BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC 1 :
Hc 3,2-6.12-14
2 Đức
Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối
với các con. 3 Ai tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm, 4 ai
trọng kính mẹ thì tích trữ kho báu. 5 Ai tôn kính cha sẽ được vui
mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. 6 Ai tôn vinh
cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.
12 Con
ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ
làm người buồn tủi.13 Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ
cậy mình sung sức mà khinh dể người. 14 Vì lòng hiếu nghĩa đối với
cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
ĐÁP CA : Tv
127
Đ. 1 Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn
ở theo đường lối của Người.
1 Hạnh
phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người. 2
Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may.
3 Hiền thê bạn trong cửa trong nhà khác nào cây nho đầy hoa trái; và
bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn.
4 Đó
chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người. 5 Xin Chúa từ
Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc. Ước chi trong suốt cả cuộc đời bạn được
thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh,
BÀI ĐỌC 2 :
Cl 3,12-21
Thưa anh em, 12 Anh em là những người được
Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng
thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu
đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc
người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ
cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là
mối dây liên kết tuyệt hảo.15 Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều
khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi
đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
16 Ước
chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ
khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả
tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do
Thần Khí linh hứng.17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói
nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
18 Người
làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa.19
Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ.20 Kẻ làm
con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa.21
Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.
BÀI TIN MỪNG
TUNG HÔ TIN
MỪNG : Cl 3,15a.16a
Hall-Hall
: Ước chi lòng anh em phấn khởi vì được Đức Ki-tô ban tặng bình an, và ước chi
lời Người hằng sinh hoa kết quả dồi dào trong anh em. Hall.
TIN MỪNG :
Lc 2,22-40
22 Khi
đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà
Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,23
như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là
của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật
Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.25 Hồi ấy ở
Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng
đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên
ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy
cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa.27 Được Thần
Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu
toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy
Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
29
"Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,xin để tôi tớ này được an
bình ra đi. 30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ 31
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: 32
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân
Ngài."
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên về các điều nói về
Người.34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà
Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho
nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời
chống báng;35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ
ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là An-na, con ông
Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống
với chồng được bảy năm,37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà
không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38
Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho
hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
39
Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của
mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê.40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên,
thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
BÀI GIẢNG
GIA ĐÌNH,
MẢNH ĐẤT TỐT CHO HẠT GIỐNG LỜI CHÚA
Trong
đợt Tĩnh Tâm cho các Linh mục thuộc Giáo phận Sàigòn tháng 9, năm 1990. Đức
Giám mục Gioan Bt Bùi Tuần nhắc lại lời một Giám mục người Đức nói với ngài : “Tôi không truyền chức Linh mục cho một
người, nếu người ấy chỉ biết làm Lễ và giải tội. Nói tắt, chỉ biết ban Bí tích,
mà không có óc tổ chức cộng đoàn.”
Nhận
định trên đây cho thấy việc phân phát ơn cứu độ lệ thuộc phần lớn vào việc người
lãnh đạo biết tổ chức cộng đoàn, đặc biệt trong việc dạy giáo lý.
Thực
vậy, ngay từ lúc Đức Giêsu khởi sự hoạt động công khai để thiết lập Hội Thánh,
Ngài đã tổ chức một cộng đoàn nhóm Mười Hai, để gieo hạt giống Lời Chúa vào
mảnh đất tâm hồn các ông. Thế thì gia đình Công Giáo cũng là một tổ chức do
Thiên Chúa thiết định qua Bí tích. Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số
35 dạy : “Gia đình là môi trường hoạt
động và trường học tuyệt diệu cho việc Tông Đồ giáo dân ; vợ chồng tìm thấy ơn
gọi riêng của mình là làm chứng cho nhau và cho con cái và tình yêu Chúa Kitô.
Gia đình Kitô giáo lớn tiếng loan truyền sức mạnh của Nước Thiên Chúa trong
niềm cậy trông vào một đời sống hạnh phúc. Như thế bằng gương lành và chứng tá,
gia đình Công Giáo làm cho thế gian nhận biết tội mình, đồng thời soi sáng
những kẻ đang kiếm tìm chân lý. Vì thế, giáo dân có thể và phải có một hoạt
động cao quý là truyền bá Tin Mừng cho thế giới cả lúc họ đang bận tâm lo lắng
việc trần thế”.
I. BỔN PHẬN GIÁO
DỤC CON CÁI CỦA CHA MẸ .
Giáo
Luật số 774 dạy : “Cha mẹ có bổn phận lấy
lời nói và gương lành mà huấn luyện Đức Tin cho con cái, và dạy chúng sống đời
sống Kitô giáo. Những người thay thế cha mẹ và những người đỡ đầu cũng phải có
bổn phận như vậy”.
Bởi vậy bất cứ một tổ chức lớn nhỏ nào cũng đều phải
có người lãnh đạo, hướng vươn lên của cộng đoàn lệ thuộc hoàn toàn vào đời sống
Đức Tin và lòng Mến như lửa của thủ lãnh. Cho nên giáo huấn về đời sống gia
đình qua lễ Thánh Gia trọng tâm nhắm vào cha mẹ hơn là con cái (x Tin Mừng).
1- Cha mẹ phải nghiêm túc giữ Luật mới thực là
yêu Chúa.
Mà đã yêu Thiên Chúa thì phải làm hơn điều Luật dạy.
Cụ thể ông Giakêu, lúc đón Chúa vào nhà, ông tự nguyện bán tất cả gia tài chia
cho kẻ nghèo một nửa, phần còn lại ông đền gấp bốn cho bất cứ ai ông đã làm
thiệt hại, chẳng có Luật nào dạy ông Giakêu phải làm như thế, ông đã làm hơn
điều Luật dạy. Chính vì vậy mà Đức Giêsu lên tiếng khen và xác nhận : “Hôm
nay, cả nhà ông được ơn cứu độ. Vì người này mới thực là dòng giống của Abraham”
(Lc 19,1-10). Cả đến gia đình thánh Gia Thất tại Nadareth: Đức Giêsu, Mẹ Maria
và thánh Giuse, cả ba Đấng cũng làm hơn điều Luật dạy, trong Tin Mừng hôm nay
tác giả Luca nhắc đi nhắc lại năm lần : “Ông
bà làm như thế là để làm trọn Luật Chúa
dạy” (x Lc 2, 22.23.24.27.39).
- Đức Giêsu
: Khi lên 12 tuổi, Ngài đã đi dự Lễ ở đền thờ Giêrusalem, trong khi đó Luật dạy
người ở xa Đền Thờ quá một ngày đường, và chưa đến tuổi 13, thì không buộc phải
lên Đền Thờ dự Lễ (x Xh 23,14-17), nhất là khi cuộc lễ đã kết thúc, mọi người
đã ra về mà Ngài còn trốn cha mẹ ở lại Đền Thờ dạy giáo lý (x Lc 2,41t).
- Thánh Giuse và Đức Maria : Các đấng cũng giữ Lề Luật hơn điều đã quy định. Cụ
thể, theo sách Lêvi 12, 2-6 chỉ buộc người mẹ sau khi sinh con trai bị ô uế 7
ngày, rồi 33 ngày sau mới được thanh tẩy máu ; hoặc nếu sinh con gái thì bị dơ
14 ngày, rồi 66 ngày sau mới được thanh tẩy máu. Như thế sinh con gái thì dơ
gấp đôi sinh con trai. Có nghĩa là nếu sinh con trai thì sau 40 ngày, nếu sinh
con gái thì sau 80 ngày người mẹ phải lên Đền Thờ để được thanh tẩy. Chứ không
có Luật nào buộc người cha phải lên Đền Thờ thanh tẩy sau khi có con được sinh
ra, và “Luật không lập ra cho người công chính, nhưng cho hạng phi pháp và loạn
tặc, vô đạo và tội lỗi, bất lương” (1Tm 1,9). Trong khi đó ông Giuse là
người công chính (x Mt 1,19), và Đức Maria sinh Con bởi phép Chúa Thánh Thần,
chứ không sinh Con theo thói đời để phải mắc uế, bởi đó Mẹ được gọi tên là “Đầy
Ơn Phúc”, vì có Chúa ở cùng (x Lc 1,28). Thế mà tác giả Luca lại ghi : “Khi đã đủ thời gian (40 ngày hoặc 80
ngày sau khi sinh con) đến ngày các ngài (Giuse và Maria) phải được thanh tẩy theo luật Môsê, bà
Maria ông Giuse đã đem Con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa theo Luật đã
dạy” (Lc 2, 22-23 : Tin Mừng).
Vậy các đấng được thanh tẩy phải hiểu đó là dấu chỉ các ngài là Thánh, là bởi Thiên Chúa ban, chứ không phải do bản chất, và cả loài người
muốn được thanh tẩy phải lên Đền Thờ gặp Chúa Giêsu mà cha mẹ Ngài đã tiến
dâng.
Nếu người Công Giáo, từ giáo sĩ đến giáo dân chỉ giữ
đúng Luật Hội Thánh buộc, làm sao diễn tả lòng mến Chúa và yêu người ? Ví dụ :
Luật chỉ buộc Linh mục phải giảng trong các Lễ Chúa nhật và Lễ Trọng, nên ngày
thường Linh mục dâng Lễ không giảng ; còn ngày trong tuần Luật không buộc giáo
dân phải đi dự Lễ, nên ai cũng chỉ đi Lễ Chúa nhật và Lễ Trọng mà thôi ! Luật
cũng chỉ buộc tín hữu rước Lễ vào mùa Phục Sinh, nên người tín hữu chỉ rước Lễ
một lần trong mùa Phục Sinh. Thế thì giáo sĩ và giáo dân cử hành Phụng Vụ hay
tham dự Phụng Vụ như thế có phải vì yêu Chúa không ? Trong khi đó Chúa nói : “Ta
muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, Ta ưa việc nhận biết Thiên Chúa hơn là của
lễ toàn thiêu” (Hs 6,6).
2- Con cái là lễ vật cha mẹ dâng Chúa.
“Bà Maria và ông Giuse đem con lên
Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa” (Lc 2,22b : Tin Mừng), là dấu tiên báo
cha mẹ dâng Con mình trên thập giá. Đó mới là lễ vật Thiên Chúa ưa chuộng, không
phải chỉ riêng mình Đức Giêsu làm của lễ dâng Chúa Cha, mà cả người tội lỗi
biết sám hối xin theo Chúa Giêsu về Nước của Ngài. Đan cử như anh trộm lành (x
Lc 23,43). Chính vì thế mà thánh Phaolô kêu gọi : “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp
lòng Thiên Chúa.” (Rm 12,1).
Vì
ông bà muốn tiến dâng Con mình làm của lễ cho Chúa nên tác giả Luca không ghi
ông bà chuộc lại Con theo Luật dạy (x Xh 13,13b) Việc họ dâng một cặp chim gáy
hay cặp bồ câu tơ, đó không phải là để chuộc lại Con, mà đó là lễ vật của Đạo
cũ, sau được thay thế bằng chính Con đầu lòng của Đức Maria hiến tế trên thập
giá để làm hoàn hảo ý nghĩa xưa Chúa giết con đầu lòng của người Ai Cập để dân
Do Thái được thoát kiếp nô lệ (x Xh 13,11); thì nay Chúa để cho loài người tội
lỗi giết Con đầu lòng của Đức Maria cũng là Con Một Thiên Chúa! Nhờ vậy mà bất
cứ ai tin Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất thì thoát tay tử thần và được sống dồi
dào ! (x Ga 10,10)
3-
Cha mẹ phải khổ vì Con thi hành sứ mệnh cứu
loài người tội lỗi theo Lệnh Cha trên trời.
Lời
ông Simêon tiên báo cho Đức Maria : “Hồn
bà, mũi gươm sẽ đâm thâu!” (Lc 2,35 : Tin Mừng), đã thực sự xảy ra khi Mẹ
đứng nhìn Con đã chết trên thập giá mà kẻ ác không buông tha, chúng lấy giáo đâm
vào tim Con của Mẹ, Ngài biết đau vì đã tắt thở, nhưng Mẹ đau đớn lắm, nhất là
Mẹ Maria như nghe vọng lại những Lời Chúa hứa trong ngày Truyền Tin: “Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ, Con bà là
Con Đấng Tối Cao, Ngài làm Vua và triều đại Ngài vô cùng tận”, còn sắc bén
hơn gươm đâm vào lòng bà! Như thế, Đức Maria phải hứng chịu Lời chúc dữ trên bà
Eva : “Bà sinh con đau” (St 3,16).
Vậy
dưới cái nhìn của thánh Gioan, cả Chúa Giêsu, cả Đức Maria đều gánh lấy tội lỗi
loài người (x Ga 1,29 ; 19,25-37).
4- Cha mẹ không tái giá.
Ngoài
ba nhân đức đối thần đặc biệt của các bậc thủ lãnh Thánh Gia như trên, Tin Mừng
còn gợi ý cho chúng ta, bậc làm cha mẹ không nên kết hôn lần thứ hai, như mẫu
gương của bà Anna, sau khi sống với chồng được 7 năm, bà ở vậy để phụng thờ
Chúa. Theo tác giả Luca, bà đã trở thành vị ngôn sứ đầu tiên giới thiệu Đấng
Cứu Thế cho nhân loại. (x Lc 2,30 : Tin Mừng ) Cũng vì lý do đó mà thánh Phaolô
ra chỉ thị : “Các trợ tá phải là người
chỉ có một đời vợ ; biết điều khiển tốt con cái và gia đình.” (1Tm 5,9-10)
Thực
tế trong xã hội, biết bao gia đình con cái bất hoà với cha mẹ, khi các bậc sinh
thành đi tái giá. Từ đó lời giáo huấn của cha mẹ trên con cái bị giảm uy tín và
hiệu lực!
II. BỔN PHẬN CON CÁI.
Bài đọc I, sách Đức Huấn ca chương 3 chỉ nhấn mạnh
đến chữ hiếu của bổn phận làm con : “Con
ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ
làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung
sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và
sẽ đền bù tội lỗi cho con.”
Nếu con cái chỉ làm những điều tốt như kể trên đối
với cha mẹ thì sách Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến, chỉ là thứ
đạo đức nhân bản. Bởi thế giáo huấn của Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội
Thánh số 11 dạy : “Gia đình Công Giáo như
một Giáo Hội nhỏ, ước gì cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời
nói mà truyền dạy Đức Tin cho con cái, cũng như phải lo chăm sóc đến ơn gọi
riêng của từng đứa con, và phải đặc biệt
chăm sóc đến ƠN KÊU GỌI LÀM LINH MỤC”. Bởi vì đời tu trì rất thuận lợi
cho việc làm đẹp lòng Thiên Chúa (x 1Cr 7,25t),và đó cũng là cách chu toàn chữ
hiếu đối với Cha trên trời, dù việc ấy có trở nên như lưỡi gươm đâm vào lòng
cha mẹ trần thế, (x Lc 2,35 : Tin Mừng). Vì ai tin theo Chúa Giêsu thì được lãnh “lưỡi
gươm Lời Chúa để chiến đấu với cả cha mẹ, hoặc cha mẹ đối nghịch với con cái.”
(x Dt 4,12 ; Mt 10,34-36). Nghĩa là Lời Chúa đòi hỏi mỗi người phải có sự chọn
lựa dứt khoát, nên dễ “làm cớ cho nhiều
người bổ nhào hay chỗi dậy” (Lc 2,34 : Tin Mừng).
Vậy sau khi chúng ta suy nghĩ về bổn phận của người
cha, người mẹ và con cái trong gia đình Công giáo như trên, thánh Phaolô đưa ta
đi đến kết luận : Muốn tổ chức một gia đình Kitô giáo gương mẫu như Thánh Gia,
một gia đình nền tảng của Hội Thánh, mỗi người phải :
F
Thánh Tông Đồ
dạy : “Anh em là những người được Thiên
Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương
cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.Hãy chịu đựng và tha thứ cho
nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã
tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl
3,12-13 : Bài đọc II).
Muốn được như vậy thì :
F
Lời Chúa phải cư
ngụ dồi dào phong phú trong mỗi người, và hãy dùng Lời Chúa mà sửa bảo nhau cho
đúng, cho khéo! Và ước chi Lời Chúa hằng sinh hoa kết quả dồi dào trong chúng
ta ! (x Cl 3,15-16 : Tung Hô Tin Mừng).
Sau cùng :
F
Trong lời nói
cũng như trong hành động, tất cả mọi việc, chúng ta hãy làm vì danh Chúa Kitô.
(x Cl 3,17)
Được như thế thật là “hạnh phúc cho những người biết kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của
Người !” (Tv 127,1 : Đáp ca)
Lời tâm sự của Đức Giáo hoàng Gioan thứ 23 đã viết
thư cho cha mẹ của ngài, lúc ngài tròn 50 tuổi :
Gia đình là “trung tâm ánh sáng” đem ngọn lửa hồng
chiếu soi kẻ khác. Ngày nào mọi gia đình là “trung tâm ánh sáng”, thì thế giới
này sẽ là một đại gia đình đầy ánh sáng, đầy hy vọng.
Chủng viện thứ nhất, đệ tử thứ nhất, trường sư phạm
thứ nhất là gia đình Công Giáo biết say mê Lời Chúa và tham dự Thánh Lễ mỗi
ngày, không có vị giám đốc tài ba chuyên môn nào có thể thay thế cha mẹ được.
Nếu gia đình không giáo dục con cái bằng những ngôn ngữ Lời Chúa và yêu Thánh Lễ
mỗi ngày, thì tương lai của Hội Thánh và xã hội nhân loại cũng bị rung rinh sụp
đổ!
Đức Giáo hoàng Gioan 23 khi còn làm Hồng y, có lần
ngài về thăm mẹ và khoe với mẹ chiếc nhẫn Giám mục của mình, bà mẹ không chịu
thua, giơ tay ra cho con xem cái nhẫn mỏng tanh trên ngón tay của bà và hãnh
diện nói với con : “Nếu không có chiếc nhẫn cưới này, thì con cũng không thể có
chiếc nhẫn Tổng Giám mục ấy”, Đức Giáo hoàng thưa với mẹ : “Thưa mẹ, hôm nay con được 50 tuổi, Chúa
thương ban cho con nhiều chức trong Hội Thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi còn
được ngồi bên cha mẹ.”
THUỘC LÒNG.
Quạ sẽ mổ, diều hâu sẽ móc mắt kẻ nào lườm
nguýt và khinh dể cha mẹ mình!(Cn 30,17)
http://phaolomoi.net
Lm Giuse
Đinh Quang Thịnh