BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI
ĐỌC I: Is 63,16b-17,19b ; 64,2b-7
16b Lạy Đức Chúa, Ngài
mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở.
17 Lạy Đức Chúa, tại
sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho lòng
chúng con ra chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài? Vì tình thương đối với tôi
tớ là các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài, xin Ngài mau trở lại. 19b
Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan.
64 2b Ngài
ngự xuống: và núi non rung chuyển trước Thánh Nhan! 3 Người ta chưa nghe nói đến bao
giờ, tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy có vị thần nào, ngoài Chúa ra, đã hành
động như thế đối với ai tin cậy nơi mình. 4 Ngài đón gặp kẻ sống đời
công chính mà lấy làm vui và nhớ đến Ngài khi theo đường lối Ngài chỉ dạy. Kìa,
Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con, nhưng khi mải đi theo các đường lối của
Ngài, chúng con sẽ được cứu thoát. 5 Tất cả chúng con đã trở nên như
người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tất cả chúng
con héo tàn như lá úa, và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con
đi. Không có ai cầu khẩn danh Chúa, cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài, vì
Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến, và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành
hạ chúng con. 7 Thế nhưng, lạy Đức Chúa, Ngài là Cha chúng con;
chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả
chúng con.
ĐÁP
CA: Tv 79
Đ. Lạy
Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con,
xin toả ánh
tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn
cứu độ.(c 4)
2ac Lạy Mục Tử nhà
Ít-ra-en, Ngài là Đấng ngự trên các thần hộ giá,3b Xin khơi dậy uy
dũng của Ngài, đến cùng chúng con và thương cứu độ.
15 Lạy Chúa Tể càn
khôn, xin trở lại, tự cõi trời, xin ngó xuống mà xem, xin Ngài thăm nom vườn
nho cũ, 16 bảo vệ cây tay hữu Chúa đã trồng, và chồi non được Ngài
ban sức mạnh.
18 Xin giơ tay bênh
vực Đấng đang ngồi bên hữu / là con người được Chúa ban sức mạnh. 19 Chúng
con nguyền chẳng xa Chúa nữa đâu, cúi xin Ngài ban cho được sống, để chúng con
xưng tụng danh Ngài.
BÀI
ĐỌC II: 1Cr 1,3-9
Thưa anh em 3 xin
Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và
bình an.
4 Tôi hằng cảm tạ
Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô
Giê-su. 5 Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong
phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm
của Người. 6 Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc
vào lòng trí anh em, 7 khiến anh em không thiếu một ân huệ nào,
trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mạc khải vinh quang
của Người. 8 Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng,
nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là
Đức Giê-su Ki-tô. 9 Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi
anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
BÀI GIẢNG
PHẢI
TỈNH THỨC ĐÓN CHÚA ĐẾN
Để thực hành Lời Đức
Giêsu kêu gọi mọi người: “Hãy tỉnh thức”,
mà đón Ngài vào nhà linh hồn mình, thì ta hãy động viên nhau sống giá trị Phụng
Vụ từ mùa Vọng này.
Ta biết Phụng Vụ
các ngày Lễ, đặc biệt là các Chúa nhật đều xoay quanh hai mầu nhiệm lớn:Giáng
Sinh và Phục Sinh.
Để chuẩn bị mừng
mầu nhiệm Phục Sinh, trước đó người Công Giáo sống 40 ngày chay ; thì để chuẩn
bị mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, trước đó người Công Giáo cũng sống bốn tuần lễ
Vọng.
Ta có thể tóm tắt
lịch sử Chúa cứu độ loài người được diễn tả qua Phụng Vụ Hội Thánh cử hành,
xoay quanh hai lễ lớn Giáng Sinh và Phục Sinh.
*Mầu nhiệm Phục Sinh:
- Được
tiên báo qua biến cố dân Do Thái
thoát nô lệ Ai Cập cũng như thoát nô lệ Babylon để được định cư miền đất Chúa
hứa chảy sữa và mật.
- Được
thực hiện cho mọi loại người dù có tội, cũng như vô tội (trẻ sơ
sinh) đều được mời gọi vào Hội Thánh khởi đi từ Bí tích Thánh Tẩy.
*Mầu nhiệm Giáng Sinh:
- Được
tiên báo sau khi Chúa đưa dân Do
Thái vào miền đất Hứa. Nơi đây họ mong đợi Đấng Mêsia - Đấng Cứu Độ - đến lần
I.
- Được
thực hiện cho muôn dân khi Chúa kêu
mời mọi người vào Hội Thánh, mà đã sống trong Hội Thánh, ai cũng phải mong được
Đức Giêsu Phục Sinh đến lần II mỗi khi dự tiệc Thánh Thể, có thế vào ngày cánh
chung mới được đón nhận vào Thiên Đàng. Đây mới là đích thực miền đất chảy sữa
và mật Chúa đã hứa ban (x Xh 3,8).
Như thế trong mầu
nhiệm Giáng Sinh, Con Thiên Chúa đến hai lần với người khao khát Đức Kitô: Lần thứ
I, họ được tháp vào Ngài qua Bí tích Thánh Tẩy, lần thứ II, họ được nên một với
Ngài qua Bí tích Thánh Thể. Mà qua Mạc Khải cho biết Thiên Chúa rất thích thực
hiện “số 2”, vì lần thứ II Ngài đến quan trọng hơn lần thứ I. Thực vậy,
a-
Lần I: Con Thiên Chúa sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời
(kinh Tin Kính).
a’ Lần II: Vào
thời viên mãn, Con Thiên Chúa được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria (x Lc 2) để cứu loài người tội lỗi.
b- Lần I: Con Thiên Chúa giáng trần cách âm thầm,
bí mật như sương đêm xuống đẫm ướt tấm lông chiên của ông
Ghêđêôn phơi ngoài sân (x Tp 6,36-40).
b’ Lần II: Con Thiên Chúa từ trời xuống thế để
xét xử loài người thì đất trời rung chuyển (x Mt 24,15t) để diệt hết sự dữ, chỉ
còn sự thiện và tình thương: hoàn tất công trình sáng tạo.
b-
Lần I: Ai cũng thấy Con Thiên Chúa nghèo khó: thân bọc tã nằm trong máng cỏ (x Lc 2,7).
c’ Lần II: Người ta thấy Con Thiên Chúa mặc áo
sáng ngời như mặt trời (x Mt 17,2), vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng.
d- Lần I: Con
Thiên Chúa là một bị can, bị điệu ra tòa án, nhưng trước tòa án Ngài im lặng (x Mt 26,63).
d’ Lần II: Con Thiên Chúa là một Quan Tòa uy quyền lên tiếng xét xử
những kẻ không phục vụ “kẻ bé nhỏ” (x Mt 25, 31-46). Vì Ngài
là Chủ mọi Lề Luật.
e- Lần I: Con Thiên Chúa đến với ai tin Ngài là
Thiên Chúa Cứu Độ duy nhất (x Cv 4,12). Đức Tin ấy thể hiện bằng việc lãnh Bí tích Thánh Tẩy, Ngài làm cho
người ấy trở nên chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài là
Hội Thánh, họ được trở nên con Thiên Chúa.
e’ Lần II: Con
Thiên Chúa đến với người Công Giáo khi
họ tham dự tiệc Thánh Thể, là được kết hợp nên một với Chúa Giêsu Phục Sinh,đến
nỗi được đồng hóa với Ngài trong cùng một nguồn gốc, cùng một xương thịt, cùng
một sự sống (x Dt 2,11-14 ; Ga 6,50-59 ; Gl 2,20).
f- Lần I: Con Thiên Chúa đến kêu gọi tội nhân hối cải (x Mt 9,9-13).
f’ Lần II: Con
Thiên Chúa đến qua Bí tích Thánh Tẩy, Bí
tích Giao Hòa, Bí tích Xức Dầu, nhất là Bí tích Thánh Thể để thanh tẩy tội họ ;
vào ngày cánh chung Ngài xét xử kẻ không tin vào Ngài mà nán lại trong tội (x
Mt 22,11-13).
g- Lần I: Con
Thiên Chúa đến xét xử mỗi người vào giờ chết của họ, linh hồn người công chính được lên Thiên Đàng, linh hồn người mắc tội
nhẹ còn được thanh tẩy nơi Luyện Tội, kẻ mắc
tội trọng thì linh hồn xuống Hỏa Ngục.
g’ Lần II: Con
Thiên Chúa đến xét xử mọi người vào ngày cánh chung: Cả xác hồn người công
chính được vào dự tiệc cưới Con Chiên trên trời ; trái lại, cả xác hồn những kẻ
khi còn sống không tin và không kết hợp với Chúa Giêsu Phục Sinh, thì muôn đời
phải khổ trong Hỏa Ngục.
Nhìn lại lịch sử cứu độ: Lần thứ I Chúa sai
người đến cứu dân Do Thái khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, rồi lại giải thoát họ khỏi
cảnh làm tôi ở Babylon. Xét về mặt xã hội thân xác họ đã thoát cảnh khốn cực, nhưng
về mặt tinh thần họ vẫn chưa được tự do, chưa được bình an, chưa có hạnh phúc
thật. Lời kêu than của ngôn sứ Isaia sau khi dân được Chúa dùng vua Cyros giải
cứu họ thoát nô lệ Babylon, được hồi hương tái thiết thánh điện Giêrusalem, dân
Do Thái tưởng đó là cùng đích ơn cứu độ, nên sống buông thả như dân ngoại.
Trong thảm trạng ấy, ngôn sứ Isaia gióng tiếng cảnh báo và cầu nguyện thay cho dân
phải tỉnh thức kêu cầu xin Chúa ban Đấng Mêsia, Ngài mới thực là Vua Bình An,
là nguồn sống hạnh phúc ban cho dân. Thế mà “không có ai cầu khẩn danh Chúa, cũng chẳng ai tỉnh dậy mà níu lấy Ngài,
vì Ngài đã ngoảnh mặt không nhìn đến, và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức
hành hạ chúng con. Thế nhưng lạy Chúa, Ngài là Cha chúng con; chúng con là đất
sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con” (Is
64,6-7: Bài đọc I).
Lời cầu khẩn tha
thiết của ngôn sứ Isaia cho dân Do Thái chỉ được Chúa nhận lời, Ngài thực hiện
đối với những ai tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đến cứu độ muôn dân, thể hiện
Đức Tin ấy bằng việc lãnh Bí tích Khai Tâm (Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể). Qua
Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu Phục Sinh mới được người Công Giáo nhận ra Ngài đúng
là người thợ gốm tài năng tuyệt vời, Ngài chộp lấy những ai nghe lời Hội Thánh
rao giảng và ăn Thịt Máu Ngài, họ như nắm đất sét được Ngài nắn tạo mỗi ngày
trở nên con người hoàn hảo theo mẫu Cha Trên Trời (Mt 5,48), đặc biệt vào ngày
cánh chung, đúng như lời thánh Gioan nói: “Hiện
giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa
được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống
như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.” (1Ga 3,2).
Bởi thế thánh
Phaolô đã tạ ơn Chúa với các tín hữu: “Tôi
hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi
Đức Kitô Giêsu. Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về
mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của
Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh
em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày
Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mạc khải vinh quang của Người.” (1Cr 1,4-7:
Bài đọc II).
Tất cả những dẫn
chứng trên cho chúng ta thấy mục đích ơn cứu độ là: Kẻ có tội được Đức Giêsu kêu
gọi: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh
thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương
xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một
việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì
anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay
tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh
em đang ngủ. Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người
là: phải canh thức!” (Mc 13,33-37: Tin Mừng).
Tỉnh thức trước
nhất phải là kết hợp với Chúa Giêsu Phục Sinh: tha thiết nghe lời Hội Thánh
giảng dạy, hiệp thông với Chúa Giêsu qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh
Thể. Nhờ đó “chúng ta được giàu có về mọi
mặt, không còn thiếu thốn gì” (x 1Cr 1,5-7: Bài đọc II). Vì “ngoài Chúa Giêsu Phục Sinh không có gì được
tạo thành và tồn tại” (x Ga 1,3), vinh quang và danh dự của ta là nhờ được mặc
lấy Chúa Giêsu (x Gl 3,27), trổi vượt hơn nguyên tổ Adam, Eva được Chúa lột da
thú may áo mặc cho (x St 3,21).
Tuy nhiên, ơn cứu
độ của ta không phải là mặc chiếc áo Đức Kitô để che đậy sự xấu xa của mình, mà
“mặc
lấy Đức Kitô” chính là được đồng hóa với Ngài, đi con đường như Ngài đã
đi để canh tân đổi mới tâm hồn, vì nhờ Ngài cho ta được kiên vững, sống vô
phương trách cứ (x 1Cr 1,8: Bài đọc II), có thế ta mới có khả năng chu toàn
nhiệm vụ do Chúa Thánh Thần phân định cho mỗi người mỗi việc (x Mc 13,33-37:
Tin Mừng).
Kẻ không tỉnh thức
không phải chỉ làm hại mình mà còn làm hại đến sự nghiệp chung. Đan cử: Trong
một cơ sở sản xuất ô tô theo phương pháp dây chuyền, mỗi công nhân làm một việc:
người chỉ có nhiệm vụ vặn chiếc ốc, người kia ráp cái đèn, v.v… Nếu một khâu nào
không tỉnh thức, không làm đúng phận vụ đã được trao phó, thì chắc chắn người
ấy làm cho cơ đồ hãng xe đó bị phá sản!
Như thế vào đầu mùa
Vọng, tiếng vọng bốn phương “hãy tỉnh thức” Đức Giêsu nhắc tới bốn lần cho các
môn đệ (c 33.34.35.36), và Ngài cũng nhắc cho mọi người phải canh thức như
vậy (c 37) là Ngài
kêu mời “mọi công nhân” của “Hãng Cứu Độ”, mỗi người phải có ý hướng kết hợp
với Chúa Giêsu khi tham dự Phụng Vụ Hội Thánh cử hành, để được Ngài ở cùng, Ngài giúp mỗi
người làm tròn bổn phận Chúa đã trao, hầu công trình cứu độ loài người của Chúa
đã xây dựng bằng Thịt Máu Chúa Kitô Giêsu mỗi ngày vươn đến hoàn thiện và “ăn
khách” hơn, vì ngày Chúa trở lại lần II, Ngài đến với ta trong Thánh Lễ mới bảo
đảm ơn cứu độ. Bởi vì vào thời các Tông Đồ chỉ có Lễ vào 12 giờ đêm Chúa nhật,
nên Chúa kêu gọi “hãy tỉnh thức”, là canh giờ mà đi dự Lễ, đừng vì khuya mà ngủ
quên thì mất Lễ.
Vậy sống mùa Vọng
là hướng tới một tương lai rực rỡ. Muốn thế, ta phải sống như trải nghiệm sống
Đạo của thánh Phaolô đã nêu gương:
- Hãy run sợ mà gia
công lo việc cứu rỗi chính mình (Pl 2,12).
- Không phải là tôi
đã đoạt giải hay đã là người hoàn hảo, nhưng tôi đang đuổi theo để chiếm đoạt,
tôi kể mình chưa chiếm đoạt – có chăng là Đức Kitô đã chộp lấy tôi – Phần tôi,
hãy quên phía sau mà lao mình tới phía trước, nhắm đích giải thưởng đã được ban
trong Đức Kitô (Pl 3,12-14).
- Ơn cứu độ đã đến
cho tôi như một hy vọng. Hy vọng mà thấy được ai còn hy vọng nữa, nhưng nếu hy
vọng điều không thấy, thì tôi cứ kiên vững đợi trông (Rm 8,24-25).
Trong niềm hy vọng
sẽ nắm bắt được trọn vẹn ơn cứu độ, nên các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai khi
cử hành Phụng Vụ họ luôn cất tiếng cầu nguyện: “Maranatha” (1Cr 16,22 ; Kh
22,20). Lời này theo tiếng Aram hiểu theo thời hiện tại, hay tương lai, tùy
theo cách đọc:
·Maran
– atha: Con thờ lạy Chúa đang ở với
chúng con.
·Marana
– tha: Lạy Chúa, xin hãy đến với chúng
con.
Đúng với khát vọng dân
Chúa cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin tỏ cho
chúng con thấy tình thương của Chúa, và ban ơn cứu độ cho chúng con” (Tv
85/84,8: Tung Hô Tin Mừng).
Nếu ta không có
Chúa trong thời hiện tại, thì chắc chắn ta cũng không có Ngài trong tương lai.
Nói cách khác, ơn cứu độ Chúa ban là bề dầy ơn Ngài ban cho ta trong từng giây
phút hiện tại. Ơn ấy luôn hướng lòng ta kết hợp với Chúa Giêsu Phục Sinh qua
Phụng Vụ, nhất là Thánh Lễ, để “từ nguồn
sung mãn của Người tất cả chúng ta đã
lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” ( Ga.1,16 ) làm cho ta được mạnh sức trên
đường đang tiến về Quê Trời, trỗi vượt hơn đất chảy sữa và mật Chúa đã hứa ban
cho dân Do Thái ( Xh.3,8)
THUỘC LÒNG
Chúa phán: “Khi chủ về mà thấy những đầy tớ đang tỉnh
thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng đưa họ
vào bàn ăn và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc12,37).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH