BÀI GIẢNG
SỐNG ƠN
THIÊN TRIỆU
Trong
Hội Thánh có ba Ơn Gọi :
-
Ơn gọi lập gia đình (x
Mt 19,5).
-
Ơn gọi tu trì (x Lc
6,12-16).
-
Ơn gọi sống độc thân
giữa đời (x Lc 20,35-36).
Cả ba Ơn Gọi trên đều gọi là ơn Thiên Triệu. Dựa vào
các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, dạy mọi người thực hành bốn điều để chu
toàn Ơn Gọi của mình.
·
Chu toàn ơn gọi bẩm
sinh.
·
Biết dùng miệng
lưỡi đã được Chúa huấn luyện làm vũ khí phá tan sự dữ.
·
Luôn kết hợp với
Chúa Giêsu Phục Sinh, việc làm mới có giá trị.
·
Quy tụ muôn dân
về cho Chúa.
1/ CHU TOÀN ƠN GỌI
BẨM SINH.
Ngôn
sứ Isaia nói : “Chúa đã gọi tôi từ trong dạ mẹ, Người nhắc đến tên tôi, Đấng nắn tôi ra
từ trong dạ mẹ, nên tôi tớ của Người” (Is 49,1.5a : Bài đọc). Như vậy lý do
Chúa cho tôi sinh ra đời, để làm cho muôn tạo vật ca tụng những kỳ công của
Thiên Chúa, như thánh Tông Đồ nói : “Muôn
loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của
con cái Người. Quả
thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì
Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ
được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái
Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho
đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải
muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận
Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền
làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa” (Rm 8,19-23). Thế nên
nếu thân xác ta không được Chúa cứu chuộc, thì ta phá vỡ mục đích muôn vật Chúa
đã tạo dựng nên. Trừ khi nào thuộc về Chúa Kitô, ta mới không thua kém vạn vật
vô tri: “Trời xanh tường thuật vinh quang
Thiên Chúa,không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày
tới, đêm này kể lại với đêm kia. Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm
thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn
cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển. Chúa căng lều cho thái dương
tại đó” (Tv 19/18,2-5).
Thế
nên nếu ta hỏi bông hoa : Bởi đâu em đẹp thế ? Hoa trả lời : Chúa cho em. Vì
Ngài đẹp hơn em. Ta lại hỏi con kiến : Sao mày nhỏ xíu mà bò đi được vậy ? Kiến
trả lời : Chúa cho, vì Ngài là sự sống. Nói tắt : Tạo vật mang dấu vết sự hiện
diện của Thiên Chúa.
Một
thầy khổ tu, sáng sáng thường ra vườn hoa sau Tu Viện để suy gẫm về Thiên Chúa
và cầu nguyện, thỉnh thoảng thầy cúi sâu xuống khóm bông hai tay ôm lấy và reo
lên : “Ôi em đẹp quá, em thơm quá!” Sau giờ nguyện gẫm thầy trở về phòng, cha
Bề Trên cho gọi thầy đến khiển trách : “Sao sáng nay vớ được cô nàng nào núp
dưới lùm cây vậy?” Thầy ngỡ ngàng nói: “Thưa cha Bề Trên, con nhìn khóm hồng
quá đẹp, nó là tác phẩm Thiên Chúa dựng nên, nó cũng là em của con, nên con có
cử chỉ như cha Bề Trên thấy là con nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện nơi khóm
hồng, con biết ơn Chúa và tạ ơn Ngài đã tạo dựng nên muôn vật vô cùng tốt đẹp
cho mọi người được thưởng thức”. Nghe thế, cha Bề Trên khiêm tốn nói : “Cha xin
lỗi con!”
2/ BIẾT DÙNG MIỆNG LƯỠI ĐÃ ĐƯỢC CHÚA HUẤN LUYỆN LÀM
VŨ KHÍ PHÁ TAN SỰ DỮ.
Ngôn
sứ Isaia nói : “Chúa đã cho miệng lưỡi
tôi nên như gươm sắc bén, dưới bóng tay Người, Người cho tôi ẩn núp, Người làm
cho tôi thành mũi tên nhọn và dấu tôi trong bao tên của Người” (Is 49,2 :
Bài đọc).
Như
vậy, miệng lưỡi tôi mỗi ngày phải được Chúa huấn luyện, vì “Thiên Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được
huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói mà nâng đỡ kẻ nhọc nhằn, mỗi sáng Ngài
đánh thức tôi, Ngài thức tỉnh tai tôi, để nghe Lời Ngài giáo huấn” (Is
50,4). Có thế, ta mới xứng đáng để cất lời kinh : “Miệng con công bố Ngài chính trực, suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài
ban, ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể ! Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã
được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài”
(Tv 71/70,15.17 : Đáp ca).
Để
biết dùng miệng lưỡi tôn vinh Thiên Chúa, thánh Tông Đồ dạy: “Lời lẽ của anh em hằng phải thanh nhã, mặn
mà, ý nhị, biết đối đáp sao cho phải với mỗi một người” (Cl 4,6). Bởi lẽ :
* Cái lưỡi sinh sự sống.
Lần kia, một phụ huynh biết con mình học kém, điểm
môn nào cũng dưới trung bình, nên dẫn
con đến cô chủ nhiệm và nói : “Cháu có
trí khôn kém quá học không được, xin phép cô cho cháu nghỉ học để về chăn bò”, nhưng cô giáo trả lời : “Em này tôi biết học kém nhất lớp, nhưng em lại có một nụ cười duyên dáng, khó ai bắt chước, mỗi lần em
đến lớp là làm cho các bạn trong lớp rộ lên niềm vui. Nếu gia đình cho cháu
nghỉ, tôi và các em trong lớp thật tiếc”. Cậu bé nghe thế, lòng thầm vui,
nên thưa với má : “Xin cho con tiếp tục
học, con sẽ cố gắng”. Lạ thay, từ bấy giờ việc học của em tiến bộ, làm mọi
người ngạc nhiên.
* Cái lưỡi
sinh sự chết.
Buổi chiều nọ, một thiếu nữ đang đứng trước cửa nhà
đợi chồng đi làm về, thình lình có một người bạn đi ngang qua muốn chọc ghẹo
cô, đã dựng chuyện nói đùa : “Chị ơi, vào
nhà ăn cơm đi, đừng đứng đợi anh nữa, tôi thấy anh ấy chở một cô nào đẹp lắm,
ngồi sau xe ôm eo, trông hai người có vẻ thân mật lắm!” Cô vợ sụ nét mặt đi
vào nhà. Không may hôm đó anh chồng đi làm về trễ, vì hỏng xe giữa đường! Khi
vào tới nhà hớn hở gọi vợ : “Em đâu, hôm nay xui anh quá, anh bị hư xe, nên về
trễ”. Nhưng vợ không tin, cho rằng anh nói dối! Thế là cô vợ nổi sùng quát :
“Ông đừng lấy vải thưa mà che mắt thánh. Chúa bảo mọi bí ẩn sẽ lộ ra ánh sáng.
Ông đi với con nào?” Chồng giải thích thế nào vợ cũng không chịu! Một cuộc khẩu
chiến đôi bên như hai con gà đá nhau, lối xóm đến can không được. Hậu quả đưa
nhau ra tòa ly dị!
3/ LUÔN KẾT HỢP VỚI CHÚA GIÊSU PHỤC SINH, VIỆC LÀM
MỚI CÓ GIÁ TRỊ.
Đức
Giêsu nói : “Thầy là cây nho, anh em là
cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều
hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Bởi
thế bất cứ ai làm gì phải luôn kết hợp với Chúa Giêsu Phục Sinh và cậy trông
phó thác việc bổn phận của mình cho Chúa, dù việc làm có lúc xem ra thất bại,
nhưng không lùi bước, để nói được như ngôn sứ Isaia : “Tôi đã lao nhọc hư luống phí sức vô ích, chỉ thấy trống rỗng, nhưng
chính nghĩa của tôi đặt nơi Thiên Chúa, và phần thưởng của tôi nơi Thiên Chúa
tôi thờ” (Is 49,4 : Bài đọc).
Với
cảm nghiệm ấy, thánh Phaolô nói: “Tôi
trồng, anh tưới,Thiên Chúa mới làm cho mọc lên, vì thế trồng hay tưới chẳng là
gì, Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1Cr 3,6-7). Nên có khi Chúa chỉ trao
cho ta một trong những công tác : Trồng ? Tưới? Gặt? Chúa chỉ cần ta cố gắng làm
hết khả năng của mình, kết quả là do Chúa ! Vì vậy mà Đức Giêsu dạy : “Khi hoàn tất những việc phải làm, hãy nói:
chúng tôi là đầy tớ vô dụng, không biết làm gì hơn là việc bổn phận phải làm”
(Lc 17,10).
Kìa
chính Đức Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm xin Chúa Cha giúp Ngài chọn môn đệ để
cộng tác (x Lc 6,12-13), và Ngài đã vất vả huấn luyện họ suốt ba năm. Thế mà, môn
đệ Giuđa lập mưu nộp Thầy cho kẻ ác giết (x Ga 13,21 : Tin Mừng) ; còn ông
Phêrô đã được Đức Giêsu tín nhiệm đặt làm thủ lãnh Hội Thánh, Ngài còn thách
thức cả đến ma quỷ cũng không phá đổ được Hội Thánh do ông lãnh đạo (x Mt
16,18). Có lẽ vì vậy mà ông Phêrô cao hứng thưa cùng Đức Giêsu : “Con sẽ thí mạng con vì Thầy”. Đức Giêsu
đáp : “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật,
Thầy bảo thật cho anh biết : gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (x Ga
13,38 : Tin Mừng).
Có người mơ thấy cảnh Đức Giêsu sau khi đã hoàn tất
việc Chúa Cha trao, Ngài về Trời, các thiên thần ra đón chào và hỏi : “Lạy Chúa, công việc ở dưới trần Ngài trao
cho ai, và Ngài có an tâm không ạ?” Đức Giêsu bình tĩnh trả lời : “Việc cai
quản Hội Thánh Ta đã trao cho những người từ bỏ mọi sự mà theo Ta, nhưng khi
còn ở với họ, Ta vẫn thấy họ tranh nhau quyền bính, còn thủ lãnh trong Nhóm lại
run sợ trước một tớ gái, khi nó hỏi ông có quen với người đang bị xử án không?
Ông chối phắt ba lần : “Tôi không hề biết ông ấy”. Còn việc diễn tả khuôn mặt
Hội Thánh,Ta đã trao cho các đôi vợ chồng, nhưng chỉ sau thời gian ngắn không
ít đôi “vỡ mật”. Nói thế Ngài thở dài và thốt lên : “Không biết ngày tôi trở lại, có còn gặp được niềm tin nào trên mặt đất
này nữa không?” (Lc 18,8).
Khi ông
Phêrô cất tiếng hỏi Đức Giêsu : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” Đức Giêsu đáp lại
: “Nơi Thầy đi bây giờ con không thể theo
được, nhưng sau này con sẽ theo” (Ga 13,36-37 : Tin Mừng).
Đức
Giêsu nói như vậy với ông Phêrô có nghĩa là ông muốn có sức trung thành theo
Thầy đến chết, chỉ khi nào ông tham dự tiệc Thánh Thể (x Lc 22,14-20), và được Thầy
Giêsu Phục Sinh thổi hơi trao ban Thần Khí cho (x Ga 20,22-23).
Thực
vậy, Mười Hai môn đệ của Đức Giêsu chỉ mất có một Giuđa không trung thành với
Thầy, trở thành kẻ phản bội, ông đã nộp Thầy cho kẻ ác. Khi Thầy bị lên án, ông
biết lỗi và hối hận, nhưng vì không có lòng trông cậy vào tình thương và ơn tha
thứ của Thầy Giêsu,nên đi thắt cổ tự vẫn nhào đầu xuống vỡ bụng lòi ruột ra (x
Mt 27,5 ; Cv 1,18). Chỉ vì ông thua 11 môn đệ kia hai điểm :
- Ông không rước Lễ. Vì
trước khi Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, ông đang dự tiệc Vượt Qua với Thầy
và anh em, ông lại bỏ bàn tiệc ra đi nộp Thầy cho kẻ ác, lúc ấy là đêm tối, tức
là đi vào sự chết (x Ga 13,30 : Tin Mừng).
- Ông cũng không được
Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi trao ban Thần Khí như các môn đệ kia (x Ga
20,22-23).
4/ QUY TỤ MUÔN DÂN VỀ CHO CHÚA.
Ngôn
sứ Isaia nói về người tôi tớ Thiên Chúa : “Chúa
phán với tôi : ngươi là tôi tớ của Ta, Israel, hỡi ngươi, Ta muốn được
vinh quang. Ngươi hãy làm cho Giacob trở lại với Người, để thu họp cho Người dân
Israel.
Tôi đã được tôn trọng trước mặt Chúa, và Thiên Chúa của tôi là sức mạnh. Chúa
phán : Quá ít, việc ngươi làm tôi tớ của Ta, để phục hưng các chi tộc Giacob,
để đem về lại chồi lộc của Israel, nên Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng các dân
tộc, để ơn cứu độ của Ta đạt thấu tận cùng trái đất”(Is 49,3.5b.6: Bài
đọc).
Như
thế, lời ngôn sứ Isaia làm cuộc cách mạng tư tưởng. Vì người Do Thái chủ trương
: Chúa chỉ cứu dân tộc họ mà thôi. Thế mà ngôn sứ Isaia lại nói Chúa dùng tôi
tớ Ngài để cứu muôn dân : “Ta đặt ngươi
làm ánh sáng các dân tộc, để đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất”.
Vậy
tôi phải có trách nhiệm làm cho mọi người nên thánh, không phải chỉ phục
vụ người thân yêu, mà còn phải phục vụ
cả những kẻ hại mình, để làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa, hầu chung lời
cất tiếng tôn vinh Ngài. Vì “vinh quang
Thiên Chúa là cộng lại những người được Thiên Chúa cứu độ” (thánh Irênê).
Vì thế ai muốn trung tín chu toàn Ơn Gọi của mình
khởi đi từ lúc lãnh Bí tích Thánh Tẩy, thì
phải “đi con đường Đức Giêsu đã đi”
(1Ga 2,6), dù gian khổ như Đức Giêsu, “Ngài
đã vâng Lời Thánh Phụ, chịu dẫn đi
đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt” (Tung
Hô Tin Mừng). Ý thức sự yếu hèn của mình trên con đường sống Đạo theo Chúa, ta
hãy bắt chước 11 môn đệ ở lại dự tiệc Thánh Thể, để được đón nhận sức mạnh của Lời
Chúa, là Thần Khí Chúa ban, chứ đừng bắt chước Giuđa không muốn nghe Lời Thầy
dạy, lại bỏ rước Lễ, nên không được sức mạnh Thần Khí ban cho ơn sám hối, thì
sẽ thất vọng tự diệt mình, chẳng khác nào Giuđa!
THUỘC LÒNG
Khi
hoàn tất những việc phải làm, hãy nói chúng tôi là đầy tớ vô dụng không biết
làm gì hơn là việc bổn phận phải làm (Lc 17,10).
Tôi trồng, anh tưới, Thiên Chúa mới làm cho
mọc lên, vì thế trồng hay tưới chẳng là gì, Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể
(1Cr 3,6-7).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE
ĐINH QUANG THỊNH