì chính quyền Ý đã dùng vũ khí ấy để bá chủ thế giới. Và cứ như thế thì đệ nhị thế chiến gây hậu quả khốc liệt, không lường !

-     Nhờ uy tín của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II mà sau khi ông Gorbachov, Tổng bí thư cộng sản Liên xô hội kiến với ngài, ông đã làm cho thế giới trở nên một khối :  Đảng cộng sản Đông Âu tự tan rã ! Người ta hỏi ĐGH : “Có phải ngài xúi ông Gorbachov làm như thế không?” Ngài trả lời : “Chân lý sẽ giải phóng con người (x Ga 8,32), tôi làm nhiệm vụ Chúa trao, là nhắc cho thế giới chân lý của Chúa Kitô” (x  Mt 28,20).

2/ MEN TRONG BỘT DIỄN TẢ CHỨC NĂNG CỦA HỘI THÁNH LÀ CẢM HÓA LÒNG CON NGƯỜI.

            Đức Giêsu dùng hình ảnh men vùi trong bột : Chỉ một chút men làm thay đổi cả thúng bột. Hình ảnh này diễn tả Hội Thánh dùng Lời Chúa làm men cảm hóa lòng người. Đan cử :

-         Nhờ Lời Chúa mà Hội Thánh hoán cải “sói Saolô” thành Tông Đồ Phaolô xuất sắc (x Cv 9 ; 2Cr 11,5).

-         Nhờ chân lý Tin Mừng Hội Thánh rao giảng, mà xóa đi giai cấp nô lệ trong thế giới, mọi người phải tôn trọng nhau, sống bình đẳng.

-         Phim “Sám Hối” do Liên Xô sản xuất, một xã hội chủ trương chối bỏ thần thánh, nhưng tác giả cuốn phim này hoàn toàn lấy tư tưởng Kitô giáo chống lại chế độ độc tài, mà ông Vác-lam là hiện thân cho thể chế độc ác đó, nên ông biết ai hướng về Kitô giáo, cụ thể như một họa sĩ vẽ hình Đức Mẹ Đồng Trinh, vẽ hình Nhà Thờ, bị ông Vác-lam kết án là phản tiến bộ, phá hoại xã hội, như lời ông lên án người họa sĩ : “Tại sao mày không vẽ một nữ lao động đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, mà mày lại vẽ bà Maria đồng trinh? Ích lợi gì cho xã hội? Tại sao mày không vẽ một nhà máy sản xuất vũ khí, mà mày lại vẽ một ngôi đền ? Hỏi ngôi đền có chống lại kẻ thù của nước ta không ?” Và ông còn lớn tiếng đe dọa mọi người rằng : “Tôi có khả năng bắt được con mèo đen trong phòng tối, dù trong phòng tối không có con mèo đen !” Kết thúc cuốn phim, cô Kathy, con gái của ông họa sĩ,ông này bị ông Vác-lam sát hại, cô làm bánh sinh nhật để bán, mẫu bánh nào cũng có hai cây tháp Nhà Thờ cao vút với cây Thánh Giá ở trên, người mua bánh ai cũng ăn hai cây Thánh Giá. Hình ảnh này tác giả cuốn phim muốn nói : Con người sinh ra đời nếu không được nuôi dưỡng bằng giáo lý Kitô giáo, thì cũng là kẻ độc ác như ông Vác-lam! Một bà lão chống gậy mò mẫm đi tìm đường đến Nhà Thờ, bà hỏi cô Kathy : “Đường  này dẫn về đâu, thưa cô?” Cô Kathy trả lời : “Thưa cụ, đường này là đường Vác-lam không dẫn đến Nhà Thờ”. Bà cụ thất vọng buông gậy thở dài và rên lên : “Ôi, đường nào không dẫn đến Nhà Thờ thì làm đường để làm gì?” Cuốn phim này sản xuất trên 30 năm tại Liên xô mà không được trình chiếu, đến thời ông Gorbachov lãnh đạo, ông cho chiếu rộng rãi ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 - 1987. Chỉ hai năm sau, từ năm 1989, khối Cộng sản Đông Âu bắt đầu sụp đổ!

            Một số chứng từ trên đây minh chứng chức năng của Hội Thánh qua hình ảnh hạt cải mọc lên và men làm dậy thúng bột, đó chỉ là những dấu chỉ về ơn cứu độ Chúa thực hiện qua chân lý được công bố trong Hội Thánh của Ngài. Ơn cứu độ Chúa ban cho những kẻ sống trong mầu nhiệm Nước Thiên Chúa (Hội Thánh), chỉ được thực hiện trọn vẹn trong thời cánh chung. Do đó thánh Phaolô nói : “Ơn cứu độ đến với ta như  một hy vọng, hy vọng mà thấy được ai còn hy vọng  nữa, nhưng nếu ta hy vọng điều ta không thấy, thì ta cứ kiên vững đợi trông.” (Rm 8,24-25 : Bài đọc năm lẻ). Cũng chính vì vậy mà thánh Phaolô nói với giáo đoàn Philip : “Ơn cứu độ vẫn còn ở phía trước chúng ta, đừng ai tưởng mình đã  nắm bắt trọn, chính tôi đang ruổi theo mà chụp lấy, chiếm đoạt, bởi chưng tôi đã được Đức Kitô chộp lấy. Vậy chúng ta hãy quên phía sau mà lao mình về phía trước, nhắm đích chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao Thiên Chúa đã ban bố trong Đức Kitô” (Pl 3,12-14).

            Để khai triển niềm tin ơn cứu độ được trở nên hiện thực hơn lòng người ta mơ ước vào thời cánh chung, Đức Giêsu đã dùng hình ảnh thứ ba :

3/ NƯỚC TRỜI GIỐNG NHƯ NGƯỜI ĐÀN BÀ LẤY MEN VÙI VÀO BA ĐẤU BỘT (x                Lc 13,21 : Tin Mừng).

            Hình ảnh này nhắc cho mọi người nhớ đến bà Sara, vợ ông Abraham đã gần 100 tuổi mà chưa có con. Ngày kia thình lình có ba người khách đi ngang lều của ông bà, ông Abraham vui vẻ đón ba người khách vào nhà rồi giết chiên, còn bà Sara thì lấy ba đấu bột làm bánh đãi khách. Vợ chồng này chỉ tỏ lòng trắc ẩn tình người đối với khách lỡ đường, ai ngờ đâu khách đã chúc lành cho bà Sara sinh con trai, đặt tên là Isaac, Isaac sinh ra Giacob, rồi sinh ra 12 người con làm nên dân tộc Do Thái. Từ dân tộc này, Đấng Cứu Thế xuất hiện, cũng thuộc dòng giống của tổ phụ Abraham và Sara. Bây giờ ông Abraham và bà Sara ở trên trời mới nhận ra giá trị hiệu quả tuyệt vời chương trình cứu độ loài người của Thiên Chúa đã khai mở từ hành động của bà Sara lấy ba đấu bột làm bánh đãi khách. Sau khi Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa hoàn tất chương trình cứu độ loài người của Ngài qua mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, đã làm cho biết bao nhiêu người được lên Thiên Đàng, sum họp quanh tổ phụ Abraham và Sara, có như vậy, hai ông bà mới nhận ra giá trị lời chúc phúc của Thiên Chúa : “Con cháu dòng tộc ngươi đông như sao trên trời như cát dưới biển” (x St 18,1-15 ; 22,1-17). Điều này khi ông Abraham và bà Sara còn sống chỉ mơ có một người con, vậy mà khi Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài, thì hai ông bà đông con cháu hơn lòng họ mơ ước !

            Như thế gia đình tổ phụ Abraham và Sara là mầm nảy sinh Hội Thánh Chúa Kitô. Thực vậy, Hội Thánh Chúa Kitô được thai nghén từ gia đình thánh Giuse và Đức Maria ở Nazareth. Từ gia đình nhỏ bé này, Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai để khai sinh Hội Thánh, Ngài đã có mặt tại một gia đình khai mở tiệc cưới tại Cana.  Mẹ Maria với trải nghiệm làm chủ gia đình, vì lúc ấy ông Giuse đã qua đời, Mẹ muốn cho đôi tân hôn luôn có “rượu mới của tình yêu”, hương vị đậm đà hơn rượu cũ, nên Mẹ đã lên tiếng dặn dò người ta : “Giêsu bảo gì cứ làm theo” (Ga 2,5).

            Thực vậy chỉ khi nào mọi thành phần trong gia đình thực hành Lời Đức Giêsu dạy, gia đình đó mới thực sự diễn tả Hội Thánh Chúa Kitô sống động nơi dương thế. Chính vì vậy mà thánh Phaolô dạy : “Trong gia đình người chồng diễn tả sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, người vợ diễn tả đời sống Đức Tin, Đức Cậy, Đức Ái của Hội Thánh” (x Ep 5,21-33 : Bài đọc năm chẵn).

            Có thế gia đình mới được dồi dào “hạnh phúc vì kính sợ Chúa” (Tv 128/127, 1a : ĐC năm chẵn).

            Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II nhắc nhở cho các gia đình Kitô giáo : “Gia đình Kitô hữu là Thánh Điện của Hội Thánh, là tế bào đầu tiên và sinh động của xã hội, gia đình đã được Công Đồng Vat II đề cao, coi như Thánh Điện của Hội Thánh, khi mọi người trong nhà yêu thương đùm bọc nhau, và cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Gia đình Kitô hữu chỉ xuất hiện như một “Hội Thánh tại gia”, nếu các phần tử tùy theo môi trường và phận sự riêng biệt của mỗi người cùng nhau hoạt động để phát huy công lý, cùng nhau làm việc từ thiện, hiến thân phục vụ anh chị em, và trong một khung cảnh rộng lớn hơn, tham gia vào việc Tông Đồ và Kinh Phụng Vụ của cộng đoàn địa phương, cũng như cùng nhau dâng lên Chúa những lời cầu nguyện sốt sắng chân thành. Thiếu yếu tố này là thiếu hẳn đặc tính của gia đình Kitô giáo. Vì thế, nếu muốn tìm lại ý nghĩa thần học về gia đình, thì phải nỗ lực tái lập thói quen cầu nguyện chung trong đời sống gia đình.

            Với tư cách là “Thánh Điện tại gia của Hội Thánh”, gia đình nên cầu nguyện chung, và chẳng những thế mà còn phải tùy nghi sử dụng một vài phần trong các giờ Kinh Phụng Vụ, để kết hợp mật thiết hơn với Hội Thánh” (Trích Tông Huấn tôn sùng Đức Mẹ số 52 và 53).

            Đức Cố Giáo hoàng Gioan XXIII về quê thăm cha mẹ, ngài nói : “Thưa cha mẹ, hôm nay con được 50 tuổi, Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội Thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn thời gian con còn được ngồi bên cha mẹ”. Tưởng cũng cần nhắc lại khi ngài còn làm Hồng y, có lần ngài về thăm mẹ và khoe : “Đây là nhẫn Tổng Giám mục của con”. Bà mẹ không chịu thua giơ tay ra cho con xem và nói : “Cái nhẫn mỏng tanh này trên tay mẹ đáng hãnh diện hơn, vì nếu không có nhẫn cưới này, thì cũng chẳng có một Hồng y Roncalli”.

            Vậy Chúa đã dùng ba loại vật chất : Hạt cải, men, ba đấu bột, để diễn tả về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Đó là lý do thánh Phaolô nói : “Vạn vật ngong ngóng trông đợi thấy ngày con cái Thiên Chúa được hiển dương… với hy vọng chính tạo vật cũng được tự do khỏi cảnh làm tôi mục nát, mà vào địa vị tự do vinh quang thuộc hàng con cái Thiên Chúa”. Thế thì tạo vật còn được Chúa dùng biểu lộ vinh quang con cái Thiên Chúa trong Hội Thánh, khi nó được tham dự vào vinh quang con cái Thiên Chúa, thì cả chúng ta nữa càng cần phải để Chúa sử dụng khi “chúng ta khao khát mong đợi được phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa, hầu thân xác ta cũng là vật chất khỏi phải làm tôi sự mục nát” (x Rm 8,18-24 : Bài đọc năm lẻ).

            Tất cả những ai cảm nghiệm được phúc Chúa cứu độ trong mầu nhiệm Nước Thiên Chúa (Hội Thánh), họ đều cất tiếng ngợi khen : “Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người, công khó bạn làm ra, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128/127,1-2 : ĐC năm chẵn).

            Vậy Đức Giêsu chỉ mới dùng ba loại vật chất tầm thường : Hạt cải, men, bột, để diễn tả ơn cứu độ tuyệt vời qua đời sống Hội Thánh Công Giáo như thế ; thì thử hỏi nếu mỗi người Công Giáo để Chúa dùng diễn tả mầu nhiệm Nước Thiên Chúa như đôi vợ chồng diễn tả Hội Thánh lữ hành  (x Ep 5,21-33), hoặc như người sống độc thân vì  Nước Trời, nhất là người sống trong bậc tu trì để diễn tả Hội Thánh thời cánh chung (x Lc 20,34-36), thì chắc chắn càng tập họp thêm nhiều người vào Hội Thánh để được Chúa cứu độ diễn tả vinh quang Thiên Chúa hơn biết mấy! Trong mơ ước viễn tượng tuyệt vời này, chúng ta mới được cùng với Chúa Giêsu cất lời ngợi khen : “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn” (Mt 11, 25 : Tung Hô Tin Mừng).

THUỘC LÒNG

            Ơn cứu độ đến với ta như  một hy vọng, hy vọng mà thấy được ai còn hy vọng  nữa, nhưng nếu ta hy vọng điều ta không thấy, thì ta cứ kiên vững đợi trông (Rm 8,24-25).

            Không phải là tôi đã đoạt giải hay đã thành toàn, nhưng tôi đang ruổi theo để mà chụp lấy chiếm đoạt, bởi chưng tôi đã được Đức Kitô chộp lấy. Tôi chưa kể mình là đã chiếm đoạt được rồi, nhưng điều duy nhất là : quên phía sau mà lao mình tới trước, nhắm đích, tôi chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi từ trên cao Thiên Chúa đã ban bố trong Đức Kitô Giêsu (Pl 3,12-14).

http://phaolomoi.net

Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH

 

 

 

 

 


Gửi phản hồi - thắc mắc

Tên của bạn *
Địa chỉ
Email *
Điện thoại
   
Câu hỏi

Lên đầu trang
Các bài giảng khác: