CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN NĂM A
BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ) BÀI ĐỌC I : Is 55,1-3
1
Đức Chúa phán như sau : “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây!
Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả
đồng nào. 2 Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công
lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng? Hãy chăm chú nghe Ta, thì các
ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. 3 Hãy lắng
tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ lập với các ngươi
một giao ước vĩnh cửu,để trọn bề nhân nghĩa với Đa-vít.”
ĐÁP CA : Tv 144
Đ. Chúa thương rộng mở tay ban,
đoàn
con hết thảy muôn vàn thỏa thuê. (x
c 16)
8 Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,Người
chậm giận và giàu tình thương. 9 Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ
lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
15 Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt
trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. 16 Khi Ngài rộng mở
tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả
thuê.
17 Chúa công minh trong mọi đường
lối Chúa, đầy yêu thương trong mọi việc Người làm. 18 Chúa gần gũi
tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
BÀI ĐỌC II : Rm 8,35.37-39
35
Thưa anh em, ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng
là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?
37
Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.
38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho
dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương
lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm hay bất cứ
một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của
Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
BÀI TIN MỪNG TUNG
HÔ TIN MỪNG : Mt 4,4b
Hall-Hall
: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa
phán ra. Hall.
TIN MỪNG : Mt 14,13-21
13
Khi nghe tin ông Gio-an Tẩy Giả chết, Đức Giê-su xuống thuyền đến một chỗ hoang
vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo
Người.14 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông
đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.
15 Chiều đến, các môn đệ lại gần
thưa với Người : "Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân
chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn."16 Đức Giê-su
bảo: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."17
Các ông đáp: "Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con
cá!" 18 Người bảo: "Đem lại đây cho Thầy! "19
Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái
bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho
môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng.20 Ai nấy đều ăn và được no nê.
Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy.21
Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
BÀI GIẢNG HAI MÙI THƠM CỦA BÁNH HẰNG SỐNG
Là người Công Giáo ai cũng phải
hiểu phép lạ Đức Giêsu hóa bánh nuôi dân là dấu chỉ về Bí tích Thánh Thể. Khi
thiết lập Bí tích này, Đức Giêsu không muốn cử hành một mình, mà Ngài muốn mọi
người Công Giáo phải cộng tác, đặc biệt là các chủ chăn trong Hội Thánh.Thực
vậy, nếu Đức Giêsu muốn biểu lộ sự toàn năng và tình thương của Ngài để dân
khỏi đói, thì Ngài có thể khiến bánh từ trời rơi xuống như xưa Chúa đã mưa
manna nuôi dân (x Xh 16), hoặc Ngài có thể bảo mỗi người cầm cục đá giơ lên để
Ngài làm phép hóa bánh ăn no thỏa, nhưng Ngài đã không làm thế, mà Ngài đã bảo
các môn đệ : “Không cần phải bảo dân đi
đâu mua bánh, chúng con hãy cho họ ăn
đi” (Mt 14,16 : Tin Mừng). Lúc ấy các môn đệ cũng đang thiếu thốn vì trong
Nhóm, cả Thầy trò 13 người chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, thế mà Đức Giêsu
lại muốn các ông khi đã được nghe Lời Thầy giáo dục, nuôi dưỡng, thì phải đặt nhu cầu đồng loại trên nhu cầu của mình.Trong khi đó chẳng có Luật nào
đòi buộc người đang túng thiếu lại phải giúp đỡ
người khác, chấp nhận mình chịu
đói ! Tuy nhiên lúc nghèo mà biết chia, thì khác nào bà góa đang túng thiếu chỉ
có hai đồng tiền kẽm đã dâng hết vào Đền Thờ, nên được Đức Giêsu khen trước mặt
các môn đệ : “Thầy bảo thật anh em : bà
góa nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết.
Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ, mà bỏ vào
dâng cúng ; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả
những gì bà có để nuôi sống mình” (x Lc 21,1-4) ; và đó cũng là lý do tác
giả Tin Mừng Nhất Lãm trước khi ghi lại phép lạ Hóa Bánh, các ông đều nhắc đến
sự cố ông Gioan Bt vì bảo vệ chân lý : phản đối vua Hêrôđê cướp vợ anh mình,
nên bị chém đầu! (x Mt 14,3t ; Mc 6,17t ; Lc 9,7t) là hữu ý báo trước việc Đức
Giêsu và các môn đệ nhịn ăn mới có bánh chia, thì sau này cả Thầy trò phải mất mạng vì Tin Mừng, lúc đó mới có
Bánh Hằng Sống nuôi hết mọi người chẳng bao giờ phải đói khát, nhưng được sống
dồi dào hạnh phúc như Thiên Chúa (x Ga 6,32t). Đó
mới thực là phép lạ vĩ đại, hơn phép lạ chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá nuôi trên 5.000 người
đàn ông không kể đàn bà con nít mà vẫn còn dư 12 thúng miếng bánh vụn! (x Mt
14,19-21 : Tin Mừng).
Thế thì Giám mục hay Linh mục mỗi
khi dâng Lễ không được phép quên Lời Đức Giêsu đã truyền : “HÃY CHO DÂN ĂN” (Mt 14,16b : Tin Mừng). Thực
ra, Chúa chưa đòi các vị chủ chăn phải dùng tiền của nuôi dân, nhưng Ngài đòi
buộc khi dâng Lễ phải cho dân ăn Lời Chúa qua Bài giảng đã vất vả soạn. Giáo
huấn CĐ Vat.II, trong Sắc Lệnh Đời Sống Linh Mục số 4 dạy : “Dân Chúa được tập họp trước nhất nhờ Lời Thiên
Chúa, Lời này đặc biệt phải tìm trên môi miệng Linh mục. Vì Linh mục mắc nợ dân
Lời Chúa”. Do đó bài giảng trong Thánh Lễ
là sợi dây giáo lý xuyên suốt qua các Bài đọc, đúng với Luật giảng theo Hiến Chế Phụng Vụ số 24 : “Trong việc
cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Kinh Thánh những Bài để đọc, những Bài để
dẫn giải trong Bài giảng”. Và số 52 dạy : “Bài giảng căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm Đức Tin và
những quy tắc cho đời sống Ki-tô giáo trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ, rất đáng
được coi như một phần của chính Phụng Vụ. Bởi đó không được bỏ giảng nếu không
có lý do hệ trọng”. Vì lẽ đó Giáo
Luật số 906 dạy : “Nếu không có lý do chính đáng và hợp lý, tư
tế không được cử hành lễ Thánh Thể nếu không có ít là một vài giáo dân tham dự”.
Để làm tốt sứ mệnh này, chắc chắn
đòi hỏi người giảng phải vất vã, đầu tư mọi khả năng, nhất là dành nhiều thời
giờ để cầu nguyện, để nghiền ngẫm các Bài đọc, thì Bài giảng mới trở thành tấm
bánh dâng lên Chúa Giêsu để được Ngài chúc lành và chia cho dân. Bởi đó Thánh
Lễ nào mà không giảng, thì Lễ đó chỉ có một mình Chúa Giêsu cho dân ăn, và như
thế tư tế trao tấm Bánh Hằng Sống là trao Chúa Giêsu “cà thọt” cho dân, chưa
phải là Chúa Giêsu Phục Sinh toàn thắng sự dữ, vì còn khuyết tật.
Chủ chăn trong Hội Thánh phải sống
gương mẫu như thánh Phaolô cuối đời đã nói với các tín hữu : “Ngày hôm nay, trước mặt anh em, tôi cam đoan
rằng tôi hoàn toàn trong sạch về máu mọi người. Vì tôi đã không e ngại mà giấu
giếm đi để không loan báo cho anh em tất cả ý định của Thiên Chúa” (Cv 20,26-27). Như thế, giảng mà chỉ dựa
vào một đoạn Lời Chúa đã đọc trong Thánh Lễ, mà không nối kết các Bài đọc là “giấu giếm đi để không loan báo cho anh em
tất cả ý định của Thiên Chúa”, thì đó là chủ ý phạm tội đổ máu giáo dân,
chủ ý quăng cả xác hồn họ xuống Hỏa ngục! Do đó người tín hữu đến hiệp dâng
Thánh Lễ cũng phải xác tín rằng : Nhờ Bí tích Thánh Tẩy, đã được thông hiệp với
chức Tư Tế của Chúa Kitô, thì cũng phải sống Lệnh Chúa truyền là “cho người
khác ăn”, hầu làm
nên một tấm Bánh Hằng Sống của Chúa Giêsu Phục Sinh, có nhiều mùi vị thơm ngon.
Đúng với lời nguyện trong giờ Chầu Thánh Thể, vị giáo sĩ trước khi ban Phép
Lành Mình Thánh Chúa, đã long trọng xướng lên : “Chúa đã ban Bánh bởi Trời cho nhân loại”, mọi người đáp : “Bánh có đủ mọi mùi thơm ngon”. Mùi đó là
của Chúa Giêsu Phục Sinh và của các Kitô hữu sống Lời Chúa dạy “cho thì có phúc hơn là lấy” (Cv 20,35).
Quả thật, nếu mọi Kitô hữu, đặc biệt là hàng giáo sĩ, ai cũng thực hành Lời
Chúa truyền “cho người khác ăn”, thì
thế giới này không còn ai đói khổ, nên trước khi rước Lễ, chúng ta cầu nguyện :
“Xin cho ý Cha được thể hiện dưới đất
cũng như trên trời” (Kinh Lạy Cha - Mt 6,10). Thánh Phaolô đã sống nêu
gương : Cả một cuộc đời phục vụ Tin Mừng của ông kiên trì trong gian khổ vì Đức
Kitô, nên ông nói : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của
Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm
giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến
chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên
thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,
trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách
được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa
chúng ta.” (Rm 8, 35.37-39 : Bài đọc II).
Thánh
Tông Đồ phục vụ trong gian khổ như thế mà ông lấy làm vui sướng, vì ông được cộng
tác với đau khổ của Chúa Giêsu, góp phần làm hoàn hảo Hy Tế của Ngài, ông nói :
“Trong thân xác tôi, tôi bù đắp những gì
còn thiếu nơi các nỗi quẫn bách Đức Kitô phải chịu, vì Thân Mình Ngài là Hội
Thánh, mà tôi đã trở thành người phục vụ theo lệnh Đức Giêsu dạy “anh em hãy
cho người ta ăn” (x Cl 1,24 ; Mt 14,16b).
Vậy
chỉ khi nào mọi Kitô hữu đến hiệp dâng Thánh Lễ với chủ chăn, thì từ hàng giáo
sĩ đến giáo dân đều phải ý thức chu toàn lệnh Chúa truyền “hãy cho dân ăn”, như tinh thần phục vụ của thánh Phaolô, lúc ấy mới
ứng nghiệm Lời Chúa phán : “Đến cả đi,
hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua
mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào. Sao lại phí tiền bạc
vào của không nuôi sống, tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no
lòng? Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao
lương mỹ vị. Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống.”
(Is 55, 1-3 : Bài đọc I).
Sự
sống trong bàn tiệc Thánh Thể là sự sống của Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài muốn
ban cho loài người những ơn hơn lòng họ mong ước, đúng như lời ngôn sứ Isaia :
“Ngày ấy, trên núi này,ĐỨC CHÚA các đạo
binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn liệm
che phủ mọi dân,và tấm màn tang lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử
thần. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và
trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người. Nào ta cùng hoan
hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ."(Is 25,6-9). Đúng là “Chúa thương rộng mở tay ban, đoàn con hết
thảy muôn vàn thỏa thuê” (Tv 145/144,16 : Đáp ca). Vì “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên
Chúa phán ra” (Mt 4,4b : Tung Hô Tin Mừng).
THUỘC LÒNG
Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy
tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những
tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. (Pl 2,4-5).
http://phaolomoi.net
Lm GIUSE ĐINH QUANG
THỊNH
|