BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC : Cv 1,15-17.20-26
15 Trong những ngày ấy,
ông Phê-rô đứng lên giữa các anh em - có khoảng một trăm hai mươi người đang
họp mặt - Ông nói:16 "Thưa anh em, lời Kinh Thánh phải ứng
nghiệm, lời mà Thánh Thần đã dùng miệng vua Đa-vít để nói trước về Giu-đa, kẻ
đã trở thành tên dẫn đường cho những người bắt Đức Giê-su.17 Y đã là
một người trong số chúng tôi và được tham dự vào công việc phục vụ của chúng
tôi.20 Thật thế, trong sách Thánh vịnh có chép rằng:Ước gì lều trại
nó phải tan hoang, không còn ai trú ngụ. và ước gì người khác nhận lấy chức vụ
của nó.
21
"Vậy phải làm thế này: có những anh em đã cùng chúng tôi đi theo Chúa
Giê-su suốt thời gian Người sống giữa chúng ta,22 kể từ khi Người
được ông Gio-an làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước
lên trời. Một trong những anh em đó phải cùng với chúng tôi làm chứng rằng
Người đã phục sinh."
23 Họ
đề cử hai người: ông Giô-xếp, biệt danh là Ba-sa-ba, cũng gọi là Giút-tô, và
ông Mát-thi-a.24 Họ cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, chính Chúa thấu
suốt lòng mọi người; giữa hai người này, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai25
để nhận chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ Giu-đa đã bỏ để đi về nơi dành cho
y."26 Họ rút thăm, thăm trúng ông Mát-thi-a: ông được kể thêm
vào số mười một Tông Đồ.
ĐÁP CA : Tv 112
Đ. Chúa cho ông ngồi chung với hàng quyền quý,
hàng quyền quý dân Người. (x c 8)
1 Hỡi
tôi tớ Chúa, hãy dâng lời ca ngợi,nào ca ngợi danh thánh Chúa đi!2
Chúc tụng danh thánh Chúa,tự giờ đây cho đến mãi muôn đời!
3 Ca
ngợi danh thánh Chúa, từ rạng đông tới lúc chiều tà! 4 Chúa siêu
việt trên hết mọi dân,vinh quang Người vượt xa trời cao thẳm.
5 Ai
sánh tày Thượng Đế Chúa ta, Đấng ngự chốn cao vời,6 cúi xuống để
nhìn xem bầu trời trái đất?
7 Kẻ mọn
hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi, ai nghèo túng, Người cất nhắc từ đống phân
tro,8 đặt ngồi chung với hàng quyền quý, hàng quyền quý dân Người.
BÀI GIẢNG
GIỚI RĂN YÊU MỚI CHÚA GIÊSU BAN
Nhìn vào bố cục của Tin Mừng trong
Thánh Lễ hôm nay (Ga 15, 12-17), ta nhận thấy có năm hành động yêu trong Giới
Răn mới Chúa ban.
Trong
năm hành động diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, thì “nói Lời Chúa cho đồng loại” là trung tâm, là cốt lõi, là đỉnh cao
quà tặng cao quý nhất Thiên Chúa ban cho loài người. Thực vậy,
-
Mở đầu lời giảng của Đức Giêsu, Ngài không nói “hãy sám hối và tin vào tôi”, mà nói “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc
1,15). Vì Tin Mừng là Cơ Thể thứ hai của Đức Giêsu.
- Trong diễn từ về mầu nhiệm Thánh Thể, hầu hết những
người nghe Đức Giêsu nói “ăn Thịt và uống Máu tôi” làm cho dân khó chịu, họ
nói: “Ông này nói không thể nghe được” và nhất loạt bỏ đi, trong số đó có cả
những người đã từng là môn đệ của Đức Giêsu! Đức Giêsu không hối tiếc về những
Lời Ngài giảng, Ngài còn thách thức Nhóm Mười Hai : “Kìa người ta đã bỏ đi hết thảy, sao anh em còn đứng đây?” Ông Phêrô
đại diện cho anh em tuyên xưng Đức Tin : “Thưa Thầy, chúng con bỏ Thầy đi với ai? Chỉ
có Thầy ban cho chúng con Lời Hằng Sống”.
Vậy đỉnh cao lời tuyên xưng Đức Tin của Hội Thánh về hai phần
của Thánh Lễ, đã đề cao giá trị Lời Chúa (x Ga 6,22t).
- Đức Giêsu chỉ đặt tiêu chuẩn : “Ai nghe Lời tôi, người ấy mới là chiên của tôi, người ấy được tôi và
Cha tôi bảo vệ chăm sóc, không ai giựt chúng khỏi tay tôi và Cha tôi” (Ga
10,27-29).
Vì nguồn sống của con người khác và hơn mọi loài vật : Các
động vật chỉ sống bởi vật chất, riêng con người, ngoài cơm bánh, còn phải được
nuôi sống bởi Lời (x Mt 4,4).
Chân lý này đưa ta đến chọn lựa hai điều :
* “BÁNH” là của vật chất nuôi sống con người. Dầu thế cũng
không ưu tiên, không dồn hết tâm lực đi tìm của vật chất mà phải ưu tiên tìm
của ăn Lời Chúa.
* “BÁNH” chính là Thịt Máu Chúa Giêsu, dù trong Thánh
Lễ có hai bàn tiệc : Lời Chúa và Thánh Thể, không thể tách rời, mà phải liên
kết chặt chẽ trở nên một hành vi phụng thờ duy nhất (x Hiến Chế Phụng Vụ số
56). Nhưng phần Phụng Vụ Lời Chúa vẫn quan trọng hơn, vì :
·
Lời Chúa, bất cứ loại người nào cũng được nghe,
người lương hay giáo, dù có tội hay vô tội ; còn rước Lễ chỉ dành cho người
Công Giáo không mắc tội trọng.
·
Ai không đến dự Lễ để nghe Lời Chúa, thì không
được rước Lễ, trừ trường hợp bệnh tật phải ở nhà.
· Người được rước Lễ mà không bao giờ nghe Lời
Chúa, thì làm sao biết cách sống đẹp lòng Chúa. Bởi thế kẻ không bao giờ muốn
nghe Lời Chúa, cũng không rước Lễ, là không yêu mến Thiên Chúa, nó là đồ khốn
kiếp! (1Cr 16,22 – Bản dịch CGKPV).
Cứ quan sát một xã hội vô thần, ta
không thể tìm thấy chân lý trên chính sách hay lý thuyết của họ. Đan cử : Xã
hội Việt Nam
hôm nay chủ trương sống vô thần do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Họ tuyên bố những
câu xem ra là chân lý, nhưng thực ra chỉ nói lên sự ngu dốt của mình. Đan cử :
* “Không gì quý hơn độc lập tự do”. Độc lập tự do chỉ là phương tiện
đáp ứng nhu cầu sự sống con người. Đưa phương tiện lên mục đích là điều ác. Ví
dụ : Ai chủ trương tiền của là giá trị trên hết, thì người ta giết nhau như
ngóe, dù tiền là phương tiện rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu sự sống con người.
Bởi thế Đức Giêsu nói : “Được lời lãi cả
thế gian mà mất sự sống mình, thì được ích gì” (Mt 16,26). Ở đây Chúa Giêsu
xác nhận : Không có gì quan trọng bằng sự sống.
* “Lao động là vinh quang”. Nếu lao động là vinh quang, thì trâu bò
vinh quang hơn con người. Trong khi đó Đức Giêsu dạy: “Muốn đạt vinh quang bất
diệt, phải phục vụ Chúa và đồng loại trong gian khổ” (x Lc 24,26).
* “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Câu nói này xem ra chấp nhận
được, nhưng thua xa Lời Kinh Thánh dạy : “Mọi
người là chi thể của nhau, một chi thể đau, chi thể khác cùng đau ; một chi thể
vinh, chi thể khác được vinh” (1Cr 12,26). Bởi vì là chi thể của nhau, thì
thiết tha với nhau hơn, còn “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”. Câu này ai vinh, ai đau, làm sao tôi cảm nghiệm
được, vì họ không phải là chi thể của tôi!?
* “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại”. Hỏi ai ngu, ai khôn? Kìa
ông Saulô tưởng mình giữ Luật Môsê là khôn, còn những người Công Giáo ở Đamas thực hành Giáo Lý Chúa Giêsu dạy là ngu! “Cái khôn ngoan” cùng với sự nhiệt
tình của ông Phaolô đã trở thành kẻ độc ác, sát hại những người vô tội (x Cv 9).
Đúng như Lời Kinh Thánh nói : “Hết thảy
những ai không chịu nhìn nhận Thiên Chúa, tự bản chất nó là kẻ ngu đần” (Kn
13,1). Chỉ khi nào ông được Lời Chúa cư ngụ trong tâm hồn, ông mới trở thành vị
Tông Đồ khôn ngoan, xuất sắc không thua kém các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr
11,5). Vì “Lời Chúa là Thầy dạy dỗ, luôn
tránh thói lọc lừa, rời xa những lý luận ngu dốt và ghê tởm những chuyện bất
công” (Kn 1,5).
Vậy không được nói : “Nhiệt tình
cộng với ngu dốt là phá hoại”. Mà phải nói : “Nhiệt tình mà không do Lời Chúa
hướng dẫn, chính là kẻ ngu dốt, phá hoại!”
* “Gia đình có hai con, vợ chồng hạnh phúc”, vì đó là “gia đình văn hóa”. Trong khi Chúa lại chúc
lành cho gia đình sinh nhiều con, vì “con cái là hồng ân Chúa ban” (Tv
127/126,3).
Văn hóa là một thói quen của một
cộng đoàn tự cho có giá trị. Ví dụ : Ở Việt Nam có những vùng dân đi ăn tiệc
thì lấy phần đem về. Nhưng nhiều nơi lại phản đối kiểu văn hóa đó! Hoặc giáo
dân Việt Nam
khi lên rước Lễ hai tay chắp trước ngực, và khi nhận Mình Thánh thì đưa hai tay
đón lấy để tỏ lòng cung kính! Trong khi nhiều nước Âu Châu, người giáo dân lên
rước Lễ thì tay trái giấu sau lưng, tay phải đón nhận Mình Thánh. Vì họ cho tay
trái biểu lộ người xấu không xứng đáng gặp Chúa! Bởi đó không thể xác nhận gia
đình hai con là lề thói văn hóa tốt!
Vợ chồng muốn có đàn con khỏe mạnh,
thông minh, thánh thiện, thì hãy năng dạy con Lời Chúa và tạo điều kiện cho con
năng lui tới Nhà Thờ. Về mặt sinh học, các bác sĩ còn khuyên người vợ trong
thời gian mang thai nên nhìn ngắm những hình ảnh đẹp, hoặc muốn cho con giỏi
nhạc, thì ngay khi nó còn là thai nhi, người mẹ luôn nghe những bản nhạc hay.
Có một vị thẩm phán kia, buổi tối nọ
ông đọc kỹ hồ sơ để nắm rõ vụ án của một kẻ trộm cướp, hầu sáng mai khi ngồi
tòa ông xét xử cho công minh. Đêm ấy vợ chồng ông ăn ở với nhau, thời gian sau
một đứa con sinh ra, ngay còn tuổi thơ nó đã có thói xấu ăn cắp! Cha mẹ ngạc
nhiên vì trong gia đình không có đứa con nào như thế. Ông nhớ ra đứa con đó ra đời
vào thời điểm ông đang nghiên cứu hồ sơ về vụ án trộm cướp!
Xưa kia, ông Giacob chăn chiên cho
cậu Laban suốt bảy năm mà cậu không cho cháu một con nào để đưa về quê. Ông
Laban nói với Giacob : những chiên này toàn một mầu là chiên của cậu. Thế là
ông Giacob nghĩ cách : Khi dẫn chiên đi ra cánh đồng, ông lấy cành dương liễu
lột bớt vỏ để làm cho cành cây chỗ trắng chỗ xanh, rồi ông gác cành ấy bên bờ
suối trước mặt hai con đang “nẹo” nhau, kết quả là ông có được nhiều con chiên
đốm! Đó là chiên của ông mà cậu Laban không có quyền lấy (x St 30,25t).
Thế thì gia đình, cả cha mẹ và con
cái luôn để Lời Chúa chiếm đoạt tâm hồn, và hướng lòng về Hạnh các Thánh, noi
gương Chúa Giêsu, thì chắc chắn con cái sẽ biến đổi nên những con người tuyệt
vời hơn những con chiên đốm của ông Giacob!
Thực vậy, một người được nuôi dưỡng
trong môi trường tốt, người ấy tốt ; trái lại một người sống trong xã hội đầy
gian dối, thì sản sinh ra những kẻ tồi tệ! Một đảng viên Cộng sản cao cấp về
hưu, ông hối tiếc vì cả đời đã phục vụ dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng
khi nhìn lại ông thất vọng. Lần kia, ông quăng cho mấy con chó khúc xương,
chúng giành nhau vồ lấy. Ông nói : “Cha chúng mày, người Âu Châu khôn, nên chó
nó cũng khôn, chủ phải mua thực phẩm dành riêng cho nó, còn chó VN ngu đến nỗi
khúc xương cũng tranh nhau, thậm chí cả phân cũng ăn !?”
Hôm nay, lễ thánh Matthia, người
được trúng thăm là do Chúa chọn ông thay thế chỗ Giuđa, hắn đã phản Thầy, không
muốn nghe Lời Thầy, không đi rao giảng Lời Chúa, đầu óc hắn lúc nào cũng nghĩ
đến tiền, thậm chí 30$ bán Thầy với giá một tên nô lệ cũng không thẹn lương
tâm, mặc cho Thầy cảnh cáo: “Thầy bảo thật
anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”. Các môn đệ buồn rầu quá sức,lần
lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung
một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn
Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con
Người : thà nó đừng sinh ra thì hơn !” Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi
:“Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời :“Chính anh nói đó!” (x Mt
26,21-25).
Ta biết trước khi Đức Giêsu lập Bí
tích Thánh Thể và dạy Giới Răn Yêu, thì Giuđa đã bỏ bàn tiệc mừng lễ Vượt Qua,
đi nộp Thầy nhằm kiếm 30$, lúc ấy là đêm tối (x Ga 13,30), nên Giuđa không rước
Lễ, không đón nhận Giới Răn Yêu, hắn không trông cậy vào lòng thương xót của
Thầy nên tự tử vỡ bụng lòi ruột ra (x Cv 1,18)
Vậy
Giuđa không lưu lại trong Thầy (không rước Lễ) ; cũng không để Lời Thầy lưu lại
trong tâm hồn, nên hắn không ở lại trong tình thương của Thầy, thì cũng không
được hưởng niềm vui của Thầy. Chỉ những ai ở lại trong tình thương của Thầy,
người ấy mới nghe và giữ Điều Răn Yêu Thầy dạy, nên ở lại trong tình thương của
Người. Các điều ấy Thầy đã nói với những người thuộc về Thầy, để họ được hưởng
niềm vui của Thầy, niềm vui của họ được trọn vẹn (x Ga 15, 9-11 : Tin Mừng). Tác
giả thư Do Thái nói : “Quả
thật, những kẻ đã một lần được chiếu sáng, đã được nếm thử ân huệ bởi trời, đã
được thông chia Thánh Thần, đã được thưởng thức Lời tốt đẹp của Thiên Chúa và
được cảm nghiệm những sức mạnh của thế giới tương lai, những kẻ ấy mà sa ngã, thì không thể
được đổi mới một lần nữa để sám hối ăn năn, vì họ đã tự tay đóng đinh Con Thiên
Chúa vào thập giá một lần nữa và đã công khai sỉ nhục Người” (Dt 6,4-6).
Vì Giuđa đã tự tách mình khỏi cộng
đoàn Nhóm Mười Hai, là nền tảng Đức Giêsu xây dựng Hội Thánh Ngài. Do đó các
Tông Đồ họp nhau cầu nguyện để rút thăm, trúng ông Matthia (x Cv 1,15-26 : Bài đọc).
Trong
thế giới bên kia, nỗi đau đớn nhất của Giuđa là hắn nhìn thấy ông Matthia thế chỗ
của hắn. Hắn cũng là người được Đức Giêsu chọn, mà hắn làm vô hiệu hóa Lời Ngài
nói : “Chính Thầy đã chọn anh em từ giữa
thế gian, để anh em ra đi sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại”
(Ga 15,16: Tung Hô Tin Mừng), để anh em
“được ngồi chung với hàng quyền quý, hàng
quyền quý dân Người” (Tv 113/112,8 : Đáp ca).
THUỘC LÒNG
Chúa Giêsu nói : “Không
phải anh em đã chọn Thầy, nhưng Thầy chọn anh em giữa thế gian, để anh em ra đi
sinh được hoa trái,và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH