BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : Ep 2, 19-22 ; Ga 20, 24-29
19 Thưa
anh em, vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là
người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa,20
bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc
tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.21 Trong Người, toàn thể công trình
xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.22
Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành
ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.
ĐÁP CA : Tv
116
Đ. Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,mà loan báo Tin Mừng. (Mc 16,15)
1 Muôn
nước hỡi, nào ca ngợi Chúa,ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!
2 Vì
tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn
năm.
BÀI GIẢNG
NGƯỜI NHÀ
CỦA THIÊN CHÚA TỎA SÁNG ĐỨC TIN
Thánh
Phaolô đã nói về căn tính của người Kitô hữu : “Anh em không còn là người xa lạ, là khách ngoại kiều, mà là những người
đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa” (Ep 2,19 : Bài
đọc). Nói như vậy là vì chính ông nhờ có quốc tịch Roma từ đời cha ông truyền
lại, thì “ông thuộc người nhà của Roma”, chắc chắn luật pháp Roma sẽ bảo vệ ông,
không cho phép người Do Thái giết. Đặc ân này có lần vị chỉ huy cuộc hành quyết
ông Phaolô, biết ông này có quốc tịch Roma, nên hỏi : “Tôi đây phải tốn bao nhiêu tiền của mới mua được quyền công dân ấy”
(Cv 22,25-28)
Chủng
Viện Thánh Giuse Saigon sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng cộng sản Việt Nam nắm
quyền trên toàn lãnh thổ, lúc ấy tòa Giám mục Saigon ít ai lai vãng, cho nên
bụi phủ khắp các phòng. Cha Giám đốc Đại Chủng Viện cử thầy H ra tòa Giám mục làm
vệ sinh mỗi ngày. Thầy lấy làm hãnh diện, được gần Đức cha, được coi như người
nhà của tòa Giám mục. Ai hỏi lý lịch, thầy đều xưng danh là “thầy Tổng”. Thầy
đã gây được uy tín nơi nhiều giáo dân…
Mới
làm người dọn dẹp vệ sinh nơi toà Giám mục, thầy H đã lấy làm hãnh diện. Thế
thì người Kitô hữu còn hãnh diện hơn biết mấy khi xác tín mình là con Thiên
Chúa, vì khi lãnh Bí tích Thánh Tẩy, ta được tháp vào Chúa Giêsu Phục Sinh, như
cành nho dại được tháp vào cây nho thật (x Ga 15,1).
Để
xứng đáng nói lên niềm hãnh diện này, ta phải biết tận dụng những khả năng mình
có để đón nhận Tin Mừng, làm triển nở Đức Tin. Thánh sử Gioan cho biết vào ngày
thứ tám sau khi Đức Giêsu được an táng trong mồ, Ngài sống lại đến với các môn
đệ ban bình an, rồi thổi hơi trao ban Thần Khí và trao quyền tha tội cho các
ông. Thế mà đêm hôm ấy ông Tôma không có mặt, khi ông được nghe anh em nói: “Thầy đã sống lại, và đến gặp anh em chúng
tôi”, ông Tôma nói ngay : “Nếu tôi
không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và
không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25 : Tin
Mừng). Đúng một tuần sau, Chúa Giêsu lại đến với các Tông Đồ, lần này có cả ông
Tôma, Ngài cho ông xem tay và cạnh sườn còn bị thủng chảy máu. Ngài bảo ông : “Tôma, hãy xỏ ngón tay vào lỗ đinh, hãy thọc
bàn tay vào cạnh sườn”, nhưng ông đã không làm, vì đã tin, nên thưa : “Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của
con” (Ga 20,27-28 : Tin Mừng).
Như vậy, ông Tôma không đòi hỏi phải được nhìn, được
sờ nắn Thầy. Nhưng ông có ý đòi chúng ta phải biết tận dụng mọi khả năng, mọi
phương tiện để được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh.
Thực vậy, ta muốn đón nhận đối tượng, phải biết dùng
tai để nghe, mắt để nhìn, tay để tiếp xúc nắm bắt đối tượng. Nhưng nghe thì dở
nhất, nhiều khi lắng tai mà không nghe rõ, nên “ông nói gà, bà nghe vịt” ; nhìn thì khá hơn, nhưng có khi “trông cò hóa quạ”. Chỉ khi dùng tay tiếp
xúc nắm bắt mới biết rõ đối tượng. Ví dụ : Nghe tiếng vù vụt qua, khiến mắt tôi
nhìn thấy vật bay, tôi vẫn chưa biết rõ là vật gì, chỉ khi tôi chộp được nó,
lúc đó tôi mới biết rõ nó là con chim hay con dơi ; cục đất hay viên đá ?!
Nói tắt : nghe – nhìn –rờ là lãnh đủ !
Chính vì vậy mà Tông Đồ Gioan muốn các tín hữu tin
rằng : Tin Mừng các ông rao giảng rất xác thực, vì các ông đã tận dụng mọi khả
năng, mọi phương tiện để đón nhận ý Chúa chính xác và đầy đủ. Ông nói : “Điều tai chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi
đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,và tay chúng tôi đã chạm đến,
đó là Lời sự sống. Chúng tôi đã làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời
đời” (1Ga 1,1.2b)
Thế
thì ước gì chúng ta mỗi ngày
ü
Đọc các Bài Kinh
Thánh trong Thánh Lễ trước khi tham dự : Tận
dụng mắt.
ü
Đến Nhà Thờ chăm
chú nghe giảng : Tận dụng tai.
ü
Viết lại nội
dung bài giảng và giơ tay đón Chúa vào lòng : Tận dụng tay.
Ngày nay nhờ những phát minh của khoa học làm bùng nổ
các phương tiện truyền thông, như điện thoại, radio, computer, camera… nếu ta
biết tận dụng những phương tiện này để đón nhận và loan báo Tin Mừng, thì Đức
Tin của ta được thăng tiến biết mấy. Chỉ khi nào ta đã làm hết cách tận dụng
mọi phương tiện để đón nhận Tin Mừng, ta mới có thể động viên mọi người theo
Chúa như ông Tôma nói với anh em trong Nhóm : “Chúng ta hãy đi theo Thầy dù có phải chết” (Ga 11,16). Và nhắc lại
Lệnh Chúa đã truyền : “ Anh em hãy đi
khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin
Mừng” (Mc 16,15 : Đáp ca), để làm cho mọi người lãnh nhận được phúc lành
của Chúa Giêsu, như Ngài nói với ông
Tôma : “Này anh Tôma, vì đã thấy Thầy nên
anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29 : Tung Hô
Tin Mừng), và như thế là người nhà của Thiên Chúa thêm đông, để “cùng nhau xây dựng Ngôi Nhà Thiên Chúa nhờ
Chúa Thánh Thần trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, mà đá đỉnh góc là
chính Đức Giêsu Kitô” (Ep 2, 19-22 : Bài đọc).
THUỘC LÒNG
Điều tai
chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm
ngưỡng,và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Chúng tôi đã làm chứng
cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời (1Ga 1,1.2b).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH