BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC :
1Tx 5,1-6.9-11
1
Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh
em.2 Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm
ban đêm.3 Khi người ta nói: "Bình an biết bao, yên ổn biết bao!
", thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến
với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được.
4 Thưa anh em, anh em
không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em.5 Vì
tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc
về đêm, cũng không thuộc về bóng tối.6 Vậy chúng ta đừng ngủ mê như
những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ.
9
Vì Thiên Chúa đã không định cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được
hưởng ơn cứu độ, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta,10 Đấng đã chết
vì chúng ta, để dầu thức hay ngủ, chúng ta cũng sống với Người.11 Vì
thế, anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau, như anh em vẫn làm.
ĐÁP CA : Tv
26
Đ. Tôi
vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban
trong
cõi đất dành cho kẻ sống. (c
13)
1 Chúa
là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ
bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa?
4 Một
điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi mọi ngày trong suốt
cuộc đời, để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang, ngắm xem thánh điện huy
hoàng.
13 Tôi
vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ
sống.
14 Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy
trông vào Chúa.
BÀI GIẢNG
UY QUYỀN VÀ
SỨC MẠNH CỦA PHỤNG VỤ
Dân
thành Capharnaum chứng kiến việc Đức Giêsu trừ quỷ vào ngày thứ bảy, làm họ
kinh ngạc và kháo láo với nhau : “Lời ấy
là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và
chúng phải xuất!” (Lc 4,36 : Tin Mừng). Họ hô lên : “Vị Ngôn Sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng
thăm dân Người” (Lc 7,16 : Tung Hô Tin Mừng).
Các
Sách Tin Mừng ghi lại bảy lần Đức Giêsu ra tay cứu giúp người ta vào ngày thứ
bảy :
1- Ngài chữa lành cho người có tay khô bại (x Mt 12,9).
2- Ngài trừ quỷ xuất khỏi một người trong hội đường (x
Lc 4,31 : Tin Mừng).
3- Ngài chữa lành người phụ nữ còng lưng (x Lc 13,10).
4- Ngài chữa lành một người bị bệnh phù thũng (x Lc 14)
5- Ngài chữa lành người bất toại nằm bên bờ giếng có 5
dãy hành lang (x Ga 5).
6- Ngài hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi đoàn lũ dân (x
Ga 6,4).
7- Ngài mở mắt cho anh mù từ thuở mới sinh (x Ga 9,16).
Như thế, bảy lần Đức Giêsu phá vỡ Luật Phụng Vụ Do
Thái giáo phải nghỉ việc trong ngày thứ bảy. Người Do Thái cho đó là tội nặng
nhất, vì đã kiêu ngạo dám xúc phạm đến Thiên Chúa, nên họ quyết định giết Ngài.
Nhưng chỉ sau ba ngày Ngài từ cõi chết sống lại vào ngày thứ tám, ngày thứ nhất
trong tuần, ngày Chúa nhật, lúc ấy Ngài mới chính thức bỏ Luật Phụng Vụ Do Thái
giáo cử hành vào ngày thứ bảy, để thay thế bằng Phụng Vụ Ngài thiết lập, và như
vậy Phụng Vụ của Chúa Giêsu là cuộc tái tạo vũ trụ nên hoàn hảo, vì bảy lần Đức
Giêsu làm việc trong ngày thứ bảy, mới trọn vẹn một tuần Sáng tạo, lý do tuần
Sáng thế thứ nhất thời Cựu Ước, ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ; thì vào thời Tân
Ước, Đức Giêsu làm việc cả ngày thứ bảy, mặc cho người Do Thái chống đối, vì
Ngài đã giải thích cho họ: “Cha Ta hằng
làm việc, Ta cũng thế!” (Ga 5,17). Quả thật, Thiên Chúa mà ngưng làm việc
chỉ trong một giây, thì cả vũ trụ biến thành tro bụi! Phụng Vụ Chúa nhật là
trung tâm lịch sử cứu độ, như giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế
Phụng Vụ số 106 dạy :
“Theo truyền
thống bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm
Phục Sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng gọi là ngày của Chúa, hay ngày
Chúa nhật.Thực vậy, trong ngày đó, các
tín hữu họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc
Thương Khó, sự sống lại và vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên
Chúa, vì Ngài đã “dùng sự Phục Sinh của Chúa Kitô Giêsu từ trong kẻ chết sống
lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động” (1 Pr 1,3). Vì vậy, ngày Chúa
nhật là ngày Lễ nguyên thủy phải được đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của các
tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và ngày nghỉ việc. Các cuộc lễ
khác, nếu không thật sự là Lễ quan trọng thì không được lấn át ngày Chúa nhật,
bởi vì ngày Chúa nhật là nền tảng và
trung tâm của cả năm Phụng Vụ” .
Vì
loài người chỉ nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh mới thoát khỏi tay Satan,đánh gục thần
chết. Phép lạ trừ quỷ trong Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu thực hiện, đã minh chứng
sức mạnh của Lời Chúa, cũng như Thịt và Máu Chúa Giêsu ta được đón nhận trong
Thánh Lễ. Vì khi Hội Thánh dâng Lễ là Chúa Giêsu hiện diện một cách thiết
thực,như giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 7, Hội Thánh
đề cập tới sáu cách hiện diện của Chúa Giêsu :
“Chúa
Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong hoạt động Phụng Vụ:
1-
Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ.
2-
Người hiện diện trong con người của thừa tác viên, vì
như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng
dâng mình nhờ thừa tác vụ của các Linh mục.
3-
Nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh
Thể : Bánh – Rượu.
4-
Người hiện diện thiết thực trong các Bí tích nhờ
quyền năng của Người ; vì thế ai ban Bí tích Thánh Tẩy thì chính là Chúa Kitô
ban.
5-
Người hiện diện thiết thực trong Lời của Người, vì
chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh.
6- Sau hết, Người hiện diện khi Hội Thánh cầu khẩn
và hát Thánh vịnh, như chính Người đã hứa: “Đâu có hai, ba người nhân danh
Thầy họp lại,Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20)…
“Vì thế Phụng
Vụ đáng được xem là việc thực thi chức Tư Tế của chính Chúa Kitô Giêsu,
trong đó công cuộc thánh hóa con người
được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác
nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng như
thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm
cả Đầu cùng các chi thể của Người.
“Do đó, vì là công việc của Chúa
Kitô Tư Tế và Thân Thể của Người là Hội Thánh, nên mọi việc cử hành Phụng Vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Hội Thánh có
hiệu lực bằng xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”.
Đã
là người Công Giáo trưởng thành về Giáo Lý, thì ai cũng biết Chúa Giêsu Phục
Sinh sẽ đến gặp họ trong hai trường hợp: Mỗi khi họ hiệp dâng Thánh Lễ với Hội Thánh, và vào ngày cánh chung. Để chuẩn bị cho ngày cánh
chung vô cùng hân hoan cả xác lẫn hồn sống lại được hưởng hạnh phúc với Chúa và
các Thánh trên trời, chứ không còn phải sợ hãi vào ngày cánh chung, nó đến như
kẻ trộm bất ngờ đột nhập nhà cướp phá cả người lẫn của cải (x 1Tx 5,1-3.4b :
Bài đọc năm lẻ), thì hãy đi dự Lễ mỗi ngày, vì người Công Giáo với lòng thành
tín khao khát Chúa mà đến dự tiệc Thánh Thể, thánh Phaolô nói : “Anh em không còn ở trong bóng tối (đã
được tha tội), vì tất cả anh em là con
cái ánh sáng, con cái của ban ngày (sự thiện). Chúng ta không thuộc về đêm, cũng thuộc về bóng tối (không nán lại
trong tội),vậy chúng ta đừng mê ngủ như
những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ, vì Thiên Chúa không định
cho chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ (trong ngày cánh chung). Nhưng được hưởng ơn cứu độ nhờ Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chết vì chúng ta, để dầu thức (sống đẹp lòng
Chúa) hay ngủ (còn phạm tội) chúng ta cùng sống với Người” (1Tx 5,
4a.5-10 : Bài đọc năm lẻ).
Thực
vậy, chỉ khi ta dự tiệc Thánh Thể, ta mới có niềm hân hoan vì được Chúa Giêsu
xót thương và ban ơn cứu độ, như thánh Tông Đồ nói : “Nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì
dầu thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em
được sống, vì anh em đã được trở nên công chính” (Rm 8,10). Vì vậy chỉ
khi dự Lễ, ta mới nói lên niềm xác tín : “Tôi
vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống”
(Tv 27/26,13 : ĐC năm lẻ).
Ơn
cứu độ Chúa ban trong Thánh Lễ đã được diễn tả trong Lc 4,33-34 (Tin Mừng) : “Trong hội đường (vào ngày Hưu lễ, ngày cử
hành Phụng Vụ) có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: "Ông
Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?
Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Sở dĩ quỷ nói lý lịch Đức Giêsu trước là vì
nếu Ngài là một phù thủy thì bó tay trước quyền lực của quỷ, vì thầy phù thủy
nào để cho quỷ nói lý lịch mình trước, thì thầy phù thủy ấy không thể truyền
khiến quỷ vâng lời được! Nhưng Đức Giêsu là Thiên Chúa toàn năng, nên Ngài quát
bảo: “Câm đi, hãy xuất khỏi người
này!" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta,
nhưng không làm hại gì anh” (Lc 4,35 : Tin Mừng).
Ta
biết Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Thánh
Thần, nhưng khi Ngài còn trong thân xác sống giữa loài người, thì Thần Khí
(Chúa Thánh Thần) luôn luôn làm Chủ và hướng dẫn mọi sinh hoạt của Đức Giêsu.
Đan cử :
C Sau khi Đức Giêsu chịu Phép Rửa ở sông Giođan, thì “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người
ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và
có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1,12-13).
C Khi người ta kết án Ngài dùng tướng quỷ để trừ quỷ,
thì Ngài trả lời : “Nếu tôi dựa vào Thần
Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các
ông” (Mt 12,28).
Bởi thế,
mọi sinh hoạt của Hội Thánh trong Phụng Vụ đều do Thần Khí Chúa làm Chủ và
hướng dẫn, như lời thánh Phaolô nói : “Thần
Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. Không ai biết
được những gì nơi Thiên Chúa nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Chúng
tôi dùng lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả thực tại thuộc về Thần Khí. Con
người sống theo tính tự nhiên thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên
Chúa, vì cho đó là sự điên rồ. Nhưng con người sống theo Thần Khí thì đoán xét
được mọi sự, mà chẳng có ai xét đoán được người đó. Thật vậy, ai đã biết tư
tưởng của Chúa, để chỉ vẽ cho Người? Còn chúng tôi, chúng tôi biết được tư
tưởng của Đức Kitô” (1 Cr 2,10b-16 : Bài đọc năm chẵn).
Vì
lời rao giảng của Hội Thánh được Thần Khí mạc khải và hướng dẫn, nên thánh
Phaolô nói về sức mạnh phi thường của Lời Chúa do Hội Thánh rao giảng: “Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì
khi chúng tôi nói cho anh em nghe Lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như
Lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính
của Lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu” (1Tx 2,13).
Vậy
mỗi khi ta tham dự Phụng Vụ của Hội Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ, chính là lúc
ta được tham dự vào triều đại Nước Thiên Chúa, đúng như lời kinh ta đọc: “Triều đại Ngài thiên niên vĩnh cửu, vương
quyền Ngài vạn đại trường tồn. Chúa công minh trong mọi đường lối Chúa” (Tv
145/144, 13ab.17a : ĐC năm chẵn).
THUỘC LÒNG
Thánh
Phaolô nói : “Lời Chúa do Hội Thánh rao giảng, không phải như lời người phàm,
nhưng như Lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của Lời ấy. Lời đó tác động nơi
anh em là những tín hữu” (1Tx 2,13).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH