BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC :
Pl 2, 5-11
5
Thưa anh em, giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức
Ki-tô Giê-su.6 Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ
phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,7 nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ,trở nên giống phàm nhân sống
như người trần thế.8 Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. 9 Chính vì thế, Thiên
Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh
hiệu.10 Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,cả trên trời dưới
đất và trong nơi âm phủ,muôn vật phải bái quỳ;11 và để tôn vinh
Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô
là Chúa".
ĐÁP CA : Tv
21
Đ. Lạy
Chúa, giữa lòng đại hội, con nguyện tán dương Ngài. (x c 26a)
26b Điều
khấn nguyền, tôi xin giữ trọn trước mặt những ai kính sợ Người. 27
Kẻ nghèo hèn được ăn uống thoả thuê,người tìm Chúa sẽ dâng lời ca tụng. Cầu
chúc họ vui sống ngàn đời.
28 Toàn
thế giới, muôn người nhớ lại và trở về cùng Chúa. Mọi dân tộc dưới trần phủ
phục trước Tôn Nhan. 29 Bởi vì Chúa nắm quyền vương đế, Người thống
trị chư dân. 30a Mọi kẻ ngủ yên trong lòng đất sẽ đều bái lạy một
mình Người, phàm những ai trở về cát bụi sẽ cùng phủ phục trước Thánh Nhan.
30b Phần
tôi, nguyện sẽ sống cho Chúa, 31 con cháu tôi sẽ phụng sự Người.
Thiên hạ sẽ nói về Đức Chúa cho thế hệ tương lai, 32 truyền tụng cho
hậu sinh đức công chính của Người, rằng: "Đức Chúa đã làm như vậy! "
BÀI GIẢNG
NGOÀI CHÚA GIÊSU KHÔNG ƠN CỨU ĐỘ
(Cv 4,12)
Thánh
Tông Đồ khẳng định rằng : “Mỗi người mỗi khả năng riêng, chức vụ riêng, đó là
ơn riêng Chúa ban cho mỗi người cốt để xây dựng, phát triển cộng đoàn nhằm diễn
tả sức sống của Hội Thánh Chúa Kitô. Nhưng muốn được như thế, mỗi người phải
hoạt động dưới mãnh lực của tình yêu”
(x Rm 12,5-12).Tình yêu ở đây không chỉ nói về lòng sốt sắng, mà còn nói về một
ngôi vị, đó là Thiên Chúa,như lời thánh Gioan nói : “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Vậy
muốn sống trong TÌNH YÊU, mọi người phải sống trong Hội Thánh Công Giáo, đó
chính là Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh ; đã sống trong Hội Thánh phải
là người khao khát nghe Lời Chúa, như Chúa Giêsu khao khát giảng Lời cho
chị phụ nữ Samari lạc giáo, Ngài nói khéo với chị : “Tôi đang khát nước, chị có thể cho tôi uống”, thế rồi Ngài thao
thao giảng Lời cho chị, quên cả ăn uống, đến nỗi các Tông Đồ sau khi mua bánh
về mời Ngài, Ngài trả lời : “Thầy có của
ăn rồi mà anh em không biết”, (x Ga 4,7t) ; và lòng mến Chúa phải thể hiện
khao khát rước Mình Thánh Chúa như Chúa Giêsu “khát” khi Ngài dâng Lễ
trên thập giá (x Ga 19,28). Ta phải xác tín rằng : Nhờ nghe Lời và rước Mình
Thánh Chúa, ta mới thực hành lời thánh Phêrô dạy : “Ai có nói thì nói Lời Chúa, ai phục vụ thì phục vụ bằng sức lực Chúa
ban, có thế trong mọi việc chúng ta làm mới tôn vinh Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu
Kitô” (1Pr 4,11). Do đó, không có Lời Chúa, không có Chúa Giêsu Thánh Thể
mà phục vụ thì, thiếu “TÌNH YÊU” : thiếu Chúa, công việc phục vụ ấy trở nên vô
giá trị trước mặt Chúa (x Cv 5,38 ; 1Cr 13,3 ; Ga 15,5-6). Bởi vì chỉ nhờ
Đức Kitô và trong Đức Kitô, mọi chúc tụng và vinh quang đền quy về Thiên Chúa (x Rm 11,36). Để “giữa lòng đại hội, con nguyện tán dương Chúa” (Tv 22/21,26a).
Gia
nhập vào Hội Thánh Chúa Kitô để được dự tiệc Thánh Thể (có TÌNH YÊU) quan trọng như vậy mà những người Do
Thái giáo mù quáng không nhận ra, cứ tự mãn vào việc giữ Luật Môsê, dâng chiên
cừu bò lừa tế lễ cho Thiên Chúa, tưởng đó là hết ý! Loại người sống như thế, nó
trở thành kẻ sát nhân, cụ thể như ông Saolô đã xông đi triệt hạ những người
Công Giáo ở Đamas (x Cv 9) ; hoặc những người Công Giáo tự mãn vào việc lành
mình làm mà không sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, thì nó là kẻ lạm dụng
ơn Chúa để phá hoại chứ không phải xây dựng :
* Chúa Giêsu nói :
- “Ai
không đi với Ta là chống lại Ta,kẻ không cùng Ta tập họp là phá hoại”(Mt
12, 30).
- “Ngoài
Ta ra, các ngươi không thể làm gì được” (Ga 15, 5).
* Thánh Phaolô nói :
“Dù
bạn có chia hết gia tài sự nghiệp và hiến cả mạng sống cho tha nhân, mà bạn
không có TÌNH YÊU (Chúa Giêsu), thì cũng vô ích cho bạn!” (1Cr 13, 3).
* Vua Đavid nói : “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công, thành
kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm. Bạn có thức
khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công, còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ, Ngài vẫn ban cho đủ tiêu
dùng” (Tv 127/126,1-2).
Trong
thực tế những kẻ từ chối dự tiệc của vua đã dọn, chính là hạng người coi việc
đời hơn việc Chúa, lo cho nhu cầu thân xác hơn nhu cầu của linh hồn, những người
mắt mù mà vẫn tưởng mình sáng! Họ tạo ra những lý do thật vớ vẩn để chối từ dự
tiệc của vua :
- Người thứ nhất nói : “Tôi mới tậu ruộng, tôi cần phải đi xem đất, dám xin ông cho tôi kiếu”
(Lc 14,18 : Tin Mừng).
Hỏi
có ai bỏ tiền đi mua ruộng mà lại không đi xem đất trước? Mà đã mua rồi, có nào
chịu vậy, cớ gì còn mất thời giờ phải đi xem ?
-
Người khác nói: “Tôi mới tậu năm cặp bò,
tôi phải đi thử,xin cho tôi kiếu” (Lc 14,19 : Tin Mừng).
Hỏi
có kẻ nào dại chưa biết bò yếu hay khỏe mà đã mua về. Đã mua về rồi, thì khỏe
hay yếu phải chấp nhận, chứ không lẽ đưa trả lại cho người bán?
-
Người khác nữa lại rằng: “Tôi mới cưới
vợ, không thể đi đâu được,xin cho tôi kiếu” (Lc 14,20 : Tin Mừng).
Việc
cưới hỏi đã xong xuôi, sao không đưa vợ cùng đi dự tiệc, bởi vì tiệc vua dọn
nhiều người từ chối nên bàn còn trống !
Quả
thật : “Bảo không có giờ làm việc này, chỉ có nghĩa là đã dành giờ cho
việc mình cho là quan trọng, quan trọng việc gì thì có giờ cho việc đó!”
Dù
những kẻ đã được vua mời đến dự tiệc nhất loại từ chối, đó chính là dân Do Thái
khước từ không vào Hội Thánh, nhất là các đầu mục Do Thái, chẳng những không
muốn tin theo Giêsu vào dự tiệc của Ngài, mà còn tìm cách ngăn cản người khác
đến với Ngài ! Cũng như tìm mưu tính kế hại Ngài : “Nếu ta cứ để hắn như vậy, thì mọi người sẽ tin vào hắn hết thảy ! Cho
nên chắc ăn, chúng ta phải giết luôn cả Ladarô, kẻ đã được ông Giêsu cho sống
lại” (x Ga 11,48.53 ; Ga 12,10). Đúng như Lời Chúa Giêsu đã trách họ : “Các ngươi chẳng muốn vào Nước Trời, những
người muốn vào các ngươi lại ngăn cản không cho” (Mt 23,13).
Trước
sự lỳ lợm và độc ác của dân Chúa chọn như thế, không làm cho Ngài thối chí nản
lòng, vì Ngài đã tùng phục ý Chúa Cha hiến mạng sống để phục vụ nhân loại, để
rồi được Chúa Cha tôn vinh, mọi đầu gối phải bái quỳ mà tung hô : “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (x Pl 2,6-11:
Bài đọc năm chẵn), thì chắc chắn sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, Ngài vẫn
tiếp tục mời gọi mọi người đến dự tiệc của Ngài, như Ngài đã diễn tả qua hình
ảnh : “Vua sai các đầy tớ ra ngoài đường
cố nài ép mọi người vào dự tiệc, bất luận lành hay dữ, tàn tật, què quặt hay
đui mù” (Lc 14,21: Tin Mừng). Chỉ những ai đến dự tiệc của Chúa Giêsu thiết
đãi, thì mới được Ngài thực hiện điều đã hứa : “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ
cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28 : Tung Hô Tin Mừng).Nên dù họ có bị ép
cũng không phải là bị áp bức, nhưng đó là tình thương của Chúa quá mãnh liệt
muốn cứu loài người tội lỗi, còn hơn người mẹ ép con phải uống thuốc, dù con
không muốn uống, mẹ vẫn đè con ra đổ thuốc vào miệng, vì biết rằng, nếu không
làm như thế thì tử thần đến chịt cổ con !
Thánh
Phaolô ý thức việc gia nhập Hội Thánh rất quan trọng như trải nghiệm của ông
khi trở về hiệp thông với Hội Thánh, ông cũng muốn mọi người cộng tác với ông
để dìu kéo nhiều người vào dự tiệc Nước Trời. Do đó ông đã nói: “Chúng ta là chi thể trong Thân Mình Đức
Kitô, ai nấy theo phận mà làm chi thể cho nhau, hãy phân phát những ơn riêng
Chúa đã ban cho mỗi người, và trong tình huynh đệ hãy yêu mến nhau nhiệt thành,
không trễ nải, lấy tâm hồn sốt sắng mà làm tôi Thiên Chúa, vui mừng trong hy
vọng, kiên nhẫn trong gian truân, trong các việc cầu nguyện, chia sẻ, cho khách
trọ nhà, lấy việc lành đáp lại kẻ ác, và mỗi người hãy vui với người vui, khóc
với người khóc, đồng tâm nhất trí, không cao vọng về mình, bỏ ý riêng mình,
chọn phần hèn kém, đừng tự thị mình khôn” (Rm 12,5-16 : Bài đọc năm lẻ).
Nếu
người Kitô hữu nào cũng có tâm tư như thế, thì họ đã kết thành đoàn chứng nhân
cho Chúa Kitô, làm động lực thúc bách nhiều người đến dự tiệc của Chúa, để “nên như trẻ thơ nép mình lòng mẹ” (Tv
131/130 : ĐC năm lẻ).
THUỘC LÒNG
Tôi bảo
không có giờ làm việc này, chỉ có nghĩa là tôi đã dành giờ cho việc mà tôi cho
là quan trọng ! Bởi vì quan trọng việc gì, thì có giờ cho việc đó.
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH