BÀI ĐỌC 1 VÀ 2 (NẾU CÓ)
BÀI ĐỌC I:
Cv 3, 1-10
1
Một hôm, ông Phê-rô và ông Gio-an lên Đền Thờ, vào buổi cầu nguyện giờ thứ
chín.2 Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ.
Ngày ngày họ đặt anh ta bên cửa Đền Thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào Đền
Thờ bố thí.3 Vừa thấy ông Phê-rô và ông Gio-an sắp vào Đền Thờ, anh
liền xin bố thí.4 Hai ông nhìn thẳng vào anh, và ông Phê-rô nói:
"Anh nhìn chúng tôi đây! "5 Anh ta chăm chú nhìn hai ông,
tưởng rằng sẽ được cái gì.6 Bấy giờ ông Phê-rô nói: "Vàng bạc
thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô
người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi! "7 Rồi ông nắm chặt lấy
tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên
cứng cáp.8 Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh
vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa.9 Toàn dân
thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa.10 Và khi nhận ra anh chính là
người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới
xảy đến cho anh.
ĐÁP CA : Tv
18A
Đ. Tiếng
các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu. (x
c 5a)
2 Trời
xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người
làm. 3 Ngày qua mách bảo cho ngày tới,đêm này kể lại với đêm kia.
4 Chẳng
một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, 5ab mà tiếng vang đã dội
khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển.Chúa căng lều cho
thái dương tại đó.
BÀI ĐỌC II
: Gl 1, 11-20
11
Thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là
do loài người.12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay
dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải.13
Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái: tôi đã
quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa.14
Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với
tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.
15 Nhưng
Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi
nhờ ân sủng của Người.16 Người đã đoái thương mặc khải Con của Người
cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đã
chẳng thuận theo các lý do tự nhiên,17 cũng chẳng lên Giê-ru-sa-lem
để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Ả-rập, rồi
lại trở về Đa-mát.18 Ba năm sau tôi mới lên Giê-ru-sa-lem diện kiến
ông Kê-pha, và ở lại với ông mười lăm ngày.19 Tôi đã không gặp một
vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Gia-cô-bê, người anh em của Chúa.20
Viết cho anh em những điều này, tôi cam đoan trước mặt Thiên Chúa là tôi không
nói dối.
BÀI GIẢNG
CHÚA TIỀN
ĐỊNH TA LÀM VINH HIỂN NGÀI
Từ
muôn thuở Thiên Chúa tiền định cho muôn loài thụ tạo, đặc biệt nơi loài người
phải tường thuật vinh quang Thiên Chúa, để không thua muôn loài vô tri vô giác.
Thực vậy : “Trời xanh tường thuật vinh
quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19/18,2 :
Đáp ca).
Do
đó ông Phaolô một tên vũ phu bách hại Hội Thánh, để bảo vệ uy tín Luật Môsê,
Chúa vẫn thương gọi ông để trao cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng, sau khi ông đã
trực tiếp được Chúa Giêsu dạy ba năm ở Ả Rập, và để việc rao giảng Tin Mừng của
ông không ra vô hiệu, ông phải hiệp thông với ông Phêrô, thủ lãnh Hội Thánh, cùng
với ông Giacôbê, Giám mục Giêrusalem, trung tâm Do Thái giáo. Ông Phaolô ý thức
ơn gọi Tông Đồ là ơn bẩm sinh, Chúa đã có ý dành riêng ông ngay từ lúc ông còn
trong dạ mẹ (x Gl 1, 11-20 : Bài đọc II).
Vì
chưng ai được Chúa tuyển chọn làm Tông Đồ cho Ngài đều chung một sứ mệnh cao cả
nhất là đặt Chúa Giêsu vào tâm hồn đồng loại. Đó là lý do hai ông Phêrô và
Gioan lên Đền Thờ cầu nguyện, gặp anh què bẩm sinh ngửa tay xin của bố thí, vì
thời đó các Tông Đồ có rất nhiều tiền của, nhờ giáo dân bán ruộng đất lấy tiền
dâng cho các ông để chia sẻ cho người nghèo, các Tông Đồ không còn tay đón
nhận, giáo dân phải đặt tiền của dưới chân các ngài (x Cv 4,34-35). Thế mà ông
Phêrô lại nói với người ăn xin : “Tiền
bạc tôi không có”. Có nghĩa là tôi
có chia sẻ tiền của cho anh, anh vẫn là kẻ què ăn xin ! Thế nên tôi cho anh
Chúa : “Nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh hãy bước
đi”. Rồi cầm lấy tay phải nó, ông cho nó chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương
mắt cá nó chắc lại, nó nhảy vùng lên và đứng dậy, đi lại được, rồi nó vào Đền
Thờ với hai ông vừa đi vừa nhảy và ngợi khen Thiên Chúa. Toàn dân đều thấy nó
đi và ngợi khen Thiên Chúa, tin này được loan nhanh làm nhiều người sửng sốt trước sự việc xảy ra cho
nó” (Cv 3,1-10 : Bài đọc I). Điều ấy làm cho “tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu” (Tv 19/18,5a : Đáp ca).
Ta
lưu ý lời ông Phêrô nói : “Vàng bạc tôi
không có, nhưng cái tôi có, tôi cho anh
đây : Nhân danh Đức Giêsu Kitô, người Nadareth, anh đứng dậy mà đi” (Cv 3,6
: Bài đọc I), là ông nói về sứ mệnh của
Hội Thánh muốn diễn tả Đức Ái, không phải chỉ dùng của cải vật chất để chia sẻ
cho người nghèo, mà phải ưu tiên dùng tiền của làm phương tiện đặt Chúa vào tâm
hồn mọi người. Ví dụ : Tôi có một triệu đồng để chia sẻ, thì tôi dùng bảy trăm
ngàn vào việc làm phát triển Giáo Lý, như xây phòng học, tạo điều kiện cho Giáo
lý viên phục vụ, thưởng cho ai học Giáo Lý giỏi ; còn ba trăm ngàn tôi giúp
người không có khả năng tự sống được!
Để
làm tròn sứ mệnh trong ơn gọi Chúa trao, Chúa Giêsu không đòi hỏi ta phải có
tài năng, địa vị, bằng cấp, tài sản, mà Ngài chỉ đòi ta sống Đức Ái. Vì thế,
khi Chúa Giêsu trao quyền lãnh đạo Hội Thánh cho ông Phêrô, Ngài chỉ hỏi ông về
tình yêu.
Trước
nhất, ta phải phân biệt hai động từ yêu được dùng trong trình thuật này :
* Agapê : Yêu vô vị lợi, chỉ muốn thông
ban điều tốt cho muôn loài thụ tạo, nhất là con người, không phân biệt bạn hay
thù.
* Philein : Yêu trong tình bạn, đặt
trên công bằng giao hoán.
Ta
thấy ba lần Chúa Giêsu hỏi và ông Phêrô trả lời :
- Con có Agapê
Thầy không ? Dạ, con Philein Thầy. Con hãy chăn chiên (Arnia).
- Con có Agapê
Thầy không? Dạ, con Philein Thầy. Con hãy chăn cừu (Probata).
- Con Philein Thầy
sao ? Dạ, con Agapê Thầy. Con hãy chăn cừu (Probata).
Như
vậy,
1-
Chỉ khi nào ông Phêrô trả lời Agapê, Chúa Giêsu mới đồng ý, nghĩa là phải yêu
như Chúa Giêsu : “Yêu hết lòng, hết linh
hồn, hết trí khôn, hết sức lực”, mà Ngài đã diễn tả trong ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh.
2-
Ba lần Chúa Giêsu hỏi về tình yêu của ông Phêrô, Ngài muốn ông chuộc lại ba lần
đã chối Thầy. Vì thế lần thứ nhất Chúa Giêsu hỏi ông : “Phêrô, con có yêu mến Thầy HƠN những người này không ?” (Ga 21,15 :
Tin Mừng).
Như
thế câu hỏi đầu tiên Chúa Giêsu đặt ra với ông Phêrô : “Con có yêu Thầy HƠN những người này không?” Ngài muốn dạy mọi người
hai điều :
a*
Phải nhận ra mình quá yếu đuối bất lực trước ơn gọi nên thánh, chính ông Phêrô
thề với Thầy Giêsu : “Dù mọi người đều
vấp ngã vì Thầy, còn con, con sẽ không bao giờ vấp ngã!” (Mt 26,33) Nhưng
rồi sau đó ông đã chối Thầy ba lần! Bây giờ ông phải chuộc tội ấy bằng tình yêu
mỏng dòn của ông, tình yêu này hoàn toàn lệ thuộc vào lòng thương xót của Chúa,
thúc bách ông ! (x 2Cr 5,14). Vì thế ông buồn và khiêm tốn trả lời : “Lạy Thầy, Thầy thông hay mọi sự (con đã
chối Thầy ba lần), Thầy biết con yêu mến
Thầy!” (Ga 21,17 : Tung Hô Tin Mừng). Lúc đó Chúa mới trao quyền thủ lãnh cho
ông để chăm sóc Hội Thánh bằng tình yêu, vì “thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu mến!” (Thánh Gioan Vianey).
b-
Ông Phêrô, thủ lãnh Hội Thánh phải chứng tỏ tình yêu Chúa hơn những người không
biết Chúa. Cụ thể lương dân chỉ diễn tả tình yêu của họ đối với đồng loại bằng
việc chia sẻ của cải vật chất ; người Công Giáo cũng làm như thế, nhưng đó chỉ
là việc thứ yếu, mà phải ưu tiên dùng tiền của tạo điều kiện cho đồng loại học
biết Lời Chúa, đó là cách đặt Chúa vào tâm hồn người anh em, như ông Phêrô nói
với anh què đang ngửa tay xin tiền : “Vàng
bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giêsu Kitô
người Nadareth,anh đứng dậy mà đi!” (Cv 3,6 : Bài đọc I). Tình yêu (Agapê) này
phải thể hiện cách cụ thể là phục vụ đến chấp nhận chết giống Thầy Giêsu. Đó là
lý do Đức Giêsu nói với ông Phêrô : “Ta bảo ngươi, khi ngươi còn trẻ ngươi tự
thắt lưng mình và đi đâu tùy ý, nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giăng tay ra và
người khác sẽ thắt lưng cho, lôi đi nơi ngươi không muốn”. Ngài nói vậy để
ám chỉ ông Phêrô phải chết cách nào mà tôn vinh Thiên Chúa. Nên Ngài bảo : “Hãy theo Ta” (Ga 21, 15-19 : Tin Mừng).
Theo
truyền khẩu : Ông Phêrô xin lý hình đóng đinh ngược với Thầy Giêsu trên thập
giá, vì ông cảm thấy không xứng đáng được chết giống như Thầy.
Như
vậy, con đường theo Thầy Giêsu là ta phải nhìn thấy trước bóng dáng thập giá, và
chỉ có tình yêu mới có thể thúc bách đi tới. Vì thế thánh Augustin nói : “Ở đâu có tình yêu ở đó hết khó nhọc, giả như
có khó nhọc thì lại yêu chính sự khó nhọc ấy”.
THUỘC LÒNG
Thế giới sẽ
thuộc về tay ai biết yêu mến! (Thánh
Gioan Vianey).
http://phaolomoi.net
LM GIUSE ĐINH QUANG THỊNH